'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

Quang Huy
Việc Ukraine tấn công các căn cứ không quân Nga phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược, trong đó có ít nhất 4 chiếc Tu-95, cho thấy giá trị mà Kiev đặt ra khi tìm cách tiêu diệt thứ vũ khí mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng dè chừng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO
Máy bay ném bom Tu-95 của Nga. (Nguồn: National Interest)

Tu-95 là một trong những biểu tượng bền bỉ nhất của ngành hàng không quân sự Liên Xô. Ra mắt vào những năm 1950, máy bay ném bom chiến lược tầm xa vẫn là huyền thoại của Không quân Nga, minh chứng cho thiết kế mạnh mẽ và khả năng thích ứng của nó.

Thông số kỹ thuật

Bốn động cơ tourbin cánh quạt Kuznetsov NK-12 khổng lồ cung cấp động lực mạnh mẽ giúp Tu-95 có tầm bay, khả năng tải trọng và tốc độ ấn tượng. Giống như nhiều máy bay khác của Nga, thiết kế của Tu-95 là sự kết hợp giữa sự đổi mới và tính thực tế.

"Con quái vật màu bạc" này có cánh xuôi về phía sau mang lại hiệu quả khí động học, trong khi thân máy bay khổng lồ có khả năng tải trọng mạnh mẽ, gồm cả bom hạt nhân và bom thông thường. Các phiên bản gần đây hơn còn có khả năng mang theo tên lửa hành trình của vũ khí hạt nhân.

Khung máy bay chủ yếu được chế tạo bằng nhôm, vừa nhẹ vừa bền, giúp kéo dài tuổi thọ của máy bay. Việc sử dụng vật liệu nhôm cũng hiệu quả về mặt chi phí do Nga là nơi có trữ lượng kim loại đất hiếm lớn thứ 5 thế giới, bao gồm cả nhôm.

Khi nhìn lên bầu trời, sẽ không khó để nhận ra một chiếc Tu-95 bay qua. Thân máy bay dài, thanh mảnh, bốn động cơ cao ngất của máy bay và tám cánh quạt gầm rú khiến ngay cả những người không chuyên cũng có thể nhận ra ngay lập tức.

Trong số các đặc điểm vật lý mang tính biểu tượng của Tu-95, động cơ gầm rú là một trong những đặc điểm dễ nhận biết nhất. Các cánh quạt quay ngược chiều nhau với tốc độ siêu thanh ở đầu cánh, tạo ra âm thanh lớn đến mức tàu ngầm có thể phát hiện ra khi Tu-95 bay ở độ cao thấp.

Giống như tiếng rít của máy bay ném bom bổ nhào Junkers 87 "Stuka" của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, người Nga sử dụng "tiếng ồn làm tan nát tâm hồn" của máy bay ném bom Tu-95 nhằm tác động tâm lý tới đối phương khi nghe thấy tiếng của những chiếc máy bay này.

Các mẫu máy bay ném bom Tu-95 không ngừng được cải tiến tính năng, chẳng hạn như Tu-95M là máy bay ném bom thuần túy nhưng các phiên bản sau đó, như Tu-95K và Tu-95MS đã được điều chỉnh để mang theo vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa không đối đất Kh-20 và sau đó là tên lửa hành trình Kh-55 và Kh-101/102.

Trong khi đó, máy bay Tu-142, một phiên bản tuần tra trên biển và tác chiến chống tàu ngầm (ASW), đã mở rộng phạm vi hoạt động, thể hiện khả năng thích ứng của máy bay ném bom với nhiều vai trò khác nhau.

'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO
Thân máy bay khổng lồ có thể mang nhiều loại vũ khí mạnh, bao gồm cả bom hạt nhân, bom thông thường và cả tên lửa hành trình. (Nguồn: RIA)

Trải qua nhiều thời kỳ

Là sản phẩm của Liên Xô thời lãnh tụ Joseph Stalin, những chiếc máy bay ném bom màu bạc, mạnh mẽ đã đi vào hoạt động vào thời điểm căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ.

Nhiệm vụ chính của Tu-95 là đóng vai trò lực lượng răn đe hạt nhân, có khả năng đưa đầu đạn hạt nhân vào lãnh thổ đối phương. Trong suốt Chiến tranh Lạnh, Tu-95 thường xuyên thực hiện các cuộc tuần tra tầm xa gần không phận Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và nhiều lần bị các máy bay chiến đấu phương Tây như F-4 Phantom II hoặc F-15 Eagle chặn lại.

