Việt Nam xứng đáng được hoan nghênh với những cam kết kiên định tại Liên hợp quốc

Phương Hằng
Nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc (19-25/9), bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam đã chia sẻ về những nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam xứng đáng được hoan nghênh với những cam kết kiên định tại Liên hợp quốc
Bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam chia sẻ với phóng viên về việc thực hiện các SDG. (Ảnh: Phương Hằng)

Hướng tới "Kế hoạch giải cứu con người và hành tinh"

Bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam cho biết Hội nghị thượng đỉnh SDG đánh dấu nửa chặng đường thực hiện Chương trình nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Hội nghị là cơ hội để các nhà lãnh đạo thế giới đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu này cho đến thời điểm hiện tại, nhìn nhận lại những mục tiêu nào đang đi đúng hướng, những mục tiêu nào chưa đạt được tiến độ như mong muốn.

Theo bà Rana Flowers, đây chính là thời điểm then chốt trong tiến trình phát triển của cả thế giới, khi mà các quốc gia, theo lời kêu gọi của Tổng thư ký LHQ, cùng cam kết tăng tốc, tạo bước đột phá để đảm bảo hành tinh mà chúng ta đang sống sẽ phát triển mạnh mẽ hơn vào cuối thập kỷ này. "Chúng ta có thể làm được rất nhiều điều trong vòng 7 năm tới, với những ý chí chính trị đúng đắn", bà Rana Flowers nhấn mạnh.

"Những cam kết mà Việt Nam trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh SDG là minh chứng cho sự phát triển về con người, cũng như cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam đối với Chương trình nghị sự 2030 với 17 SDGs – giữ vững lời hứa không để ai bị bỏ lại phía sau". (Bà Rana Flowers)

Quyền Điều phối viên thường trú LHQ nhận định: "Nhìn từ những cuộc khủng hoảng phức tạp và đan xen đang diễn ra và tác động của chúng đến thế giới có thể thấy những tiến bộ mà chúng ta đạt được cho đến nay cho thấy những hứa hẹn, cam kết đang trong tình trạng nguy hiểm (khả năng hoàn thành các cam kết đã được đặt ra đang gặp rất nhiều khó khăn). Chính vì vậy, Hội nghị thượng đỉnh năm nay phải thể hiện một bước ngoặt, với lời kêu gọi hành động khẩn cấp, đảm bảo cam kết của các nhà lãnh đạo thế giới, tạo động lực và sự đột phá, để đưa ra một 'Kế hoạch giải cứu con người và hành tinh' với các mục tiêu cụ thể".

Theo bà Rana Flowers, Chính phủ Việt Nam sẽ đem tới Hội nghị thượng đỉnh năm nay một báo cáo quốc gia, trong đó thể hiện những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được. Cùng với sự tham dự của các nhà lãnh đạo khác, Việt Nam sẽ cam kết mạnh mẽ để giải quyết những lĩnh vực còn hạn chế, cần nguồn tài trợ của Chính phủ, những lĩnh vực còn thiếu dữ liệu, cần có hành động bảo vệ đa dạng sinh học, hành động ngăn chặn tốc độ khủng hoảng khí hậu và xác định các nhóm yếu thế có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

"Những cam kết mà Việt Nam trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh SDG là minh chứng cho sự phát triển về con người, cũng như cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam đối với Chương trình nghị sự 2030 với 17 SDG – giữ vững lời hứa không để ai bị bỏ lại phía sau", bà Rana Flowers nhận định.

Hành động càng mạnh mẽ càng thu hút nguồn lực

Theo Quyền Điều phối viên thường trú LHQ, những cam kết và hành động của Việt Nam trong báo cáo SDG sắp tới là rất quan trọng.

Theo đó, là một trong những quốc gia đạt được tiến bộ khá tốt về SDG, Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình với các quốc gia khác.

Là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là một trong những nền kinh tế hội nhập và tăng trưởng nhanh nhất, Việt Nam có thể sử dụng tiếng nói của mình một cách hiệu quả để đóng góp ý tưởng, thúc đẩy tăng cường đầu tư và đổi mới, nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các SDG.

Các cam kết, hành động của Việt Nam đối với các SDG bền vững trong tương lai càng mạnh mẽ, thì càng có nhiều đối tác phát triển sẽ tích cực cung cấp các nguồn lực tài chính và kỹ thuật để đẩy nhanh các SDG, bao gồm cả việc giải quyết vấn để khủng hoảng khí hậu – trong lúc Việt Nam nằm trong 20 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

"Tôi tin rằng, đến với Hội nghị thượng đỉnh lần này, Việt Nam sẽ thể hiện tiến bộ mạnh mẽ của mình, cũng như phản ảnh những lĩnh vực mà các bạn còn chưa có nhiều tiến bộ như mong đợi", Quyền Điều phối viên thường trú LHQ nói.

