Vũ khí hóa nguồn khí đốt 'đấu' đòn trừng phạt, Tổng thống Putin đang 'chơi trên cơ' phương Tây

Minh Anh
Nga đang có lợi thế rõ ràng trong cuộc "đọ găng" với châu Âu (EU), bởi việc ngắt dòng khí đốt sẽ tạo ra những làn sóng có khả năng gây chấn động các ngành công nghiệp EU và làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
mmm
Vũ khí hóa nguồn khí đốt 'đấu' đòn trừng phạt, Tổng thống Putin đang 'chơi trên cơ' phương Tây. (Nguồn: Nairametrics)

Với quyết định được coi là "vũ khí hóa nguồn năng lượng một cách công khai", Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên ra đòn cắt nguồn cung cấp khí đốt, bằng cách yêu cầu các quốc gia châu Âu "không thân thiện" thanh toán bằng đồng Ruble, trong khi các hợp đồng hiện có quy định việc thanh toán được thực hiện bằng đồng Euro.

Bằng cú sốc bất ngờ này, Moscow muốn đáp trả lệnh trừng phạt từ phương Tây - loại bỏ Ngân hàng Trung ương của họ khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, từ chối Nga tiếp cận một nửa trong số 640 tỷ USD dự trữ ngoại hối ở nước ngoài.

"Vũ khí nguy hiểm" của Moscow

"Vũ khí nguy hiểm" của Moscow đã chia rẽ châu Âu, nơi mà tính đến thời điểm đó, dường như đã đoàn kết chống lại chiến dịch quân sự do Nga tiến hành tại Ukraine và đồng lòng áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có nhằm hạn chế nguồn tài chính mà Tổng thống Putin có thể sử dụng để chi cho quân sự.

Tuy nhiên, trong khi Hungary và một số công ty của Đức vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga đã đồng ý yêu cầu thanh toán bằng đồng Ruble. Thì các quốc gia như Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan và Đan Mạch, dù cũng phụ thuộc phần lớn vào khí đốt của Nga, đã từ chối nhượng bộ các yêu cầu của Moscow. Và kết quả là, nguồn cung cấp khí đốt của họ đã bị cắt.

Những phản ứng hoàn toàn trái ngược này đã phản ánh các hố sâu bên trong và tính dễ bị tổn thương của Liên minh châu Âu với tư cách là một khối đồng thuận. Cuộc xung đột chưa thấy dấu hiệu kết thúc, nó càng kéo dài, thì dường như "vết rạn" giữa các thành viên EU càng lớn hơn. Điều đó cho thấy, sự bế tắc nhằm đa dạng hóa nguồn cung khí đốt để thoát khỏi cái bóng của Nga.

Tin liên quan
Chuyên gia: Nga Chuyên gia: Nga 'chơi trò chơi chiến lược' về nguồn cung cấp khí đốt cho EU

Ngay cả sau nhiều đợt trừng phạt nhằm vào Nga không đạt nhiều kết quả, châu Âu vẫn tiếp tục kỳ vọng vào các đòn trừng phạt, bằng cách tăng thêm các hạn chế mới đối với kinh tế Nga. Trong khi, có rất nhiều thông tin khá mâu thuẫn về cách châu Âu giải quyết sự phụ thuộc vào dòng khí đốt và dầu Nga - đặt ra thách thức đối với châu Âu, cần phải loại bỏ được sự lộn xộn này.

Nga thì vẫn kiếm được gần 100 tỷ USD doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch trong vòng 100 ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự. Dầu thô, được vận chuyển bằng tàu chở dầu, chiếm 48 tỷ USD (khoảng 50%) tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga, trong khi khí đốt đường ống chiếm 25,8%.

Trong khi đó, EU chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga (60 tỷ USD), 41% tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga. Một số nước EU hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt Nga.

Các lệnh trừng phạt cũng tác động không đồng đều đến các quốc gia châu Âu khác nhau. Thật bất ngờ, các lệnh trừng phạt đã làm cho Italy phụ thuộc nhiều hơn vào dầu thô của Nga. Chẳng hạn, một nhà máy lọc dầu ở Sicily thuộc sở hữu của một công ty Nga. Do lệnh trừng phạt mà nhà máy lọc dầu này chỉ có thể mua dầu của Nga. Các ngân hàng không thể cung cấp tín dụng cho bất kỳ nguồn nào khác.

Pháp là 1 trong 10 nước mua nhiên liệu hóa thạch hàng đầu của Nga đã sớm chuyển đổi sang khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), thay vì khí đốt đường ống. Nằm cách xa Nga và có bờ biển, Pháp đã nhanh chóng đầu tư vào các cơ sở tái khí hóa và giảm dần phụ thuộc vào các đường ống dẫn trực tiếp từ Nga. Tuy nhiên, điều này không đúng với các quốc gia không giáp biển khác ở châu Âu.