Mặc dù căng thẳng nhưng những cuộc chạm trán này hầu như không leo thang vượt quá giới hạn, đóng vai trò cạnh tranh, so găng vũ khí giữa các siêu cường.

Các phiên bản Tu-95 hiện đại hóa như Tu-95MS mạnh mẽ đã được triển khai trong các cuộc xung đột như ở Syria, phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu từ cách xa hàng nghìn dặm. Không chỉ được sử dụng trong các vụ thử nghiệm ném bom, Tu-95 cũng tham gia vào một số hoạt động như răn đe hạt nhân hay tác chiến trên thực địa. Theo hãng tin TASS, vào giữa tháng 11/2016, một chiếc Tu-95MSM trong biên chế quân đội Nga đã sử dụng tên lửa hành trình Kh-101 để tấn công nhiều mục tiêu quân sự của đối phương ở Syria.

Những hoạt động này chứng minh sự phát triển liên tục của máy bay Nga trong thời đại mà máy bay ném bom và máy bay không người lái chạy bằng động cơ phản lực thống trị.

Từng là "nhân chứng" từ thời Chiến tranh Lạnh, Không quân Nga luôn thận trọng duy trì và nâng cấp loại máy bay ném bom huyền thoại này để nó phù hợp với nhu cầu chiến đấu trong thế kỷ XXI.

Nỗi kinh hoàng cho đối thủ

NATO đặt tên cho Tu-95 là "Gấu" (Bear), cho thấy các nước phương Tây cũng phải dè chừng sức mạnh và mối đe dọa của loại máy bay ném bom "gừng càng già càng cay" này.

Trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã cho Tu-95 tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Kiev. Có thể nói, Tu-95 đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công của Nga trong hơn 3 năm xung đột.

Các cuộc tấn công gần đây của Ukraine vào các căn cứ không quân Nga cho thấy giá trị mà Kiev đặt ra khi tìm cách tiêu diệt Tu-95 và mối đe dọa liên tục với Ukraine thời gian qua.

Giới quan sát tin rằng người Nga có ý định giữ máy bay ném bom Tu-95 cho đến những năm 2040 và biến nó trở thành B-52 Stratofortress của Nga. Tu-95 như một con chim sắt khổng lồ được thiết kế để làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong không quân Nga, năng lực của nó đã và đang tiếp tục được chứng thực.

Nga lên tiếng về chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Zelensky, khẳng định Moscow kiên trì mục tiêu 'phi quân sự hóa và phi phát xít hóa' Ukraine

Nga lên tiếng về chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Zelensky, khẳng định Moscow kiên trì mục tiêu 'phi quân sự hóa và phi phát xít hóa' Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 1/3 đánh giá chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới Washington là một ...

Thỏa thuận Biển Đen: Nga đang ở 'cửa trên', Ukraine phản ứng yếu ớt, lòng tin ở mức rất thấp và một tương lai khó đoán

Thỏa thuận Biển Đen: Nga đang ở 'cửa trên', Ukraine phản ứng yếu ớt, lòng tin ở mức rất thấp và một tương lai khó đoán

Điểm đáng chú ý trong Thỏa thuận Biển Đen là Mỹ "sẽ giúp khôi phục quyền tiếp cận thị trường thế giới cho xuất khẩu ...

Tin thế giới ngày 4/4: Tổng thống Hàn Quốc bị phế truất, Nga phá vỡ âm mưu tấn công của Ukraine, Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO về mức thuế mới

Tin thế giới ngày 4/4: Tổng thống Hàn Quốc bị phế truất, Nga phá vỡ âm mưu tấn công của Ukraine, Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO về mức thuế mới

Mỹ chuyển tên lửa Patriot từ Hàn Quốc sang Trung Đông, Nga trục xuất 3 nhân viên ngoại giao Moldova, Thái Lan tuyên bố kết ...

Nga 'khai tử' thỏa thuận quốc tế với Bắc Âu, Ukraine hưởng ứng một đề xuất của Moscow

Nga 'khai tử' thỏa thuận quốc tế với Bắc Âu, Ukraine hưởng ứng một đề xuất của Moscow

Theo lệnh được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức, Chính phủ Liên bang Nga đã quyết định chấm dứt thỏa thuận ...

Có gì trong Bản ghi nhớ của Nga nhằm giải quyết xung đột Ukraine? Chuyên gia chỉ ra sự khác biệt mục tiêu của hai nước

Có gì trong Bản ghi nhớ của Nga nhằm giải quyết xung đột Ukraine? Chuyên gia chỉ ra sự khác biệt mục tiêu của hai nước

Ngày 2/6, trong cuộc đàm phán trực tiếp thứ 2 giữa Nga-Ukraine ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Moscow đã chuyển Bản ghi nhớ về giải ...

