Đây chính là phiên bản nâng cấp từ máy bay do thám SR-71 Blackbird huyền thoại và cho đến nay, dự án này vẫn được coi là chương trình tuyệt mật của quân đội Mỹ.
Theo ông Weiss, Tập đoàn Lockheed Martin đang hợp tác cùng với Cơ quan Chương trình Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA) trong dự án trên, cụ thể là hoàn thiện phần công nghệ cho mẫu máy bay siêu thanh mới này. Ông Weiss cũng cho biết thêm, Lockheed Martin đang nỗ lực để có thể bàn giao cho quân đội càng sớm càng tốt.
Máy bay SR-72 có thể đạt với tốc độ 6 Mach khi hoạt động. (nguồn: National Interest) |
Kết hợp động cơ turbine và scramjet
Theo ý tưởng thiết kế mô tả SR-72 có thể đạt vận tốc siêu âm lên đến 6 Mach (khoảng trên 7.350km/h) trong khi bay. Đối với nhà sản xuất, thách thức không chỉ nằm ở việc thiết kế một chiếc máy bay có thể đạt được vận tốc siêu âm, mà còn nằm ở vấn đề đảm bảo rằng nó cũng có thể hoạt động thuận lợi ở tốc độ chậm hơn mà không cần bất cứ sự hỗ trợ nào từ bên ngoài.
Được biết, Lockheed kí hợp đồng với công ty Aerojet Rocketdyne để phát triển một tổ hợp phản lực kép với tên gọi ‘động cơ chu kỳ kết hợp’, tức là sử dụng một turbine đẩy tốc độ gần 3 Mach (khoảng 3.675km/h) và động cơ phản lực tĩnh siêu âm (scramjet) tích hợp vào máy bay. Động cơ scramjet tạo ra lực đẩy bằng cách hút không khí trong khi di chuyển ở tốc độ siêu âm, do đó turbine sẽ làm nhiệm vụ khởi động máy bay đến các tốc độ quy định, tạo đà cho động cơ scamjet có thể hoạt động tiếp theo. Việc áp dụng kĩ thuật này là một bước tiến trong phương pháp sử dụng động cơ kép, cho phép động cơ turbine và scramjet có thể dùng chung cửa hút và vòi xả.
Weiss chia sẻ, ông hy vọng dự án Lockheed sẽ gây được sự chú ý và thu hút đầu tư từ các nhà tài trợ để phát triển các dự án khác tương tự với chi phí vỏn vẹn "chỉ" 1 tỷ USD. Thậm chí xa hơn, họ có thể phát triển một chiếc SR-72 dài hơn 100m dùng động cơ kép trong tương lai.
Trong sáu năm qua, sau những tiết lộ của Weiss, các quan chức Lockheed tiếp tục thu hút sự chú ý của dự luận dành cho đối với một chương trình quân sự bí mật bằng những tuyên bố nhạy cảm ngụ ý rằng họ đã chế tạo thành công bản thử nghiệm SR-72. Việc úp mở về dự án trên khiến nhiều người nghi ngờ rằng liệu có phải Lockheed đang cố thổi phồng nhằm mục đích có thêm kinh phí để theo đuổi dự án khác với Cơ quan Chương trình Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng Mỹ (DARPA) hay không?
SR-72 sẽ là máy bay ném bom siêu âm?
Biệt danh "SR" của dòng máy bay Blackbird là viết tắt của ‘Strategic Reconnaissance" (tạm dịch là "Do thám chiến lược"), phản ánh đúng nhiệm vụ xâm nhập vào không phận và ghi chép những dữ liệu bên dưới mặt đất trong khoảng thời gian ngắn. Theo một số nguồn tin, máy bay SR-72 siêu thanh sẽ phát triển theo hướng máy bay không người lái (UAV).
Hơn nữa, ngoài vai trò tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) vốn có, SR-72 có thể đảm nhận nhiệm vụ tấn công các mục tiêu như một máy bay ném bom chính hiệu. Với tốc độ bay hơn 6.000km/h, theo lý thuyết kẻ đánh bom siêu thanh SR-72 có thể xuất phát từ một căn cứ ở lãnh thổ Mỹ để bay đến làm nhiệm vụ ở khu vực Thái Bình Dương hoặc Đại Tây Dương chỉ trong 90 phút. Không giống như các tên lửa siêu thanh "chỉ đi mà không trở lại", SR-72 rõ ràng có cơ hội quay về căn cứ và tiếp tục nạp vũ khí cho các lần xuất kích tiếp theo.
Quân đội Mỹ phát triển dựa trên ý tưởng của SR-71 Blackbird huyền thoại. (Nguồn: National Interest) |
Máy bay SR-71 Blackbird đã bị quân đội Mỹ khai tử vì hiện nay các nhiệm vụ ISR của nó đa phần do các vệ tinh do thám hiện đại và các máy bay không người lái có độ bền cao phụ trách. Tuy nhiên, nếu S-72 ra đời có thể nhanh chóng xâm nhập vào khu vực chỉ định và thu thập dữ liệu tốt hơn. Bên cạnh đó khả năng tấn công của của S-72 cũng là điểm cộng giúp máy bay này nâng cao khả năng sống sót và chủ động tiêu diệt kẻ thù. Theo quan điểm của nhà sản xuất tuyên bố ngay từ đầu, SR-72 hoàn toàn có “có khả năng tấn công” mục tiêu bằng cách rải bom. Thực tế cho thấy, dự án SR-72 có thể coi là sự phát triển tiên tiến khác từ máy bay siêu âm Falcon HTV-2 có gắn động cơ tên lửa, thuộc chương trình Prompt Global Strike của Mỹ.
Hiệu quả chi phí cho dự án máy bay ném bom kiêm do thám siêu thanh này là điều còn nhiều tranh cãi. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng máy bay này không thể tàng hình hoặc khả năng tàng hình rất kém, vì nhiệt sinh ra khi di chuyển với tốc độ cao như vậy sẽ khiến chúng dễ dàng bị các radar cảm biến phát hiện. Vì vậy, đối thủ có thể dễ dàng đối phó với SR-72 trong mọi tình huống, ngay cả khi họ có tương đối ít thời gian chuẩn bị.
Tuy nhiên những ý kiến ủng hộ SR-72 cho rằng siêu âm chính là khả năng tàng hình mới, bảo vệ quan điểm rằng tốc độ sẽ nổi bật của nó có thể vượt qua khả năng tấn công của các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại. Sự tồn tại của SR-72 chắc chắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tên lửa đất đối không có khả năng tấn công các mục tiêu siêu thanh lên một tầm cao mới. Trong khi đó đối với một máy bay ném bom siêu thanh như SR-72 cũng sẽ đòi hỏi việc phát triển các loại đạn dược đắt tiền được thiết kế riêng để hoạt động hiệu quả tốc độ cao như vậy.
| Vũ khí mới: Đạn chống tăng - xuyên giáp lõi Uranium nghèo lợi hại ra sao? TGVN. Đạn xuyên giáp có lõi là uranium nghèo và các hợp kim của nó có tính năng chiến đấu cao nên được quân đội ... |
| Vũ khí mới: Đạn phóng điện không gây sát thương nhưng hạ gục siêu nhanh TGVN. Cải tiến tốt hơn so với thế hệ trước, đạn dù phóng điện SPECTER là loại đạn không sát thương mới mà Mỹ nghiên ... |
| Vũ khí mới: Đạn thông minh 'trăm phát trăm trúng' TGVN. Một trong những mối đe dọa đối các đơn vị mặt đất là các tay súng bắn tỉa khi họ tiêu diệt các mục tiêu ... |