Ban tổ chức trao tặng giải thưởng Quả cầu vàng năm 2021 cho các cá nhân tiêu biểu. |
Giải thưởng Quả cầu vàng và Phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hàng năm, nhằm phát hiện, tôn vinh các tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học công nghệ; tạo động lực thúc đẩy phong trào học tập, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Qua nhiều vòng xét chọn, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã quyết định trao giải thưởng Quả cầu vàng cho 10 tài năng trẻ xuất sắc thuộc 5 lĩnh vực: Công nghệ thông tin (3 cá nhân), Chuyển đổi số và tự động hóa (3 cá nhân); Công nghệ y-dược (3 cá nhân); Công nghệ sinh học (1 cá nhân); Công nghệ môi trường (1 cá nhân); Công nghệ vật liệu mới (2 cá nhân).
Tại buổi lễ, ban tổ chức cũng trao phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ năm 2021 cho 20 nữ sinh xuất sắc, trong đó lĩnh vực Công nghệ thông tin (12 cá nhân), lĩnh vực Điện (2 cá nhân), lĩnh vực Điện tử (3 cá nhân) và lĩnh vực Cơ khí (2 cá nhân).
10 cá nhân được trao giải thưởng Quả cầu vàng năm 2021:- TS. Nguyễn Thanh Bình (35 tuổi), Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa, có 4 bằng độc quyền sáng chế quốc tế, 8 bài báo công bố tạp chí khoa học quốc tế, chủ trì một đề tài cấp cơ sở. - TS. Phạm Quốc Việt (31 tuổi), giáo sư hợp đồng ĐH Quốc gia Busan, Hàn Quốc, lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa, có 59 bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế; chủ nhiệm 1 đề tài cấp quốc gia (Hàn Quốc); tác giả của 3 chương sách phục vụ đào tạo được đơn vị uy tín thế giới xuất bản. - ThS. Lê Hoàng Quỳnh (34 tuổi), giảng viên Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa; có 2 bằng độc quyền sáng chế quốc gia, 3 bài báo công bố quốc tế thuộc danh mục Q1, 22 bài công bố trên hội thảo khoa học quốc tế. - TS. Trương Thanh Tùng (32 tuổi), giảng viên Khoa dược, Viện nghiên cứu tiên tiến Phenikaa, Trường ĐH Phenikaa, lĩnh vực Công nghệ y - dược, có 1 bằng sáng chế quốc tế, 19 bài báo khoa học công bố tạp chí quốc tế, chủ trì 1 đề tài cấp cơ sở, tham gia phản biện cho 20 tạp chí top đầu của hệ thống các nhà xuất bản Nature, Springer Nature, Elesevier,... - TS. Đào Việt Hằng (34 tuổi), Phó giám đốc Trung tâm nội soi can thiệp, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, giảng viên Trường ĐH Y Hà Nội, lĩnh vực Công nghệ y - dược, có 5 bài báo công bố quốc tế, chủ trì 4 đề tài cấp cơ sở; tác giả 2 giáo trình, 1 sách tham khảo được nhà xuất bản uy tín phát hành, 1 chương sách chuẩn ISSN. - TS. Đỗ Phúc Huyền (35 tuổi), Phó giám đốc Viện Kinh tế và Công nghệ y tế (iHeat), lĩnh vực Công nghệ y - dược, có 25 bài báo công bố quốc tế, chủ trì 1 đề tài cấp cơ sở và 1 đề tài hợp tác quốc tế, giành giải thưởng cho nghiên cứu viên trẻ tại Hội nghị toàn cầu về dịch tễ học, Hiệp hội Dịch tễ học quốc tế 2021. - TS. Ninh Thế Sơn (33 tuổi), Viện hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, lĩnh vực Công nghệ sinh học, có 2 giải pháp hữu ích quốc gia, 43 bài báo công bố quốc tế, chủ trì 1 đề tài cấp cơ sở, đạt giải thưởng Nhà khoa học trẻ tiêu biểu lần thứ 3 năm 2020. - ThS. Hồ Xuân Vinh (34 tuổi), Phó giám đốc Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, lĩnh vực Công nghệ môi trường, có 1 bằng độc quyền sáng chế, 3 giải pháp hữu ích quốc gia, chủ trì 6 đề tài cấp cơ sở và 1 đề tài hợp tác quốc tế. - TS. Nguyễn Trọng Hiếu (33 tuổi), nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp của ĐH Quốc gia Australia, lĩnh vực Công nghệ vật liệu mới, có 67 bài báo khoa học công bố tạp chí quốc tế, chủ trì 4 đề tài cấp Bộ và tương đương. - TS. Phạm Văn Trình (35 tuổi), nghiên cứu viên chính, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, lĩnh vực Công nghệ vật liệu mới, có 1 bằng độc quyền sáng chế và 1 giải pháp hữu ích quốc gia, 48 bài báo công bố quốc tế, chủ trì 7 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó một đề tài cấp nhà nước, 2 cấp Bộ và 4 cấp cơ sở. |
| Sau Đống Đa, Hà Nội có thêm một quận phải cho học sinh dừng học trực tiếp Sau Đống Đa, Hà Nội có thêm một quận nữa phải cho học sinh dừng học trực tiếp tại trường do diễn biến dịch Covid-19 ... |
| Kiểm tra học kỳ trực tuyến: Không nên tạo áp lực điểm số cho trẻ Trong hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học ứng phó dịch Covid-19 vừa ban hành, Bộ GD&ĐT cho phép các ... |