Nga đang thành công hơn EU?

Moscow tiếp tục "ra giá" với châu Âu, bằng cách đe dọa cắt dòng dầu khí còn lại. Gần đây, Nga đã tiến gần đến việc cắt dòng khí đốt Nord Stream 1 xuống còn 20% công suất. Trước sự phụ thuộc đến bất lực của châu Âu vào khí đốt của Nga, Canada đã phải lách các lệnh trừng phạt của chính mình và trả tuabin theo yêu cầu của Gazprom, để có thể nối lại dòng dầu khí dòng Nord Stream-1 đúng thời hạn, không chậm trễ.

Thực tế, châu Âu đã để mình phụ thuộc một cách công khai và rõ ràng vào khí đốt của Nga vì hai lý do. Thứ nhất, lấy khí tự nhiên trực tiếp thông qua mạng lưới đường ống hiện có - giá rẻ nhất. Thứ hai, họ nghĩ rằng, Tổng thống Putin sẽ không đủ khả năng sử dụng "vũ khí kinh tế" khi nền kinh tế của họ đang phụ thuộc lẫn nhau và cùng phát triển mạnh.

Châu Âu đã sai lầm khi dự đoán các hành động của ông Putin, bởi ở thời điểm hiện tại, các lợi ích ràng buộc nhau trong một ma trận, làm khó đối tác cũng là làm khó chính mình, chứ không chỉ đơn giản là một lựa chọn hợp lý thuần túy.

Châu Âu đã muộn khi nhận ra rằng, sự bùng nổ thương mại năng lượng với Nga không đủ để ngăn chặn các cuộc xung đột ở Gruzia (2008), Crimea (2014) hay Ukraine (2022). "Suy nghĩ viển vông" là lỗi cơ bản đầu tiên của châu Âu. Và thứ hai, họ đã không đa dạng hóa đủ nguồn nhập khẩu năng lượng của mình.

Trong khi đó, Nga đã đảm bảo chắc chắn sự phụ thuộc của châu Âu vào chính mình, đồng thời đa dạng hóa thành công rổ hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt có mức chiết khấu hấp dẫn đối với dầu thô. Trung Quốc là điểm đến hàng đầu cho phần lớn lượng nhiên liệu hóa thạch xuất khẩu của Nga. Trong khi Ấn Độ mua 18% tổng lượng dầu xuất khẩu của Nga.

Nga cũng đang phát triển thêm các tuyến kinh tế mới như Hành lang giao thông quốc tế Bắc-Nam (INSTC) vào đúng thời điểm các lệnh trừng phạt đang hạn chế tối đa khả năng tiếp cận quá cảnh của nước này qua hầu hết các nước châu Âu.

INSTC là tuyến giao thông liên hợp cả đường sắt, đường thủy có chiều dài 7.200 km nối từ Ấn Độ qua Iran đến Nga, vào châu Âu. Hành lang kinh tế này đủ khả năng thay thế tuyến đường hàng hải trước đây từ St.Petersburg mất nhiều thời gian hơn và chi phí còn thấp hơn tới 30%. Đây chắc chắn là một tin tốt với Ấn Độ, nhưng khó có thể vui mừng đối với châu Âu.

Ngay cả với những khách hàng lớn như Trung Quốc và bây giờ là Ấn Độ, Nga vẫn sẽ khó chuyển hướng tất cả xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch khỏi châu Âu. Hơn nữa, khi mùa Đông bắt đầu, tác động của các lệnh trừng phạt sẽ ngày càng rõ rệt hơn đối với nền kinh tế Nga cũng như toàn cầu.

Chỉ riêng Đức và Italy đã tạo ra gần 22% doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, thì không quốc gia nào có đủ cơ sở hạ tầng để thoát khỏi ràng buộc này để chuyển sang loại nhiên liệu khác (chẳng hạn khí hóa lỏng - LNG) như Pháp.

Do đó, tất cả đều khó có thể thay đổi, việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng khỏi Nga trong một thời gian ngắn khó hơn rất nhiều đối với châu Âu và đặc biệt là với các nền kinh tế lớn. Việc xây dựng các đường ống dẫn mới có thể giúp khai thông các nguồn khí đốt mới, nhưng đó là vấn đề không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Hoặc châu Âu cũng có thể thiết lập các thiết bị đầu cuối đón nhận dòng LNG, nhưng viiệc tạo dựng một cơ sở hạ tầng khác càng không đơn giản.

Tin liên quan
Châu Âu Châu Âu 'lạc lối' giữa ma trận dầu mỏ của Nga

Đức gần đây đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD với một công ty của Na Uy, với tham vọng giúp giảm 25% sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga. Berlin cũng đã ký kết các thỏa thuận tương tự về nguồn LNG với Hy Lạp, Đan Mạch, cũng như khơi thông dòng chảy từ Qatar và Mỹ trong một vài năm tới. Tuy nhiên, chi phí gia tăng mạnh là một yếu tố đáng phải cân nhắc, khi nước này vẫn còn 12 tỷ USD mắc kẹt trong dự án Nord Stream-2 và lạm phát toàn cầu tăng vọt.

