Vượt lên những 'nốt nhạc trầm' năm 2024, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vai trò tất yếu của Đảng Cộng sản trong lịch sử Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. (Nguồn: VGP)

Kinh tế vượt mục tiêu dù gặp nhiều bất lợi khách quan

Đây là trao đổi của PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh với Báo điện tử Chính phủ khi phân tích về những kết quả kinh tế vĩ mô năm 2024 cũng như những mục tiêu đặt ra trong năm 2025 và thời gian tới của đất nước.

Ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng: Năm 2024 có khá nhiều "nốt nhạc trầm", từ bão lũ thiên tai đến những biến động địa chính trị toàn cầu, tác động bất lợi đến kinh tế. Trong bối cảnh ấy, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. GDP đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu của Chính phủ, trong khi các tổ chức quốc tế như WB và IMF đánh giá mức tăng trưởng dao động từ 6,3% đến 7%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 800 tỷ USD, trong đó lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ghi nhận con số hơn 405 tỷ USD, với mức tăng trưởng 14,5%, góp phần đáng kể vào GDP. Lĩnh vực du lịch cũng phục hồi mạnh mẽ với gần 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 40% so với năm 2023. Điều này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng GDP mà còn khẳng định vị thế Việt Nam là điểm đến hấp dẫn sau đại dịch.

Tỉ giá VND/USD ổn định, giúp xuất nhập khẩu và vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng tích cực. Trong quý IV/2024, vốn đầu tư thực hiện tăng hơn 9% so với năm 2023, bất chấp vốn đăng ký giảm nhẹ. Đặc biệt, năng suất lao động lần đầu tiên tăng vượt bậc sau ba năm không đạt mục tiêu, đạt 5,88%, đưa Việt Nam đứng thứ hai ASEAN, chỉ sau Singapore.

Trong bối cảnh nhiều áp lực bủa vây, Chính phủ, các bộ ngành đã khéo léo duy trì ổn định các cân đối vĩ mô với tỉ lệ lạm phát chỉ 3,63%, thấp hơn mục tiêu đề ra, dù đã tăng lương tối thiểu vùng 6% và lương cho cán bộ công chức lên 30%. Điều này cho thấy sự điều hành linh hoạt, hiệu quả từ chính sách tài khóa và tiền tệ.

Lãi suất giảm thêm 0,5% so với cuối năm 2023, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Cùng với đó, các lĩnh vực ưu tiên như nhà ở xã hội, nông nghiệp phát thải thấp và ngành lâm thủy sản đều được chú trọng.

Tin liên quan
EuroCham: Kinh tế Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc, là điểm đến đầu tư lý tưởng EuroCham: Kinh tế Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc, là điểm đến đầu tư lý tưởng

Thị trường chứng khoán (TTCK) và trái phiếu DN cũng vận hành ổn định, với nhiều dấu hiệu khởi sắc. Đầu tư công dự kiến đạt mức cao kỷ lục 711.000 tỷ đồng, với tỉ lệ giải ngân dự kiến đạt 95%, phản ánh cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng thông qua đầu tư hạ tầng. Việc giảm vay nợ công và quản lý ngân sách hiệu quả cũng giúp cải thiện sức khỏe tài chính quốc gia.

Đáng chú ý, tại Diễn đàn quốc gia phát triển DN công nghệ số lần thứ VI, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số đối với kinh tế quốc gia. Tổng Bí thư đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để đảm bảo sự phát triển vững mạnh của công nghệ số và DN công nghệ số quốc gia. Tổng Bí thư chỉ ra điểm yếu lớn là năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) hiện vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn lực từ nước ngoài, hạn chế khả năng tự chủ công nghệ của Việt Nam. Bên cạnh đó, khả năng thu hút nhân tài công nghệ cao cũng chưa đủ mạnh, dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lực chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đổi mới sáng tạo của các DN. Trình độ công nghệ của các DN Việt Nam nhìn chung còn thấp, chỉ tham gia ở mức rất khiêm tốn trong chuỗi cung ứng toàn cầu... Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh tâm đắc với những phát biểu trên đồng thời cho rằng, Chính phủ đang rất nỗ lực tìm cách thay đổi tình hình, nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị. Thực tế, Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế: Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193; chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194...

