Vĩnh biệt chiến sĩ hoà bình quốc tế

Chiều 4/7/2016, ông Romesh Chandra, nguyên Chủ tịch danh dự của Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC) trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện tại thành phố Mumbai, Ấn Độ, thọ 97 tuổi. Tin ông mất đã lan ra rất nhanh ở Ấn Độ và thế giới bởi ông là một chiến sĩ hòa bình quốc tế rất nổi tiếng của nửa sau thế kỷ XX.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vinh biet chien si hoa binh quoc te Thái Lan tuyên bố ủng hộ hòa bình, ổn định ở Biển Đông
vinh biet chien si hoa binh quoc te Romania ủng hộ duy trì hòa bình trên Biển Đông

Ông Romesh Chandra sinh ngày 30/3/1919 tại Lyallpur, Ấn Độ, tốt nghiệp đại học Lahore (Pakistan) và Cambridge (Anh). Từ thời sinh viên, ông đã tham gia phong trào sinh viên đòi độc lập cho Ấn Độ và là Chủ tịch Hội Sinh viên Lahore từ năm 1934 đến 1941. Năm 1939, ông trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Ấn Độ và được bầu vào Trung ương Đảng năm 1952.

Lãnh tụ của phong trào hòa bình

Năm 1958, ông được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị, sau đó là Uỷ viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư từ năm 1963 đến 1966. Đồng thời, ông còn là một trong những nhà báo xuất sắc với cương vị Tổng Biên tập Tuần báo “Thời đại mới", cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Ấn Độ  từ 1963 đến 1966.

Là nhà hoạt động và lãnh tụ của Phong trào Hòa bình và Đoàn kết Ấn Độ, ông giữ cương vị Tổng thư ký Hội đồng Hòa bình Ấn Độ từ năm 1952-1963, sau này đổi tên thành Tổ chức hoà bình và đoàn kết toàn Ấn(AIPSO), một tổ chức tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân và các đảng phái chính trị ở Ấn Độ mà nòng cốt là Đảng Cộng sản và  Đảng Quốc đại tại Ấn Độ.

vinh biet chien si hoa binh quoc te
Ông Romesh Chandra, Tổng Thư ký Hội đồng Hòa bình Thế giới phát biểu tại lễ khai mạc Triển lãm thành tựu kinh tế quốc gia ở Moscow, năm 1977. (Ảnh: EastNews/Rudolf Alfimov).

Năm 1963, Romesh Chandra tham gia WPC, một tổ chức tiến bộ do nhiều trí thức nổi tiếng thành lập tháng 4/1950. Từ năm 1966, ông trở thành Tổng Thư ký của WPC và trở thành Chủ tịch tổ chức này năm 1977 cho tới năm 1995. Từ đó đến khi mất, ông là Chủ tịch danh dự WPC.

Ông Romesh Chandra có tầm hiểu biết rộng và sâu sắc, nhất là về phong trào hoà bình thế giới và lịch sử đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Ông có năng khiếu hùng biện. Ngoài tiếng Anh ông còn sử dụng thành thạo tiếng Pháp. Những phát biểu của ông Romesh Chandra trên các diễn đàn quốc tế nhân dân  hay tại diễn đàn các tổ chức phi chính phủ của Liên hợp quốc... đã thu hút, lôi cuốn người nghe và khích lệ họ tham gia vào các hoạt động hoà bình hữu nghị và đoàn kết, vì một thế giới hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.

Vào những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, những hoạt động của ông trong WPC đã đưa tổ chức này trở thành nòng cốt trong phong trào nhân dân thế giới, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam và nhiều nước cũng như ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang, nhất là cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.

60 năm, một hành trình ý nghĩa

Có thể nói, ông Romesh Chandra đã có nhiều đóng góp vào việc hình thành thế hệ Việt Nam trên thế giới thời đó. Vào những năm 90 của thế kỷ XX, khi Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, trong nội bộ Hội đồng xảy ra cuộc tranh luận giữa duy trì hay từ bỏ mục tiêu chống đế quốc. Ông Romesh Chandra đã kiên trì và khôn khéo để vừa duy trì sự phát triển của Hội đồng vừa bảo vệ được mục tiêu mà những người sáng lập đã đề ra. "Ông đã đóng góp rất to lớn vào việc  giữ vững mục tiêu chống đế quốc của WPC”, tuyên bố của WPC ngày 4/7/2016 nhân ngày mất của Romesh Chandra nêu rõ.