Trong khi, với Italy, để giảm phụ thuộc 30 tỷ m3 khí đốt vào Nga, nguồn cung từ Algeria sẽ được tăng cường, nhưng vẫn khó có thể đủ để giảm sự phụ thuộc vào Moscow. Italy cũng đã ký một thỏa thuận với Na Uy để cung cấp các thiết bị đầu cuối LNG nổi và các đơn vị tái khí hóa.

Tuy nhiên, việc mỗi nước thành lập một cơ sở LNG sẽ không giải quyết được các vấn đề của châu Âu. Một số quốc gia Trung và Đông Âu không giáp biển. Những gì châu Âu cần làm là nhanh chóng xây dựng một số cơ sở LNG xung quanh bờ biển và liên kết các cơ sở đó trực tiếp với mạng lưới đường ống đã được thiết lập để chuyển dòng khí đến tất cả các quốc gia cần nó. Đây là một cuộc chạy đua với thời gian và "tỷ lệ cược" không có lợi cho châu Âu.

Mục tiêu làm đầy 90% kho dự trữ là thách thức mới của EU. Đối mặt với những vấn đề kỹ thuật không thể giảm thiểu trong một sớm một chiều, Ủy ban châu Âu đã hạ thấp mục tiêu xuống ít nhất 80% trước mùa Đông, rồi tăng lên 90% sau đó. Tuy nhiên, đến tháng 7 này, dung lượng lưu trữ chỉ đạt 60%.

Cuối cùng, để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, các đại gia kinh tế như Đức đang quay trở lại đốt than, bất chấp các cam kết giảm lượng khí thải carbon và các mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Đây là một mâu thuẫn đối với Greens (một đối tác liên minh trong nội các của Thủ tướng Đức Olaf Scholz), những người đã cam kết thực hiện chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Khí đốt là gót chân Achilles của châu Âu. Sự tuyệt vọng lan tràn và nỗ lực đa dạng hóa của các bên cũng vậy. Nga cũng cần doanh thu từ việc bán nhiên liệu hóa thạch cho châu Âu để tài trợ cho chiến dịch quân sự ở Ukraine và hỗ trợ nguồn dự trữ ngoại hối đang cạn kiệt do các lệnh trừng phạt.

Hiện tại, cả hai bên dường như đều hiểu các lỗ hổng của bên kia và đang cố gắng đa dạng hóa nhanh nhất có thể. Nhưng Tổng thống Putin thực sự có lợi thế hơn so với châu Âu bởi vì việc cắt nguồn khí đốt có khả năng gây nên sóng địa chấn trên khắp các ngành công nghiệp của châu Âu, điều này sẽ làm trầm trọng thêm một cuộc khủng hoảng kinh tế vốn đang đe dọa xảy ra trên toàn thế giới.

Giá cà phê hôm nay 30/7: Tiếp tục tăng giảm thất thường, thị trường còn nhiều bất ổn; Hết hy vọng bùng nổ tiêu thụ thời hậu Covid-19?

Giá cà phê hôm nay 30/7: Tiếp tục tăng giảm thất thường, thị trường còn nhiều bất ổn; Hết hy vọng bùng nổ tiêu thụ thời hậu Covid-19?

Các nước tiêu thụ cà phê – chủ yếu là những quốc gia phát triển ở châu Âu và Mỹ – đang quay cuồng trong ...

Kinh tế Mỹ: Những điểm bất thường đến kỳ lạ, suy thoái hay chưa suy thoái, ‘sóng thần’ có thể xảy ra?

Kinh tế Mỹ: Những điểm bất thường đến kỳ lạ, suy thoái hay chưa suy thoái, ‘sóng thần’ có thể xảy ra?

Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua nửa đầu năm tồi tệ nhất, tình hình đặc biệt xấu với thị trường chứng ...

(theo The Print)

Xem nhiều

Đọc thêm

HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

Tự tin vào khả năng Barcelona có thể đi đến tận cùng Champions League 2024/25, HLV Hansi Flick thêm trận chung kết vào lịch làm việc của mình.
'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao ...
Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Tắt định vị trên iPhone giúp bảo vệ quyền riêng tư. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tắt định vị giúp bạn kiểm soát việc chia sẻ vị trí ...
Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

TikTok đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến được ưa chuộng. Dưới đây là các bước hướng dẫn nhanh để giúp bạn mở TikTok Shop bán hàng online hiệu ...
Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Ngày 20/11, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Y dược Cổ truyền kết hợp cùng Công ty Omy Pharma tổ chức thành công buổi hội thảo trực tuyến về chủ đề ...
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động