TIN LIÊN QUAN | |
Dấu ấn 20 năm hợp tác phát triển Việt Nam - Singapore | |
Singapore song hành cùng nền kinh tế Việt Nam phát triển |
Tính đến ngày 20/2/2017, Singapore có 20 dự án đăng ký mới với tổng vốn 441,37 triệu USD, 11 dự án tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm là 389,8 tỷ đồng. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Singapore tại Việt Nam là 1.827 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 39,43 tỷ USD, đứng thứ 3, sau Hàn Quốc và Nhật Bản.
Một số dự án tiêu biểu của Singapore được cấp phép đầu năm 2017 có thể kể đến: Dự án Khu công nghiệp Việt Nam Singapore III (284,75 triệu USD) với mục tiêu đầu tư, xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; Dự án Công ty CP Tetra Pak Bình Dương (124 triệu USD); Dự án Nhà máy Sản xuất trang phục may mặc do Công ty TNHH Maple với tổng vốn đầu tư 110 triệu USD tại Bắc Ninh.
Các doanh nghiệp Singapore chủ yếu đầu tư vào Việt Nam tại các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, xây dựng...
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương được nhiều nhà đầu tư Singapore ưa chuộng với 952 dự án, tổng vốn đầu tư là 10,635 tỷ USD. Tiếp theo là Hà Nội với 299 dự án (5,813 tỷ USD), Bình Dương với 215 dự án (3,885 tỷ USD)...
Khu công nghiệp VSIP tại Bình Dương. (Nguồn: VSIP) |
Vốn đầu tư từ Singapore luôn được Việt Nam đánh giá cao, với quy mô vốn bình quân một dự án của nhà đầu tư Singapore là 22,7 triệu USD, cao hơn mức bình quân chung của một dự án FDI tại Việt Nam là 13,8 triệu USD.
Trong đó, nhiều dự án của nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Một trong số đó là các dự án của Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP). Hiện VSIP đã xây dựng 7 Khu công nghiệp VSIP tại Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương, Nghệ An.
Trong đó, VSIP 1 được biết đến như một trong những khu công nghiệp thành công nhất tại Việt Nam với 238 nhà đầu tư đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động tại đây, thu hút hơn 2,6 tỷ USD, tạo việc làm cho 96.367 lao động.
VSIP 2 (giai đoạn 2) đã thu hút khoảng 58 dự án đầu tư, lấp đầy 30% diện tích đất công nghiệp và tiến hành giao đất cho một số nhà đầu tư. Nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất bao bì và thực phẩm của Mỹ, Nhật Bản đã hoàn thiện việc xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động từ năm 2010 tại VSIP 2.
Điều quan trọng là, các dự án này của VSIP đã góp phần thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư thứ cấp từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Singapore.
Việt Nam mong muốn hợp tác với Singapore "theo tư duy mới" Chiều 24/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp Đại sứ Singapore tại Việt Nam, bà Catherine Wong đến chào ... |
Thủ tướng dự lễ khởi công dự án VSIP Nghệ An Sáng 16/9, tại Khu Kinh tế Đông Nam (Hưng Nguyên, Nghệ An), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự Lễ khởi công Khu liên hiệp ... |
"VSIP là biểu tượng của hợp tác kinh tế Singapore-Việt Nam" Tại phiên họp của Quốc hội Singapore ngày 9/7, Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao nước này Grace Fu khẳng định: “Các khu công ... |