Hơn 60 năm hoạt động và cống hiến cho phong trào hòa bình, đoàn kết tại Ấn Độ và phong trào hòa bình thế giới, Romesh Chandra đã trở thành nhà hoạt động hoà bình nổi tiếng của nửa sau thế kỷ XX. Ông đã đặt chân đến phần lớn các nước trên thế giới, thu hút hàng triệu triệu người trên thế giới tham gia vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, công lý và đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.

Ông được nhân dân yêu chuộng hoà bình công lý trên thế giới mến mộ. Romesh  Chandra đã nhận được rất nhiều phần thưởng cao quý như Huy chương vàng Joliot Curie năm 1964; Giải thưởng hòa bình Lenin năm 1968, Huy chương hữu nghị của Liên Xô và của nhiều nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng như của nhiều nước thế giới thứ 3 và Huân chương hữu nghị của Việt Nam.

Đối với Việt Nam, khi còn là lãnh đạo Tổ chức Hoà bình và đoàn kết toàn Ấn cũng như khi là lãnh đạo WPC, ông luôn đi tiên phong trong phong trào đòi hoà bình, công lý và đoàn kết hữu nghị cùng với Việt Nam. Ông đã tới thăm Việt Nam nhiều lần, trong các diễn đàn hoà bình đoàn kết trên thế giới, ông đã nói về Việt Nam với lòng kính trọng và mến mộ. Ông coi Việt Nam là một phần trong ông.

Có một Việt Nam trong tim

Tôi gặp ông Romesh Chandra lần đầu tiên tại cuộc mít tinh do AIPSO tổ chức, nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1979. Khi đó tôi đang công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ. Ông đã chia sẻ kỷ niệm khi lần đầu tiên tới Việt Nam năm 1964 trong đoàn đại biểu WPC tham dự Hội nghị quốc tế ủng hộ và đoàn kết với Việt Nam tại Hà Nội.

Ông kể rằng cuộc gặp của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo cũng như nhân dân Việt Nam đã đem đến cho ông ấn tượng sâu sắc về một đất nước tươi đẹp, rất gần gũi với Ấn Độ. Việt Nam rất yêu hoà bình nhưng quyết tâm và  dũng cảm, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

vinh biet chien si hoa binh quoc te

Năm 2000, trong chuyến thăm Việt Nam cuối cùng dự kỷ niệm 25 năm ngày thống nhất đất nước và kỷ niệm 90 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Romesh Chandra nói: “Việt Nam đang cùng chúng tôi hôm nay và sẽ cùng chúng tôi ngày mai. Tôi chỉ muốn nói rằng, chúng tôi là bạn của Việt Nam. Vào thời điểm vinh dự này, cho phép tôi nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng Người là Việt Nam, là người giải phóng cho Việt Nam nhưng Người còn vĩ đại hơn thế. Người không chỉ dành riêng cho châu Á mà cho toàn thế giới. Hồ Chí Minh – con người của hoà bình".

Câu nói “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in đậm trong tâm trí ông. Ông tin Việt Nam sẽ chiến thắng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết thúc bài nói chuyện truyền cảm, như bất kỳ người Ấn Độ nào khi bày tỏ ủng hộ Việt Nam, ông hô to câu khẩu hiệu đoàn kết với Việt Nam, xuất hiện trong phong trào đoàn kết và hữu nghị với Việt Nam từ thời kỳ chống thực dân Pháp: Tên anh - Việt Nam, tên tôi - Việt Nam, tên chúng ta Việt Nam - Việt Nam!

Từ cuối những năm 1980, tôi may mắn được tham gia Đoàn Chủ tịch rồi Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Uỷ ban Hoà bình Việt Nam. Tôi đã có nhiều dịp nói chuyện với ông. Ông đã truyền cho tôi cảm hứng và tình yêu hoà bình. Ông luôn trân trọng và xúc động khi nhắc đến các chiến sĩ hoà bình Việt Nam đặc biệt khi nói tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Luật sư Phan Anh, một người bạn chiến đấu, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam từ năm 1967 đến năm 1988.

