Vụ nổ đường ống Nord Stream: Liên hợp quốc 'bó tay’, khả năng Nga được đền bù thiệt hại? (Nguồn: GT) |
Thông báo trên của Phó tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề chính trị và xây dựng hòa bình Rosemary DiCarlo, đồng thời kêu gọi các bên "kiềm chế".
Trước đó, ngày 17/2, Phó Đại sứ Nga tại LHQ Dmitry Polyanskiy đã đề xuất HĐBA dự thảo nghị quyết của HĐBA LHQ, yêu cầu Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres mở một cuộc điều tra quốc tế độc lập và công khai về các vụ tấn công đường ống Nord Stream dẫn khí đốt của Nga sang châu Âu và xác định bên phải chịu trách nhiệm (thủ phạm, bên tài trợ, tổ chức và đồng phạm).
Ngày 22/2, HĐBA tổ chức cuộc họp kín thảo luận về dự thảo nghị quyết của Nga. Tuy nhiên, đến nay, các nước phương Tây hiện không đồng thuận về tài liệu đề xuất của Nga, nhiều nước phản đối dự thảo nghị quyết do Nga chuẩn bị - nhằm thúc giục một cuộc điều tra quốc tế độc lập về các vụ nổ trên đường ống Nord Stream. Điều này đồng nghĩa nhiều khả năng nghị quyết sẽ không được thông qua.
Thông tin mới nhất, theo Reuters, kết quả bỏ phiếu ngày 27/3 tại HĐBA về dự thảo nghị quyết do Nga đề xuất, nhận được 3 phiếu thuận của hai thành viên thường trực là Nga và Trung Quốc, cùng phiếu của Brazil, 12 nước còn lại bỏ phiếu trắng. Dự thảo nghị quyết cần ít nhất 9 phiếu thuận và không có phiếu phủ quyết của 5 thành viên thường trực gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh để được thông qua. |
Trong khi đó, phía Nga, mà cụ thể là người đứng đầu Bộ phận Hợp tác kinh tế của Bộ Ngoại giao Nga Dmitry Birichevsky cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng Thông tấn RIA Novosti rằng, “Moscow không chỉ dự định sẽ nhấn mạnh vào một cuộc điều tra quốc tế toàn diện và công khai, có sự tham gia của đại diện Nga. Không loại trừ khả năng sau này, Nga sẽ nêu vấn đề bồi thường thiệt hại do các vụ phá hoại dự án đường ống vận chuyển khí đốt, được xây dựng bởi công ty Gazprom, do nhà nước Nga kiểm soát.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga sẽ xác định ai đứng sau vụ nổ trước khi yêu cầu bất kỳ khoản bồi thường nào.
“Hiện tại, dữ liệu chỉ ra rằng, một hành động phá hoại quy mô lớn như vậy và một cuộc "tấn công khủng bố" nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng không thể được thực hiện nếu không có sự tham gia của nhà nước và các dịch vụ đặc biệt của nhà nước. Mọi người đều thấy rằng, phương Tây đang áp dụng mọi biện pháp có thể để che đậy vấn đề này… Nhưng Nga sẽ làm mọi thứ có thể để điều tra rõ sự việc”, ông Peskov khẳng định.
Bày tỏ quan điểm riêng, hồi giữa tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ những cáo buộc "hoàn toàn vô nghĩa" rằng Ukraine có thể đứng sau vụ nổ làm tê liệt đường ống dẫn khí đốt Nord Stream, mà ông chủ Điện Kremlin đặt câu hỏi lớn về "người đứng sau vụ việc" và trách nhiệm của Mỹ.
Nhà lãnh đạo Nga chỉ ra, Mỹ có động cơ thực hiện vụ tấn công các đường ống ở biển Baltic, cụ thể, muốn ngăn nguồn cung khí đốt tự nhiên giá rẻ của Nga tới châu Âu và cung cấp cho lục địa này khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt tiền hơn.
Tổng thống Putin cũng tỏ ra đồng ý với kết luận gây chấn động của nhà báo kỳ cựu người Mỹ Seymour Hersh rằng, "Mỹ rất có thể đứng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream".
Ông Putin không nói rõ liệu Moscow có bất kỳ bằng chứng nào để hỗ trợ quan điểm trên hay không. Ông cũng thừa nhận sẽ “rất khó” để đưa toàn bộ sự thật ra ánh sáng. Tuy nhiên, Tổng thống Nga bày tỏ hy vọng, vào một thời điểm nào đó “rốt cuộc sự thực và cách thức tiến hành vụ việc sẽ bị phơi bày"...