Tuy nhiên, để thực bảo đảm sự phát triển vững mạnh, nâng cao vị thế trên chuỗi giá trị toàn cầu đòi hỏi những biện pháp toàn diện, quyết liệt hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, phấn đấu đưa toàn bộ các dịch vụ công lên các nền tảng số, nâng cấp nền kinh tế số, thúc đẩy chuyển đổi số một cách thần tốc, hiệu quả, có tính bứt phá toàn diện hơn, thực hiện "mục tiêu kép" vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở trình độ cao, vừa hình thành các DN công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Vị chuyên gia bày tỏ đồng tình với việc vừa qua, lãnh đạo Chính phủ dành nhiều tâm sức, tích cực thu hút các DN trong lĩnh vực bán dẫn, sản xuất chip, AI... vào Việt Nam. Đã có thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

Lãnh đạo Chính phủ cũng đã đề nghị Intel hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ sinh thái số, hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái đầu tư, xây dựng trung tâm nghiên cứu để phát triển lâu dài tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp này, cần sự chung tay vào cuộc của các bộ ngành, chuyên gia, đồng thời cần có các cơ chế ưu đãi tài chính, hạ tầng, chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực chất lượng cao...

Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, việc áp dụng yêu cầu về chuyển giao công nghệ với DN FDI là cần thiết, tuy nhiên, trước mắt Việt Nam vẫn cần tiếp tục phát huy những cơ chế, thế mạnh sẵn có thu hút nhiều DN FDI trong lĩnh vực khoa học công nghệ, chế biến chế tạo để tăng trưởng kinh tế. Các tập đoàn lớn vào Việt Nam thường có rất nhiều DN, các nhà cung cấp có kinh nghiệm"theo chân", DN Việt cạnh tranh không hề đơn giản. Muốn thành công, bản thân nội lực DN trong nước cũng cần phải tăng lên trong việc hấp thu công nghệ.

Cần có cơ chế đột phá, hỗ trợ khuyến khích thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ của những DN nội địa. Từ đó, năng lực về khoa học công nghệ của DN Việt mới phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, dần tham gia ở vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Năm 2025, phát huy động lực tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Bước sang năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8%, thể hiện qua Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Chính phủ cũng đã nhanh chóng ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025; Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.

Các văn bản này tập trung vào việc cải cách môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, trí tuệ nhân tạo (AI), và công nghiệp chế biến chế tạo.

Chuyển đổi số được xem là động lực tăng trưởng dài hạn, với các lĩnh vực như điện toán đám mây, sản xuất chip bán dẫn và dữ liệu lớn (big data) đóng vai trò quan trọng. Chính phủ cũng tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục giữ vai trò đầu tàu, thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao năng suất lao động. Việc khuyến khích DN trong nước phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt được coi là yếu tố then chốt để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tin liên quan
Đổi mới, sáng tạo, áp dụng chuyển đổi số trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ Đổi mới, sáng tạo, áp dụng chuyển đổi số trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ

Công tác cải cách thể chế đang được triển khai tích cực, các luật mới ban hành sẽ dần có hiệu lực nên cần xây dựng các quy định hướng dẫn để sớm đi vào cuộc sống.

Quá trình cải cách sắp xếp, tinh gọn bộ máy với khối lượng công việc khổng lồ cũng đang triển khai quyết liệt, mang lại nhiều kỳ vọng tích cực. Trong đó, một yêu cầu đặt ra là bảo đảm tính liên tục trong công việc như chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Theo tính toán, thời gian tới khối lượng công việc của Chính phủ rất lớn. Sẽ phải tiếp tục triển khai sửa đổi hàng trăm Luật, Nghị định để triển khai các chính sách mới thúc đẩy tăng trưởng, đi đôi với duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành giá cả, kiểm soát lạm phát, phát triển các thị trường...

Đáng chú ý, tại các Nghị quyết 01, 02, Chính phủ đã có yêu cầu cụ thể với các bộ, ngành, địa phương, trong đó nhiều việc được "giao khoán" cho người đứng đầu các đơn vị, đồng thời Chính phủ cũng sẽ tổ chức giám sát chặt chẽ việc triển khai các Nghị quyết này.

"Những nỗ lực của Chính phủ trong năm 2024 đã đặt nền tảng vững chắc cho mục tiêu tăng trưởng bền vững năm 2025. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, DN và người dân, Việt Nam không chỉ hướng đến tăng trưởng kinh tế cao mà còn khẳng định vị thế trong khu vực và trên thế giới thông qua đổi mới sáng tạo và hội nhập toàn cầu", chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam

Phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam

Chiều ngày 22/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự Hội nghị ‘Phát huy nội ...

Đường sắt tốc độ cao: Đưa nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trên thế giới

Đường sắt tốc độ cao: Đưa nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trên thế giới

Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 20/9/2024, trong đó, xác định thống nhất chủ trương đầu ...

