Vũ khí thời tiết - sự tinh vi có thể kiểm soát hay tự sát?

Trường Phan
TGVN. Mặc dù tiềm năng tạo ra vũ khí thời tiết bằng những tác động vào tầng điện ly hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, những phỏng đoán về sự liên quan của các hoạt động quân sự với các thảm họa bất thường trong những năm gần đây vẫn còn là dấu hỏi lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Vũ khí mới: Đạn phóng điện không gây sát thương nhưng hạ gục siêu nhanh
Vũ khí mới: Đạn thông minh 'trăm phát trăm trúng'
vu khi thoi tiet su tinh vi hay tu sat
Vũ khí thời tiết có thể gây thiệt hại một cách tinh vi và trên diện rộng. (Nguồn: Top War)

Vũ khí hủy diệt hàng loạt?

Tháng 12/1976, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết 31/72 về "Công ước Cấm quân sự hoặc bất kỳ việc sử dụng phương tiện thù địch nào khác gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên”. Điều này làm gia tăng nghi ngờ về việc con người có thể đã từng tác động vào thời tiết với mục đích quân sự.

Bất kỳ cuộc chiến nào cũng diễn ra trong những điều kiện khí hậu và địa hình nhất định và thời tiết đóng vai trò ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại của một cuộc chiến.

Tiêu diệt kẻ thù mà không cần tốn đạn hay đổ máu luôn là “một ước mơ lớn”. Hơn nữa, việc sử dụng vũ khí khí hậu là một cách tinh vi để tiêu diệt địch sẽ không vấp phải những chỉ trích liên quan đến vấn đề nhân đạo hay chính trị - nếu kế hoạch suôn sẻ. Chẳng hạn, một đội quân đang trong thế chẻ tre, đột nhiên, một cơn bão hoặc một trận mưa như trút nước bất thường ập xuống. Hoặc nghiêm trọng hơn, một trận động đất bất ngờ không những phá hủy cơ sở hạ tầng, nhiên liệu, kho đạn dược và lương thực mà còn tiêu diệt toàn bộ đội quân theo cách “hoàn toàn tự nhiên”.

Yếu tố nổi bật của vũ khí thời tiết là các hiện tượng khí hậu hoặc các hiện tượng tự nhiên khác nhau được tạo ra bởi con người. Thực tế cho thấy, quá trình nghiên cứu và phát triển vũ khí thời thiết vẫn chưa khẳng định rõ ràng, bởi phần lớn có thể đang “núp bóng” dưới danh nghĩa nghiên cứu khoa học và chưa từng công khai buôn bán như các loại vũ khí khác.

Ưu thế từ khả năng điều khiển thời tiết

Những thay đổi thời tiết trên mặt đất đều bị ảnh hưởng bởi những biến động liên tục ở tầng điện ly. Các chuyên gia quân sự cho rằng, nếu kiểm soát được tầng điện ly sẽ chiếm được nhiều ưu thế giúp vô hiệu hóa hệ thống radar, làm chệch hướng tên lửa cũng những làm nhiễu loạn các hệ thống điều khiển khác. Không dừng lại ở đó, với vai trò là một vũ khí chiến lược, chúng có thể gây ra những trận siêu bão hay siêu lốc xoáy, tạo ra một bước tiến trong cuộc đua vũ khí hủy diệt thế hệ mới.

Trong những thập kỷ gần đây, Chính phủ của một số quốc gia phát triển rất quan tâm đến tình hình môi trường trên Trái đất. Nhiều khu phức hợp thí nghiệm, viện đào tạo và trung tâm nghiên cứu được thành lập để theo sát các hiện tượng thời tiết. Trong đó, nổi bật nhất và quy mô nhất là Tổ hợp HAARP của Mỹ, đặt tại Alaska và cơ sở SIHF của Nga đặt gần thành phố Nizhny Novgorod.

Giới quan sát phỏng đoán và đặt giả thuyết về vai trò thực sự của căn cứ quân sự đặc biệt nêu trên, đặc biệt là liệu các tổ hợp này có liên quan đến hoạt động nghiên cứu vũ khí thời tiết hay không? Rõ ràng là sẽ không có bất cứ nước nào tiết lộ về chương trình phát triển vũ khí khí hậu.

