Vụ nổ Dòng chảy phương Bắc diễn ra hồi tháng 9/2022. (Nguồn: Adobe Stock) |
Người phát ngôn Maria Zakharova tiết lộ, cả Thụy Điển và Đan Mạch hiện đều đã từ chối hợp tác với Nga trong cuộc điều tra vụ nổ.
Bà nói: “Chúng tôi hy vọng rằng các bên liên quan sẽ xem xét lại quan điểm của mình, từ bỏ chính trị hóa và hợp tác”.
Tin liên quan |
Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD |
Trước đó, ngày 26/4, trong phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hai quan chức cấp cao của Liên hợp quốc phát biểu rằng, tổ chức này không có thẩm quyền xác minh các tuyên bố hoặc báo cáo liên quan đến các cuộc tấn công vào đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 ở biển Baltic.
Theo các cuộc điều tra do chính quyền Đan Mạch, Đức và Thụy Điển tiến hành, chất nổ đã được sử dụng trong vụ phá hoại.
Vào tháng 2/2024, chính quyền Đan Mạch và Thụy Điển đã thông báo cho Hội đồng Bảo an về việc kết thúc các cuộc điều tra.
Quan chức Liên hợp quốc cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và chờ kết luận của cuộc điều tra còn lại của Đức.
Vị quan chức này cho hay: “Chúng tôi đặc biệt khuyến khích các quốc gia thành viên tiếp tục hợp tác và chia sẻ thông tin để đảm bảo an ninh cho tất cả các vùng biển quốc tế, bao gồm biển Baltic, nơi rất quan trọng đối với thương mại, an ninh và ổn định trong khu vực".
Trong cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an về vụ đường ống dẫn khí Nord Stream, nhiều thành viên cũng đã lên án mọi hành động phá hoại nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng.
Hội đồng lưu ý, những hậu quả của vụ phá hoại với nền kinh tế, môi trường và giao thông hàng hải.
Đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 bị phá hoại vào tháng 9/2022. Các vụ nổ xảy ra bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch và Thụy Điển, làm rò rỉ một lượng lớn khí metan.
Vụ nổ đã làm dấy lên tranh cãi sâu sắc giữa Nga và phương Tây khi hai bên đều cáo buộc nhau đứng sau vụ việc.
Từ thời điểm đó tới nay, cuộc điều tra độc lập của các quốc gia Đan Mạch, Thụy Điển, Đức và Nga đều chưa tìm ra thủ phạm.
(theo Reuters)
| Chủ tịch USABC: Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường! Ngày 8/5, hãng tin Reuters đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận nền kinh tế ... |
| Đi châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói điều ngọt ngào ở Serbia, ‘gửi thư tình’ tới Hungary Không có thỏa thuận lớn nào xuất hiện sau chuyến thăm Pháp 2 ngày của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bất chấp nỗ ... |
| OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias ... |
| 'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow Ngày 8/5, một số nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, khối đang xem xét mở rộng các biện pháp trừng ... |
| Bộ Ngoại giao thông tin về phiên điều trần của Mỹ về việc nâng cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, phiên điều trần do Bộ Thương mại Mỹ tổ chức là một bước quan trọng ... |