Back to E-magazine
e magazine
14:18 | 09/05/2024
OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

14:18 | 09/05/2024

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, từ ngày 2-3/5, tại thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 (MCM 2024).

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, từ ngày 2-3/5, tại thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 (MCM 2024).

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD 2024 với tư cách Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD (SEARP) nhiệm kỳ 2022-2025.

Được thành lập năm 1960, OECD là tổ chức có 38 thành viên, chủ yếu là các nước phát triển. Mục đích của OECD là tăng cường hợp tác kinh tế, phối hợp chính sách giữa các nước thành viên về các vấn đề kinh tế và phát triển. OECD có nhiều ảnh hưởng đến các nước phát triển trong việc xây dựng chính sách hợp tác và phát triển kinh tế ở tầm toàn cầu.

Hội nghị MCM năm nay do Nhật Bản chủ trì, có chủ đề “Cùng kiến tạo thay đổi: Dẫn đầu thảo luận toàn cầu với cách tiếp cận khách quan và đáng tin cậy vì mục tiêu tăng trưởng bền vững và bao trùm”.

Đây là hội nghị cấp cao nhất và quan trọng nhất của OECD trong năm 2024 có sự tham gia của các Bộ trưởng Tài chính, Kinh tế, Ngoại giao, Thương mại và đại diện cấp cao khác từ thành viên OECD và các nước đối tác, cũng như đại diện của các nền kinh tế và tổ chức quốc tế.

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự hội nghị với tư cách Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD (SEARP) nhiệm kỳ 2022-2025 là cơ hội để Việt Nam không chỉ tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế tại các cơ chế đa phương toàn cầu mà còn kết nối và giao lưu với các thành viên OECD, mở ra cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mới phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith.Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko.Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Đồng Bộ trưởng Thương mại và Sản xuất Australia Tim Ayres.Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann.Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao và Các vấn đề châu Âu Croatia Gordan Grlic Radman.Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Peru Javier Gonzalez Olaechea.Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Morocco Nadia Fettah Alaoui.

Nhiều khuyến nghị trong
bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn


Trong các cuộc họp kéo dài hai ngày, các Bộ trưởng đã ra Tuyên bố chung, thông qua các báo cáo, kế hoạch cũng đề xuất nhiều khuyến nghị nhằm kiến tạo một nền kinh tế, xã hội bền vững và bao trùm, thúc đẩy thương mại và đầu tư toàn cầu tự do, công bằng, củng cố các nền tảng kinh tế vững chắc, tự cường, thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải, tuần hoàn và thuận lợi cho thiên nhiên, đẩy mạnh ứng dụng AI, phối hợp quản trị dữ liệu toàn cầu…

Trong đó, đáng chú ý, các Bộ trưởng đã công bố Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024. OECD nhận định kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi tích cực song tăng trưởng ở mức khiêm tốn (duy trì mức 3,1% năm 2024, tương đương 2023 và tăng 3,2% năm 2025).

Kinh tế Mỹ và các nước mới nổi là đầu tàu tăng trưởng toàn cầu. Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, niềm tin của khu vực tư nhân được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng thương mại theo hướng tích cực… Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu vẫn còn chịu nhiều rủi ro với tác động của các vấn đề địa chính trị (xung đột Ukraine, Trung Đông…), của chính sách tiền tệ thắt chặt ở các nền kinh tế lớn, rủi ro về tài chính và vấn đề nợ…

Trên cơ sở đó, OECD khuyến nghị với các nước cần thận trọng triển khai chính sách tiền tệ để bảo đảm kiềm chế lạm phát trong dài hạn; Bảo đảm cân đối cán cân thanh toán để tăng cường nguồn lực cho các mục tiêu khí hậu và phát triển.

Các nước cũng cần củng cố các nền tảng để tăng năng suất thông qua khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng AI… Và cuối cùng là tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt trong thúc đẩy thương mại toàn cầu, phát triển cơ sở hạ tầng xanh và chuyển đổi số…

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển
Được thành lập năm 1960, OECD là tổ chức có 38 thành viên, chủ yếu là các nước phát triển. Mục đích của OECD là tăng cường hợp tác kinh tế, phối hợp chính sách giữa các nước thành viên về các vấn đề kinh tế và phát triển.

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị với chủ đề “Hướng đến một nền kinh tế và xã hội bao trùm và bền vững”.

Việt Nam đã tham gia làm thành viên của Trung tâm phát triển thuộc OECD từ năm 2008. Quan hệ Việt Nam-OECD thời gian qua đã được thúc đẩy mạnh hơn sau khi hai bên ký MOU hợp tác vào năm 2021 và Chương trình hành động triển khai MOU vào năm 2022. Năm 2023, lần đầu tiên Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị MCM.