Thực tế là Việt Nam hiện đang nhanh chóng trở thành một cường quốc về sản xuất pin năng lượng mặt trời, giảm sự lệ thuộc vào than đá, bên cạnh đó là những nỗ lực về bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo nguồn nước sạch, chuyển đổi trong hệ thống giáo dục, giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính, cải thiện dinh dưỡng trẻ em… Đây là những ví dụ điển hình về các chỉ số phát triển đáng được quan tâm ngày nay, không chỉ vì đánh giá toàn cầu trong 7 năm tới mà vì các quốc gia dẫn đầu trong các lĩnh vực này sẽ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế, bảo vệ hành tinh và sự thịnh vượng cho người dân của mình.

Việt Nam xứng đáng được hoan nghênh với những cam kết kiên định tại Liên hợp quốc
Quyền Điều phối viên thường trú LHQ đánh giá Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể ở nhiều mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững. (Nguồn: UNICEF)

Xây dựng lộ trình để lấp đầy khoảng trống

Quyền Điều phối viên thường trú LHQ đánh giá Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể ở nhiều mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững. Ví dụ, Việt Nam đã đạt tiến bộ lớn trong những mục tiêu liên quan đến xóa đói, giảm nghèo; quyền tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh; phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng cũng như tiếp cận công nghệ thông tin và Internet.

Tuy nhiên, theo bà Rana Flowers, đại dịch Covid-19 và những khủng hoảng khác đã cho thấy những dấu hiệu tiến độ của một số mục tiêu đang có nguy cơ bị đảo ngược. Có thể kể đến như quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước và đa dạng sinh học, chia sẻ năng lượng tái tạo…

Mặc dù Việt Nam có thể đạt được một số mục tiêu ở cấp quốc gia vào năm 2030, nhưng bà Rana Flowers cho rằng vẫn còn sự chênh lệch giữa các vùng miền và các nhóm dễ bị tổn thương (như dân tộc thiểu số, lao động nhập cư, người khuyết tật, thanh thiếu niên, người già và những nhóm khác) vẫn có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, những vấn đề vẫn tồn tại này đang bị che khuất so với mức trung bình toàn quốc.

Thêm vào đó, bà Rana Flowers chỉ ra vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là vẫn còn một khoảng trống đáng kể về các số liệu giúp cho việc đánh giá và đo lường tiến trình thực hiện các SDG.

Việt Nam có tổng cộng 158 Mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, nhưng 1/4 trong số đó chưa có đủ dữ liệu. Chưa đầy 50% dữ liệu được công bố hàng năm – và gần 50% dữ liệu chưa được phân tách một cách hữu ích để xác định ai bị ảnh hưởng nhiều nhất và ở đâu – việc chia nhỏ dữ liệu theo giới tính, độ tuổi, địa điểm, dân tộc, trẻ em... là điều rất cần thiết.

Vì vậy, theo bà Rana Flowers, rõ ràng là Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện, đầu tư để đưa tất cả các SDG đúng theo lộ trình, nhằm đạt được tất cả các mục tiêu này vào năm 2030. Và điều đó sẽ không xảy ra, nếu không có sự thúc đẩy mạnh mẽ, cũng như đầu tư tài chính nhiều hơn nữa từ Chính phủ. Sự đầu tư này cũng không thể chỉ diễn ra trong một lần, mà cần được thực hiện thông qua một kế hoạch tài chính rõ ràng cho tới năm 2030.

Dựa trên báo cáo tính toán chi phí SDG của LHQ (do tổ chức ESCAP thực hiện), Việt Nam cần đầu tư 11% GDP mỗi năm trong giai đoạn 2021-2030 để có thể đạt được các SDG.

"Việc xây dựng một Chiến lược tài chính SDG sẽ là chìa khóa cho vấn đề này. Trong khi việc huy động các nguồn tài chính bổ sung cho khí hậu và tài chính xanh là ưu tiên hàng đầu, thì việc giải phóng các nguồn lực hiện có, bao gồm nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nước, cũng không kém phần quan trọng", bà Rana Flowers nhấn mạnh.