Năm 2010, tôi gặp lại ông Romesh Chandra ở Đại hội toàn quốc AIPSO tại bang Biha, Ấn Độ. Ông đã hơn 90 tuổi, đi lại khó khăn nhưng trí tuệ vẫn minh mẫn. Trong phát biểu tại Đại hội, ông vẫn không quên nhắc đến Việt Nam với tình cảm sâu đậm, coi Việt Nam như một trong những tấm gương sáng của phong trào hoà bình hữu nghị và đoàn kết giữa các dân tộc.

Năm 2015, nhân dịp Hội nghị Ban Chấp hành WPC tại Ấn Độ, Hội đồng đã cử một đoàn đại biểu tới thăm ông khi ông đang dưỡng bệnh ở Mumbai. Tuy đã rất yếu, ông vẫn tỉnh táo tiếp đoàn. Ông gửi gắm thông điệp rằng con đường ông đã đi đang được những thế hệ các chiến sĩ hoà bình đi tiếp. Ông tin hoà bình, công lý, đoàn kết hữu nghị nhất định sẽ chiến thắng. 

vinh biet chien si hoa binh quoc te Malaysia, Ấn Độ kêu gọi các bên tôn trọng tối đa UNCLOS

Lời kêu gọi này của Malaysia và Ấn Độ được đưa ra sau khi phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài được công ...

vinh biet chien si hoa binh quoc te Nga - Nhật đàm phán về hiệp ước hòa bình hậu chiến

Ngày 22/6, các quan chức cấp cao Nhật Bản và Nga bắt đầu đàm phán tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) về hiệp ước hòa ...

vinh biet chien si hoa binh quoc te Việt Nam lọt top 10 quốc gia không có xung đột

Các chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Kinh tế và Hoà bình, có trụ sở tại Sydney (Australia) cho biết như vậy trong báo cáo ...

Nguyễn Văn Huỳnh Phó Chủ tịch Uỷ ban Hoà bình Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có ...
'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

Chiều 15/11, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Các xu thế mới của ngoại giao hiện đại và vấn đề đặt ra với Việt Nam'.
4 cách mở khóa điện thoại Samsung khi quên mật khẩu nhanh chóng nhất

4 cách mở khóa điện thoại Samsung khi quên mật khẩu nhanh chóng nhất

Có phải bạn đã vô tình quên mật khẩu điện thoại? Dưới đây là 4 cách mở khóa nhanh chóng cho điện thoại Samsung khi quên mật khẩu đơn giản ...
Cách chèn, tải, thêm nhạc vào CapCut dễ dàng và hấp dẫn nhất

Cách chèn, tải, thêm nhạc vào CapCut dễ dàng và hấp dẫn nhất

Thêm nhạc vào CapCut là cách hiệu quả để làm video của bạn hấp dẫn hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách chèn và tải nhạc vào CapCut giúp ...
Top 5 cách chỉnh âm lượng cuộc gọi đến trên iPhone đơn giản

Top 5 cách chỉnh âm lượng cuộc gọi đến trên iPhone đơn giản

Chỉnh âm lượng cuộc gọi đến trên iPhone 11, 12, 13 mang lại trải nghiệm thoải mái, bảo vệ thính giác. Xem bài viết để biết cách điều chỉnh âm ...
'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

Chiều 15/11, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Các xu thế mới của ngoại giao hiện đại và vấn đề đặt ra với Việt Nam'.
Doanh nghiệp, Hiệp hội 'đặt hàng' cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Doanh nghiệp, Hiệp hội 'đặt hàng' cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.
Phổ biến, giáo dục pháp luật và tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác pháp chế cho cán bộ, công chức, viên chức Bộ Ngoại giao năm 2024

Phổ biến, giáo dục pháp luật và tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác pháp chế cho cán bộ, công chức, viên chức Bộ Ngoại giao năm 2024

Công tác pháp chế tại Bộ Ngoại giao trong thời gian qua được thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Mở rộng, tôn tạo cảnh quan công viên tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Zalaegerszeg

Mở rộng, tôn tạo cảnh quan công viên tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Zalaegerszeg

Công trình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng sinh động cho quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, sự gắn kết trường tồn giữa Việt Nam và Hungary.
Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc vùng Vịnh lớn (GBA)

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc vùng Vịnh lớn (GBA)

Ngày 12/11, Tổng Lãnh sự Nguyễn Việt Dũng thăm Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, dự khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc vùng Vịnh lớn 2024.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động