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Năm nay, tại Phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị với chủ đề “Hướng đến một nền kinh tế và xã hội bao trùm và bền vững”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã chia sẻ định hướng và tư duy phát triển của Việt Nam. Bộ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam không tăng trưởng bằng mọi giá, luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và mục tiêu của phát triển.

Chia sẻ với các nhận định chung tại Hội nghị, Bộ trưởng đề xuất OECD đi đầu trong thúc đẩy hợp tác toàn cầu. Cụ thể: Một là, xây dựng một hệ sinh thái toàn cầu sáng tạo tận dụng tốt hai xu thế song song là chuyển đổi xanh và số, tập trung vào đổi mới sáng tạo, AI và chuyển đổi năng lượng công bằng.

Hai là, tạo dựng cơ chế chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng năng lực để giúp các nước phát huy tối đa tiềm năng con người, khơi thông các động lực tăng trưởng và thúc đẩy thịnh vượng bao trùm. Ba là, thúc đẩy các nước OECD hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, công nghệ cho các nước ngoài OECD triển khai các đột phá chiến lược, đặc biệt về con người, hạ tầng và thể chế.

Trong khuôn khổ Hội nghị, đoàn Việt Nam cũng tham dự nhiều hoạt động quan trọng khác, bao gồm: Đối thoại cấp Bộ trưởng Diễn đàn các cách tiếp cận giảm phát thải cacbon (IFCMA) và sự kiện “Hướng đến quản trị AI an toàn, an ninh và đáng tin cậy: Thúc đẩy quản trị AI toàn cầu và bao trùm”.

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển
MCM năm nay kỷ niệm 10 năm Chương trình SEARP (được thành lập theo sáng kiến MCM của Nhật Bản vào năm 2014), với mục tiêu khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của OECD với Đông Nam Á, khu vực tăng trưởng năng động nhất thế giới.

Điểm nhấn Đông Nam Á
và đóng góp của Việt Nam


MCM năm nay kỷ niệm 10 năm Chương trình SEARP (được thành lập theo sáng kiến MCM của Nhật Bản vào năm 2014), với mục tiêu khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của OECD với Đông Nam Á, khu vực tăng trưởng năng động nhất thế giới. Nhân dịp đồng chủ trì MCM 2024, Nhật Bản đã bày tỏ quyết tâm làm cầu nối giữa OECD và Đông Nam Á, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng bền vững đối với khu vực này nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Việt Nam đang cùng Australia đồng chủ trì Chương trình Đông Nam Á của OECD (SEARP) giai đoạn 2022-2025, với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nổi bật nhất là hai diễn đàn khu vực OECD-Đông Nam Á cấp Bộ trưởng được tổ chức tại Hà Nội năm 2022 và 2023 với nhiều chủ đề đáp ứng yêu cầu của khu vực trong giai đoạn hiện nay như: thúc đẩy hồi phục kinh tế sau Covid-19, phát triển bền vững, tham gia vào các chuỗi cung ứng và thúc đẩy hiệu quả FDI. Hàng loạt kế hoạch, chương trình và dự án mới được OECD cùng các nước khu vực đã và đang triển khai…

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Với sự tham dự hội nghị của các nước thành viên Đông Nam Á gồm: Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Lào - nước Chủ tịch ASEAN 2024 và Ban thư ký ASEAN, Nhật Bản đã kết hợp các chủ đề xuyên suốt như: giới tính và biến đổi khí hậu vào chương trình nghị sự MCM để góp phần đạt được Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) ở Đông Nam Á. Các nước OECD khẳng định coi trọng vai trò của khu vực Đông Nam Á và đóng góp của Chương trình SEARP trong việc đưa khu vực này và OECD đến gần nhau hơn.

Tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao tầm nhìn của Nhật Bản khi khởi xướng thành lập Chương trình SEARP, đồng thời cho rằng, qua 10 năm, SEARP trở thành chương trình khu vực thành công nhất của OECD với nhiều thành quả nổi bật trong đó có việc Indonesia và Thái Lan xin gia nhập OECD. Với vị trí địa chiến lược quan trọng và các nền kinh tế phát triển năng động, các nước Đông Nam Á sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng đóng góp vào tăng trưởng và giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu.

Bộ trưởng đề nghị, trong 10 năm tới, Chương trình SEARP cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò cầu nối để các nước Đông Nam Á tham gia sâu hơn và thực chất hơn nữa vào quá trình quản trị toàn cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực như chuyển đổi xanh, hợp tác thuế, AI…, trở thành điểm đến của dòng vốn đầu tư chất lượng cao, thúc đẩy quá trình cải cách để hướng tới các nền kinh tế có tiêu chuẩn quản trị cao, thân thiện với môi trường và hài hòa về xã hội.