(theo National Interest)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Lời hẹn mùa vải tháng Sáu

Lời hẹn mùa vải tháng Sáu

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam từng có một lời hẹn đặc biệt với phóng viên Việt Nam, một lời hẹn mùa vải tháng Sáu…
Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Tổng thống Mỹ có thể tiếp tục triển khai Vệ binh quốc gia tại Los Angeles khi các cuộc biểu tình phản đối truy quét nhập cư dự kiến sẽ ...
Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Các chuyên gia nhận định, sử dụng công nghệ và đào tạo thế hệ kế cận là giải pháp trọng tâm để vượt qua khủng hoảng nhân lực ở Nhật ...
Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận sở hữu hệ sinh thái du lịch đa dạng từ biển đảo, cồn cát, suối khoáng đến di sản văn hóa Chăm và làng nghề truyền thống.
Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nuôi sống con người, cũng là không gian để kết nối các lục địa.
Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan tiếp tục củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách là đối tác đáng tin cậy và là trung tâm năng động ở Trung ...
Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Tổng thống Mỹ có thể tiếp tục triển khai Vệ binh quốc gia tại Los Angeles khi các cuộc biểu tình phản đối truy quét nhập cư dự kiến sẽ tiếp diễn.
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Các lực lượng chức năng đã tìm thấy cả hai hộp đen của chiếc máy bay xấu số bị rơi ngày 12/6 ở Ấn Độ, khiến 241 người trên máy bay thiệt mạng.
Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về các diễn biến xung đột mới nhất giữa Iran và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Tehran phản đòn với mưa tên lửa nhằm vào đối phương, báo động không kích toàn Israel, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

Căng thẳng Israel-Iran: Tehran phản đòn với mưa tên lửa nhằm vào đối phương, báo động không kích toàn Israel, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

Iran phóng nhiều tên lửa nhằm vào lãnh thổ Israel, sau đó, loạt tiếng nổ lớn vang lên tại thành phố Tel Aviv.
Australia: Bất chấp làn sóng phản đối AUKUS gia tăng cùng việc xem xét lại của Mỹ, Thủ tướng Albanese vững niềm tin

Australia: Bất chấp làn sóng phản đối AUKUS gia tăng cùng việc xem xét lại của Mỹ, Thủ tướng Albanese vững niềm tin

Thủ tướng Australia mới đây đã thể hiện niềm tin vào tương lai của thỏa thuận an ninh ba bên giữa hai nước này với Anh và Mỹ (AUKUS).
Mông Cổ có Thủ tướng mới

Mông Cổ có Thủ tướng mới

Ông Zandanshatar Gombojav được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Mông Cổ theo đề xuất của đảng Nhân dân Mông Cổ cầm quyền.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada là cơ hội để nhóm tái khẳng định vai trò trong bối cảnh thế giới đứng trước hàng loạt thách thức.
Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Liệu Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần này có thể tạo nên đột phá cần thiết trong nỗ lực bảo vệ 70% diện tích của thế giới?
Bước ngoặt ở Mông Cổ

Bước ngoặt ở Mông Cổ

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Mông Cổ, một Thủ tướng đương chức bị bãi nhiệm theo hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent gần đây đã chính thức công bố quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria.
Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Chuyến công du của Thủ tướng Hun Manet tới Nhật Bản mang nhiều hàm ý quan trọng trong chính sách đối ngoại của Campuchia.
Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU là lần đầu tiên cơ chế họp cấp cao giữa hai bên được thiết lập lại sau nửa thập niên Anh rời khối.
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có chính sách 'đảo chiều' với Syria làm dấy lên hy vọng cho Sudan.
NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh nhằm thuyết phục ông Trump về những cam kết quốc phòng.
Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Đó là nhận định về giai đoạn, thời cơ vàng phát triển hiện nay của Việt Nam trong bài viết trên ấn phẩm điện tử của tờ Pasaxon của Lào số ra ngày 3/6.
Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Chiến dịch mang mật danh 'mạng nhện' được lên kịch bản kỹ lưỡng của Ukraine đã hé lộ nhiều lỗ hổng an ninh của Nga.
Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Việc Bắc Kinh ngày càng xích lại gần Mỹ Latinh cho thấy sự tập trung và mở rộng chiến lược của quốc gia Đông Bắc Á đối với khu vực này.
Phiên bản di động