Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Linh Nguyên
Giới quan sát đang có những ý kiến khác nhau về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quân sự.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?
Giới quan sát đang có những ý kiến khác nhau về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quân sự. (Nguồn: Asia Times)

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 16/11 (giờ Việt Nam) bên lề Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023 vừa qua tại San Francisco, bang California (Mỹ), hai nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó có việc đồng ý nối lại liên lạc quân sự, hợp tác chống ma túy (đặc biệt là fentanyl) và thảo luận về rủi ro và biện pháp quản lý tính an toàn của trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố: “Chúng ta sẽ tập hợp các chuyên gia để thảo luận về các vấn đề rủi ro và an toàn liên quan đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Khi tôi làm việc với các nhà lãnh đạo trên thế giới, họ đều đề cập tác động của trí tuệ nhân tạo. Đây là những bước đi cụ thể đúng hướng để xác định những gì là cần thiết, mức độ nguy hiểm và khả năng có thể chấp nhận được hay không”.

Chính quyền Tổng thống Biden mới đây đã công bố Sắc lệnh hành pháp đầu tiên về trí tuệ nhân tạo và thúc đẩy mạnh mẽ các tiêu chuẩn toàn cầu về sử dụng AI trong lĩnh vực quân sự. Trung Quốc cũng cho thấy những dấu hiệu sẵn sàng thảo luận, đặc biệt là việc cấm sử dụng AI trong hệ thống chỉ huy và kiểm soát (C2) kho vũ khí hạt nhân.

Mặc dù Tổng thống Biden và thông báo của Nhà Trắng không nêu rõ mối liên hệ giữa AI và vũ khí hạt nhân, nhưng theo nhận định của các chuyên gia trước khi cuộc gặp diễn ra, đây là một chủ đề thảo luận quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bonnie Glaser, phụ trách chương trình Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Quỹ Marshall của Đức nhận định: “Trung Quốc quan tâm đến việc tham gia thảo luận nhằm thiết lập các quy tắc và chuẩn mực cho AI và chúng ta nên hoan nghênh điều đó”.

Vấn đề không của riêng Mỹ và Trung Quốc

Sau khi tờ SCMP dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, "Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẵn sàng cam kết cấm sử dụng AI trong các hệ thống vũ khí tự động, bao gồm cả việc sử dụng để điều khiển các máy bay không người lái (UAV) và kiểm soát, triển khai các đầu đạn hạt nhân”, dư luận đã thắp lên hy vọng về một tuyên bố chung giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề này.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc hay Mỹ sẽ chấp nhận hạn chế mang tính ràng buộc đối với quyền tự do hành động của họ trong lĩnh vực AI.

Đây không chỉ là vấn đề của riêng Mỹ và Trung Quốc. Kể từ tháng 2/2023, sau khi Mỹ đưa ra “Tuyên bố chính sách về sử dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm cho quân đội”, nước này đã và đang vận động nhằm hướng tới xây dựng sự đồng thuận toàn cầu về việc phát triển và sử dụng AI quân sự, áp dụng cho không chỉ đối với các vũ khí tự động như UAV mà còn cả các ứng dụng sử dụng thuật toán để phân tích tình báo hay các phần mềm hậu cần.

Tin liên quan
Ba nước châu Âu đạt thỏa thuận về quản lý AI trong tương lai Ba nước châu Âu đạt thỏa thuận về quản lý AI trong tương lai

Mục đích của Mỹ là nhằm đối phó với việc nhiều nhà hoạt động vì hòa bình và các quốc gia không liên kết đang kêu gọi một lệnh cấm mang tính ràng buộc đối với các “robot sát thủ”, qua đó tạo cơ hội cho Mỹ và các đồng minh thực hiện việc sử dụng “có trách nhiệm” AI, một công nghệ đang phát triển nhanh chóng và có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Cũng trong tháng 2/2023, Lầu Năm Góc đã tiến hành cải tổ sâu rộng chính sách của mình về AI quân sự và các hệ thống tự hành. Sau đó, Đại sứ Bonnie Denise Jenkins, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ về kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế, đã công bố “Tuyên bố chính trị về việc sử dụng có trách nhiệm trí tuệ nhân tạo và quyền tự chủ trong quân sự” tại Hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực quân sự (REAIM) tại The Hauge vào tháng 2/2023.

Mục đích của Tuyên bố này là đưa ra cách tiếp cận của Mỹ để được quốc tế đồng thuận áp dụng, theo đó quân đội có thể kết hợp AI và quyền tự chủ một cách có trách nhiệm vào các hoạt động quân sự.

Kể từ thời điểm đó, đã có nhiều quốc gia khác lên tiếng ủng hộ Mỹ, trong đó có cả các đồng minh quan trọng như Australia, Anh, Pháp, Đức và Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác như Hungary, Libya và Thổ Nhĩ Kỳ. Tới ngày 14/11, hãng thông tấn Yonhap đưa tin, Mỹ và 45 quốc gia khác đã ra tuyên bố chung, nêu bật việc sử dụng AI một cách “có trách nhiệm” trong lĩnh vực quân sự.