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), ngày 3/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ trong công viên Montreau và gặp mặt đại diện cộng đồng, sinh viên, hội hữu nghị và bạn bè Bộ trưởng bày tỏ cảm kích khi đến thăm thành phố Montreuil và trước nghĩa cử của chính quyền và những người bạn của thành phố trong việc lưu giữ những tài liệu và kỷ vật quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Lịch sử sống Montreuil.Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các đại biểu nghe Giáo sư Sử học Alain Ruscio giới thiệu về các ấn phẩm của Pháp về Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tặng sách cho Giáo sư Sử học Alain Ruscio.Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tặng quà lưu niệm cho ông Eric Lafon, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử sống Montreuil.Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nghe họa sĩ gốc Romania giới thiệu bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tên “Theo dấu chân Bác” lần đầu tiên được ra mắt công chúng.

Quảng bá và kết nối phát triển


Nhân dịp tham dự MCM, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã có nhiều các cuộc tiếp xúc và gặp gỡ song phương như: gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith; Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko, Bộ trưởng Ngoại giao Croatia Gordan Grlic Radman; Bộ trưởng Ngoại giao Peru Javier Gonzalez Olaechea; Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Maroc Nadia Fettah Alaoui; Bộ trưởng Thương mại và sản xuất Australia Tim Ayres; Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann; Tổng Thư ký Tổ chức Pháp ngữ Louise Mushikiwabo;… để trao đổi về các lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác.

Gặp Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann, Bộ trưởng đề nghị OECD phối hợp cùng Việt Nam tập trung triển khai hai trọng tâm hợp tác quan trọng. Một là, hỗ trợ thực hiện 15 dự án trong Kế hoạch hành động Việt Nam-OECD giai đoạn 2022-2026. Hai là, tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác trên cơ sở Bản ghi nhớ thông qua các nghiên cứu, phân tích về nền tảng kinh tế Việt Nam và tạo điều kiện để Việt Nam tham gia sâu hơn vào các Ban chuyên môn của OECD, giúp Việt Nam hiểu rõ hơn và đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách quản trị toàn cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, thuế, kinh tế, phát triển, chính sách số, đầu tư, khoa học công nghệ….

Tổng thư ký Mathias Cormann đánh giá cao vai trò và đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam đối với Chương trình SEARP, khẳng định coi trọng quan hệ Việt Nam-OECD; cam kết sẵn sàng phối hợp, chủ động cùng Việt Nam lựa chọn các Ban chuyên môn để hỗ trợ Việt Nam nắm bắt và vận dụng các xu hướng và tiêu chuẩn toàn cầu cho quá trình hoạch định chính sách phát triển phù hợp.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko khẳng định, ủng hộ phát triển bền vững ở Đông Nam Á và Việt Nam; hoan nghênh vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam khi đảm nhiệm trọng trách Đồng Chủ tịch SEARP; ủng hộ các sáng kiến và ưu tiên mà Việt Nam đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác với OECD, nhất là về tham gia các Uỷ ban và tranh thủ nguồn lực của OECD phục vụ việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.

38 NƯỚC THÀNH VIÊN OECD GỒM: Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Australia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Áo, Bỉ, Chile, Czech, Estonia, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Latvia, Litva, Luxembourg, Mexico, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia và Costa Rica.

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Đồng Bộ trưởng Thương mại và Sản xuất Australia Tim Ayres đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trên cương vị Đồng Chủ tịch SEARP; khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ mạnh mẽ với OECD; nhất trí việc thực hiện các dự án thuộc Bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam và OECD, tranh thủ nguồn lực của OECD phục vụ việc xây dựng, triển khai các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đặc biệt, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Australia ủng hộ đề xuất của Việt Nam mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như: kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số; đề nghị Australia tiếp tục hỗ trợ ODA về ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển nguồn nhân lực.

Có thể khẳng định, chuyến công tác của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tham dự MCM 2024 đã thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa OECD và các nước Đông Nam Á nói chung cũng như giữa OECD-Việt Nam. Bên cạnh đó, các hoạt động tiếp xúc song phương và đa phương một số đối tác, trưởng đoàn các nước dự Hội nghị, hoạt động của Bộ trưởng tại Pháp đã góp phần tăng cường và tạo nhiều cơ hội để quan hệ Việt Nam với các đối tác phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong các lĩnh vực mới…

Bài và ảnh: Trần Tuấn Anh | Đồ họa: Lim Dim

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.