Nguyên nhân không chỉ là sự ràng buộc của các công ước quốc tế ký kết bởi các nước lớn, mà còn liên quan việc một khi những công nghệ như vậy ra đời sẽ thực sự mang tính cách mạng và có khả năng thay đổi cán cân lực lượng quân sự trên hành tinh. Sở hữu những vũ khí như vậy sẽ có thể “uy hiếp” bất kỳ quốc gia nào đối đầu và dễ dàng đạt được bất kỳ mục tiêu quân sự nào khác.

Khó kiểm soát mức độ thiệt hại

Những thảm họa thời tiết trong thời gian qua luôn khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, liệu những thảm họa đầy bí ẩn đó có thật là cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên hay do bàn tay con người?

Nhiều nghi ngờ đổ dồn về phía các trung tâm nghiên cứu tầng điện ly khi cho rằng, họ đang học cách thức gây ra các thảm họa tự nhiên như siêu bão, động đất, lốc xoáy, hạn hán, lũ lụt...

Theo một số giả thuyết của giới khoa học, một khi hiểu rõ được những hoạt động tại tầng điện ly, quân đội có khả năng gây ra bão và điều khiển hướng chúng đến một số điểm nhất định trên Trái đất, hay gây hạn hán kéo dài nhiều tháng. Đó có thể là cách trừng phạt các quốc gia thù địch, từ đó phá hủy hệ sinh thái cũng như nông nghiệp của đối phương, gây khủng hoảng và làm kiệt quệ nền kinh tế.

Con người hiện chưa hiểu rõ hết bản chất của một số hiện tượng tự nhiên. Con người chưa bao giờ có thể kiểm soát tự nhiên, mà vẫn chỉ là một phần nhỏ của thế giới tự nhiên. Việc nhận thức các quy luật của nó và biến chúng trở thành vũ khí không những làm xáo trộn thiên nhiên, mà còn gây ra sự hủy diệt trên diện rộng và nhận nhiều hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. Con người có thể tạo ra động đất hoặc mưa bão để tiêu diệt đối thủ của mình ngày hôm nay, nhưng những tai ương này có thể giáng thẳng vào chính bản thân họ vào ngày mai.

Chúng ta hiểu rằng, bất kỳ sự xáo trộn nhân tạo nào trong thế giới tự nhiên, dù là vũ khí khí hậu, vũ khí sinh học hay một thứ vũ khí nào khác, đều sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ở cấp độ hành tinh. Dịch Covid-19, dù chưa thể có kết luận chính xác là do tự nhiên hay con người, nhưng đã cho thấy, mỗi cá thể nói riêng và nhân loại nói chung dễ bị tổn thương như thế nào trước những biến đổi không thể lường trước được của tự nhiên.

TOS-1 Buratino của Nga: 'Sát thủ' chỉ đứng sau bom hạt nhân nguy hiểm cỡ nào?

TOS-1 Buratino của Nga: 'Sát thủ' chỉ đứng sau bom hạt nhân nguy hiểm cỡ nào?

TGVN. Với biệt danh Buratino, pháo phản lực TOS-1 trở thành vũ khí nhiệt áp chiến lược có độ chính xác và uy lực chỉ ...

'Đập hộp' phiên bản dân dụng của dòng súng bán tự động M1014

'Đập hộp' phiên bản dân dụng của dòng súng bán tự động M1014

TGVN. Khẩu súng ngắn Benelli M4 Tactical bản dân dụng do Italy sản xuất được đánh giá cao bởi những cải tiến về mặt thiết ...

Hệ thống khử khuẩn công nghệ plasma, 'vũ khí mới' trong cuộc chiến chống đại dịch

Hệ thống khử khuẩn công nghệ plasma, 'vũ khí mới' trong cuộc chiến chống đại dịch

TGVN. Viện Công nghệ VinIT chế tạo thành công Hệ thống khử khuẩn công nghệ plasma không phóng xạ, không hóa chất và hoàn toàn an ...

(theo Top War)

Xem nhiều

Đọc thêm

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

Với tài chính khoảng 200 triệu đồng, người dùng vẫn có thể lựa chọn một số mẫu xe sedan cũ còn 'chất' và tương xứng với số tiền đã bỏ ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động