Cơ quan năng lượng Đan Mạch đã công bố một bức ảnh về một vật thể hình ống, nhô ra khỏi đáy biển khoảng 40 cm (16 inch) và có đường kính 10 cm cạnh đường ống Nord Stream 2. (Nguồn: Cbsnews) |
Các tuyến đường ống Nord Stream 1 và 2, vận chuyển khí đốt từ Nga sang Đức đi ngầm dưới biển Baltic đã bị tấn công bởi các vụ nổ chưa rõ nguyên nhân vào tháng 9/2022, khiến chúng không thể hoạt động và gây rò rỉ khí metan đáng kể. Moscow gọi đây là hành động “khủng bố quốc tế”.
Chương trình Môi trường LHQ cho biết, các vụ rò rỉ đường ống trên Biển Baltic đã dẫn đến hiện tượng có thể là vụ giải phóng khí metan gây hại cho khí hậu lớn nhất từng được ghi nhận.
Các nước phương Tây, trong đó có Đức, cho biết họ tin rằng các vụ nổ là một hành động cố ý nhưng từ chối cho biết ai chịu trách nhiệm.
Hồi tháng 9 năm ngoái, Thụy Điển và Đan Mạch đã phát hiện 4 đoạn đường ống rò rỉ trong hai tuyến đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga tới Đức qua biển Baltic. Trong số 4 điểm rò rỉ này, 2 điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và 2 điểm thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch.
Các nhà chức trách Nga, Mỹ và EU đều cho rằng, những rò rỉ có thể là kết quả của một cuộc tấn công có chủ đích. Phương Tây và Nga lời qua tiếng lại, đổ lỗi cho nhau. Thuỵ Điển, Đan Mạch và Đức đã mở các cuộc điều tra riêng biệt để thu thập thông tin và tài liệu riêng về sự cố này.
Mới đây nhất, cuối ngày 24/3, Cơ quan năng lượng Đan Mạch đã công bố một bức ảnh về một vật thể hình ống, nhô ra khỏi đáy biển dài khoảng 40,64 cm (16 inch) và có đường kính 10,16 cm (4 inch) cạnh đường ống Nord Stream 2, hiện "không gây rủi ro an toàn ngay lập tức". Nhằm làm rõ thêm bản chất của vật thể, chính quyền Đan Mạch đã quyết định trục vớt vật thể này với sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng. Cơ quan này nói thêm rằng, họ vẫn đang chờ phản hồi từ chủ sở hữu đường ống trước khi bắt đầu hoạt động khôi phục.
Moscow đã lên tiếng hoan nghênh việc Đan Mạch đề nghị nhà điều hành đường ống Nord Stream cùng chứng kiến quá trình tìm hiểu vật thể bí ẩn này.
Hiện tại, rất khó để nói về tương lai của Nord Stream, nhưng theo các chuyên gia, "các đường ống bị hư hỏng có thể khôi phục được".
Các nguồn tin của Reuters vào tuần trước cho biết, các đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 bị vỡ đã được niêm phong và đóng băng, hiện chưa có kế hoạch sửa chữa hoặc kích hoạt lại ngay lập tức.
Nord Stream 1 đã bắt đầu hoạt động vào tháng 11 năm 2011 với chi phí 7,4 tỷ Euro (8 tỷ USD). Việc xây dựng Nord Stream 2 trị giá 11 tỷ USD đã được hoàn thành vào tháng 9/2021, nhưng nó không bao giờ được đưa vào hoạt động sau khi Đức từ chối dự án vài ngày trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine (24/2/2022).
Công ty năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga nắm giữ phần lớn cổ phần dự án đường ống khổng lồ này, phần còn lại thuộc sở hữu của các công ty Đức, Hà Lan và Pháp.
| Giá cà phê hôm nay 28/3/2023: Robusta tiếp nối xu hướng lên, động lượng tăng vẫn còn, khả năng xuất hiện nhịp điều chỉnh giảm Cà phê robusta được hỗ trợ sau khi nhà kinh doanh cà phê Volcafe dự báo thị trường cà phê robusta niên vụ 2023/24 toàn ... |
| Giá vàng hôm nay 27/3/2023: Giá vàng còn tăng trong tuần này, tâm lý đầu cơ giá lên ngồi 'ghế lái', kiên định với đỉnh cao vượt 2.000 USD Giá vàng hôm nay 27/3/2023 khởi động tuần mới khi đã tăng hơn 7% trong tháng này và đang ở gần mức cao kỷ lục ... |
| Gói trừng phạt thứ 11: EU người mệt mỏi, kẻ hào hứng, Ukraine hối chặn nốt ‘đường sống’ của kinh tế Nga Hành vi lách luật và chống lại các kẽ hở của Nga được phía Liên minh châu Âu (EU) cho là sẽ bị chặn đứng ... |
| EU khó thoát khỏi Nga, quyền lực năng lượng ở lục địa già vẫn thuộc về Moscow dù ‘sao đổi ngôi’ Bất chấp xung đột quân sự ở Ukraine, công ty hạt nhân dân sự của Nga - Rosatom vẫn duy trì vị thế quan trọng, ... |