Theo Quyền Điều phối viên thường trú LHQ, các đối tác và bạn bè của Việt Nam đều sẵn sàng hỗ trợ, do đó, điều cần thiết cần làm là tiếp tục đơn giản hóa các quy trình tiếp nhận và sử dụng hiệu quả các khoản tài trợ – từ đó sẽ có thêm nguồn tài trợ đẩy nhanh việc đạt được các SDG.

Những đóng góp đáng ghi nhận

Đánh giá vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam, Quyền Điều phối viên thường trú LHQ cho rằng phải ghi nhận và đánh giá rất cao tư cách là một quốc gia thành viên năng động, phát triển và có giá trị của Việt Nam tại LHQ trong suốt 45 năm qua.

Theo đó, Việt Nam chính thức gia nhập LHQ vào tháng 9/1977, ngay hai năm sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Trong 45 năm qua, Việt Nam đã chuyển đổi từ một quốc gia chỉ tiếp nhận sự hỗ trợ của LHQ, thành một quốc gia có năng lực ngày càng tăng, và đóng góp mạnh mẽ vào các Chương trình nghị sự trong khu vực và trên toàn cầu.

Việt Nam là một thành viên chủ động, tích cực và đầy trách nhiệm trong các tiến trình đa phương. Ngày nay, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Có thể kể đến vai trò tích cực trong việc gìn giữ hòa bình, là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021; Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Theo Quyền Điều phối viên thường trú LHQ, Việt Nam xứng đáng được hoan nghênh với những cam kết kiên định đối với Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, cũng như mục tiêu hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, từ đó thúc đẩy sự phát triển của đất nước theo hướng toàn diện, bền vững.

Việt Nam đã chứng tỏ mình là một thành viên ngày càng tích cực của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả những đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và Chương trình nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh của Hội đồng Bảo an LHQ.

Việt Nam xứng đáng được hoan nghênh với những cam kết kiên định đối với Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, cũng như mục tiêu hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, từ đó thúc đẩy sự phát triển của đất nước theo hướng toàn diện, bền vững.

Theo Quyền Điều phối viên thường trú LHQ cho rằng với việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, LHQ mong muốn hỗ trợ Việt Nam trong kế hoạch biến các cam kết nhân quyền thành hành động.

"LHQ rất hoan nghênh các cam kết của Việt Nam về việc củng cố quyền con người trên mọi lĩnh vực, và khuyến khích các hành động tiếp theo của các bạn nhằm mục đích ưu tiên bình đẳng giới, tạo không gian xã hội dân sự năng động, đảm bảo cơ chế thông thoáng để Chính phủ lắng nghe tiếng nói của người dân, ưu tiên quyền lợi của phụ nữ, và quyền trẻ em, đồng thời tiếp tục bảo vệ tốt hơn nữa quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, không để ai bị bỏ lại phía sau", bà Rana Flowers nói.

Bà Rana Flowers nhấn mạnh là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là một trong những nền kinh tế mới nổi hội nhập và tăng trưởng nhanh nhất, Việt Nam có cả vị thế, quyền lực và nghĩa vụ đóng góp và tạo ảnh hưởng trên trường quốc tế.

Tổng thư ký LHQ hối thúc điều động lực lượng quốc tế đến quốc gia Caribbean, băng đảng Haiti ‘thề’ chiến đấu nếu xảy ra điều này

Tổng thư ký LHQ hối thúc điều động lực lượng quốc tế đến quốc gia Caribbean, băng đảng Haiti ‘thề’ chiến đấu nếu xảy ra điều này

Ngày 16/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi “khẩn cấp” một lực lượng đa quốc gia bao gồm cả cảnh sát ...

Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu

UNICEF cho biết, chưa đến 3% nguồn tài trợ toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu nhắm vào trẻ em.

Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 77

Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 77

Trên cương vị Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khoá 77, Việt Nam đã đảm nhận thành công vai trò này, thể hiện qua ...

Trước thềm phiên thảo luận cấp cao, Ngoại trưởng Mỹ 'cảm ơn' Tổng thư ký Liên hợp quốc

Trước thềm phiên thảo luận cấp cao, Ngoại trưởng Mỹ 'cảm ơn' Tổng thư ký Liên hợp quốc

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có Thỏa thuận ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Đại hội đồng Liên hợp quốc, hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, thăm chính thức Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Đại hội đồng Liên hợp quốc, hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, thăm chính thức Brazil

Chiều nay, ngày 17/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường bắt đầu chuyến tham dự Phiên ...

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động