Một số ý kiến trái chiều đã xuất hiện sau cuộc gặp của hai vị lãnh đạo, trong đó có nhận định về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quân sự. Trong khi một số người cho rằng đây là việc cần thiết thì những ý kiến khác nhận định Washington đang từ bỏ lợi thế của mình. Christopher Alexander, Giám đốc phân tích tại Nhóm Phát triển Tiên phong đã đặt nghi vấn về nhu cầu cần tiến hành thỏa thuận này, đồng thời chỉ ra rằng Mỹ sẽ từ bỏ lợi thế chiến lược mà hiện nay nước này đang nắm giữ.

"Đây là một quyết định tồi tệ. Trung Quốc đi sau Mỹ về công nghệ trí tuệ nhân tạo. Vì thế, việc tiến hành thỏa thuận trên đồng nghĩa với việc chính quyền Tổng thống Biden từ bỏ lợi thế chiến lược của mình", ông Alexander nói.

Nhà bình luận Samuel Mangold-Lenett cũng hoài nghi liệu Trung Quốc có tôn trọng một thỏa thuận như vậy hay không, đồng thời chỉ ra việc thiếu tuân thủ của nước này trong Thỏa thuận Khí hậu Paris. Trong khi đó, Phil Siegel, người sáng lập Trung tâm CAPTRS nhận định rằng một thỏa thuận như vậy là cần thiết mặc dù ông nhận định các nước lớn như Nga cũng nên nằm trong thỏa thuận này.

Bắc Kinh muốn gì?

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc vẫn chưa chấp nhận cách tiếp cận của Mỹ. Chuyên gia Tong Zhao cho biết: “Chiến lược ngoại giao của nước này vẫn tập trung vào việc cạnh tranh và làm đối trọng với những nỗ lực của Mỹ nhằm thiết lập các tiêu chuẩn quản trị AI trong tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự”.

Ngoài ra, cũng theo chuyên gia này, trong việc quản lý các công nghệ quân sự mới, Trung Quốc thường xuyên phản đối việc tán thành các hoạt động “có trách nhiệm”, cho rằng đây là một "khái niệm mang tính chính trị, thiếu rõ ràng, khách quan”.

Nhà nghiên cứu Catherine Connolly tại Stop Killer Robots, một tổ chức quốc tế tập hợp các tổ chức phi chính phủ tìm cách ngăn cấm các vũ khí sát thương tự động , cho biết: “Hiển nhiên chúng tôi mong muốn Mỹ hướng tới sự hỗ trợ rõ ràng và mạnh mẽ cho việc thiết lập các công cụ pháp lý nhằm hạn chế các hệ thống vũ khí tự động. Chúng tôi nghĩ rằng các định hướng và tuyên bố chính trị là chưa đủ và phần lớn các quốc gia cũng vậy”.

Thời gian gần đây, nhóm chuyên gia hàng đầu của các chính phủ (GGE) về vũ khí tự động hoá đã nhiều lần tổ chức các phiên thảo luận tại Geneva về các vấn đề liên quan nhằm đề xuất xây dựng và áp dụng một bộ luật về loại vũ khí này như đã từng áp dụng đối với vũ khí hóa học trước đây. Tuy nhiên, cho đến nay các nỗ lực này đều bất thành do không đạt được sự đồng thuận giữa các nước.

Vì vậy, phong trào chống vũ khí AI đã đề xuất một dự thảo nghị quyết lên Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York. Thay vì kêu gọi một lệnh cấm ngay lập tức - điều chắc chắn sẽ thất bại, nghị quyết do Áo đề xuất, chỉ “yêu cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc tìm hiểu quan điểm của các quốc gia thành viên”.

Tin liên quan
Mỹ-Trung Quốc đối thoại ‘thực chất và mang tính xây dựng’ Mỹ-Trung Quốc đối thoại ‘thực chất và mang tính xây dựng’

Kết quả là ngày 1/11/2023, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết L.56, nghị quyết đầu tiên về vũ khí tự động, trong đó nhấn mạnh “nhu cầu cấp thiết của cộng đồng quốc tế phải giải quyết những thách thức và mối lo ngại do hệ thống vũ khí tự động đặt ra”. Cả giới doanh nghiệp, giới nghiên cứu học thuật và các tổ chức phi chính phủ gửi báo cáo và chính thức đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của Liên hợp quốc.

Nghị quyết L.56 được thông qua với 164 phiếu ủng hộ, 5 phiếu chống và 8 phiếu trắng. Trong đó, Trung Quốc là nước bỏ phiếu trắng.

Nhà nghiên cứu Catherine Connolly cho rằng việc Mỹ và phần lớn các nước đã bỏ phiếu ủng hộ là một tín hiệu tích cực, nhưng đáng tiếc là Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng.

Tuy nhiên, đối với Nghị quyết lần này, có một số nội dung Trung Quốc không đồng ý về đặc điểm và định nghĩa. Trên thực tế, Bắc Kinh có xu hướng sử dụng một định nghĩa hẹp duy nhất về “vũ khí tự động”, một định nghĩa chỉ tính tới các hệ thống mà một khi được sử dụng thì “không có sự giám sát của con người và không thể dừng lại”. Điều này khiến Trung Quốc tuyên bố ủng hộ lệnh cấm, trong khi thực tế nó loại trừ phần lớn các hệ thống tự hành đang được quân đội nhiều nước đang tìm cách nghiên cứu, chế tạo.

Học giả James Lewis cho rằng, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc không mang tính ràng buộc, nhưng nếu Mỹ có thể lôi kéo những nước khác như Anh, Pháp và có thể cả EU vào một nỗ lực toàn diện thì có thể sẽ có tiến bộ trong việc thiết lập các quy tắc trong lĩnh vực này.

Cho đến nay, cuộc thảo luận quốc tế về một “tuyên bố chính trị” không mang tính ràng buộc đã thực sự khiến Washington phải hạ thấp tham vọng khi loại bỏ một đoạn liên quan đến việc trao cho AI khả năng kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Phó Thủ tướng Trung Quốc chuẩn bị thăm Mỹ

Phó Thủ tướng Trung Quốc chuẩn bị thăm Mỹ

Nhận lời mời của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong sẽ thăm Mỹ từ ngày 8-12/11.

Điểm tin thế giới sáng 9/11: Nga 'mở lòng' với phương Tây, Anh cấp hệ thống phòng không cho Ba Lan, Mỹ giúp Sri Lanka xây cảng nước sâu

Điểm tin thế giới sáng 9/11: Nga 'mở lòng' với phương Tây, Anh cấp hệ thống phòng không cho Ba Lan, Mỹ giúp Sri Lanka xây cảng nước sâu

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 9/11.

Mỹ-Trung Quốc xác nhận thời điểm và nội dung cuộc gặp thượng đỉnh, Đại sứ Tạ Phong nói về những thách thức

Mỹ-Trung Quốc xác nhận thời điểm và nội dung cuộc gặp thượng đỉnh, Đại sứ Tạ Phong nói về những thách thức

Giới chức Mỹ cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau vào ngày 15/11 tới ...

Tuần lễ cấp cao APEC 2023: Khẳng định vị thế hàng đầu

Tuần lễ cấp cao APEC 2023: Khẳng định vị thế hàng đầu

APEC tiếp tục khẳng định vị thế là diễn đàn hàng đầu châu Á-Thái Bình Dương về hợp tác, liên kết kinh tế, đi đầu ...

Tổng thống Mỹ Biden mong ‘có thể nhấc điện thoại và nói chuyện’ với Trung Quốc nếu có khủng hoảng

Tổng thống Mỹ Biden mong ‘có thể nhấc điện thoại và nói chuyện’ với Trung Quốc nếu có khủng hoảng

Ngày 14/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, nước này không tìm cách rời khỏi Trung Quốc mà thực tế muốn có một mối ...

Trừng phạt dự án khí đốt khủng của Nga, Mỹ ‘nhìn xa trông rộng’; tham vọng của Moscow chẳng hề hấn vì Trung Quốc ra tay?

Trừng phạt dự án khí đốt khủng của Nga, Mỹ ‘nhìn xa trông rộng’; tham vọng của Moscow chẳng hề hấn vì Trung Quốc ra tay?

Mỹ trừng phạt dự án khí đốt lớn của Nga trong khi Trung Quốc có thể vẫn trở thành khách hàng lớn của Moscow, cũng ...

(theo Breaking Defense)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Alexandre Fasel nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cùng tìm kiếm bài hát trên YouTube bằng ứng dụng Gemini và không bỏ lỡ bất kỳ giai điệu yêu thích nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm ...
Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng trên đà giảm mạnh; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9 khiến mốc 2.500 USD đang trở nên rất gần?
Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Có ba nội dung chủ đạo trong Thông điệp quốc gia vừa qua của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Ukraine tấn công sân bay quân sự Nga ở Crimea, Nga cấm một tổ chức do Mỹ thành lập hoạt động, Trung Quốc ca ngợi thành tựu hợp tác với ASEAN, tàu chiến Trung Quốc ...
Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Một nguồn tin cho hay, khinh hạm đa năng Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc Nga sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Australia, New Zealand và Canada kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Tính từ năm 2014 đến nay, các băng nhóm tội phạm đã thu 33 triệu USD từ các vụ bắt cóc tống tiền ở nhiều thành phố của Mozambique.
Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Trong phiên họp kín của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh việc ASEAN không đại diện cho bất kỳ thế lực nào.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Phiên bản di động