'Mổ xẻ' mô hình phát triển kinh tế mới của Trung Quốc

'Mổ xẻ' mô hình phát triển kinh tế mới của Trung Quốc

Những thay đổi trong phương thức phát triển của một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Trung Quốc sẽ tác động sâu ...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc năm 2024

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc năm 2024

Sáng 6/1, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm ...

'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện Mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là “mỏ vàng” ...

(theo VGP)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Việc cải tổ chính quyền liên bang có thật sự giúp Mỹ tập trung nhiều nguồn lực hơn vào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc - một ưu tiên hàng ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/2: Yen Nhật tăng so với hầu hết các loại tiền tệ chính

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/2: Yen Nhật tăng so với hầu hết các loại tiền tệ chính

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/2 ghi nhận đồng USD và đồng Yen cùng các loại tiền tệ trú ẩn an toàn đã tăng giá.
EU thông qua gói trừng phạt Nga thứ 16, 'đánh' vào ngành nhôm, ngắt kết nối 13 ngân hàng

EU thông qua gói trừng phạt Nga thứ 16, 'đánh' vào ngành nhôm, ngắt kết nối 13 ngân hàng

Đại diện thường trực của 27 quốc gia thành viên EU đã thông qua gói trừng phạt thứ 16 đối với Nga và sẽ công bố ngày 24/2 tới.
Thi đấu thăng hoa, Mbappe đạt mốc 500 bàn thắng và kiến tạo

Thi đấu thăng hoa, Mbappe đạt mốc 500 bàn thắng và kiến tạo

Tỏa sáng rực rỡ ở trận Real Madrid thắng Man City tại lượt về vòng play-off Champions League, Mbappe thiết lập nhiều dấu mốc đáng nhớ.
Phát động Chiến dịch gây quỹ 'Hành trình nhân đạo – Lan tỏa yêu thương' trên ứng dụng Thiện nguyện

Phát động Chiến dịch gây quỹ 'Hành trình nhân đạo – Lan tỏa yêu thương' trên ứng dụng Thiện nguyện

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động Chiến dịch gây quỹ 'Hành trình nhân đạo – Lan tỏa yêu thương' từ ngày 14/2-14/4/2025 trên ứng dụng Thiện nguyện.
Lần đầu tiên HLV Pep Guardiola vắng mặt ở vòng 1/8 UEFA Champions League

Lần đầu tiên HLV Pep Guardiola vắng mặt ở vòng 1/8 UEFA Champions League

Để thua Real Madrid với tổng tỷ số 3-6, Man City phải dừng bước ở Champions League 2024/25, là lần đầu tiên HLV Pep bị loại trước vòng 16 đội.
EU thông qua gói trừng phạt Nga thứ 16, 'đánh' vào ngành nhôm, ngắt kết nối 13 ngân hàng

EU thông qua gói trừng phạt Nga thứ 16, 'đánh' vào ngành nhôm, ngắt kết nối 13 ngân hàng

Đại diện thường trực của 27 quốc gia thành viên EU đã thông qua gói trừng phạt thứ 16 đối với Nga và sẽ công bố ngày 24/2 tới.
Giá vàng hôm nay 20/2/2025: Giá vàng tăng bền vững, có thể diễn ra cú sập? Mức 3.100 USD/ounce sắp xuất hiện

Giá vàng hôm nay 20/2/2025: Giá vàng tăng bền vững, có thể diễn ra cú sập? Mức 3.100 USD/ounce sắp xuất hiện

Giá vàng hôm nay 20/2/2025 giữ đà đi lên bền vững ở thị trường thế giới và trong nước.
Tổng thống Trump 'ngắm bắn' vào lĩnh vực thiết yếu của Ukraine, Kiev có thể 'lõm ví', Mỹ khó tránh thiệt hại

Tổng thống Trump 'ngắm bắn' vào lĩnh vực thiết yếu của Ukraine, Kiev có thể 'lõm ví', Mỹ khó tránh thiệt hại

'Cơn bão' thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Ukraine.
OPEC+ có thành viên mới

OPEC+ có thành viên mới

Brazil đã quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).
Chỉ trích thuế quan của Mỹ, Trung Quốc 'gõ cửa' Nhật Bản, kêu gọi hợp tác

Chỉ trích thuế quan của Mỹ, Trung Quốc 'gõ cửa' Nhật Bản, kêu gọi hợp tác

Trung Quốc cảnh báo, các mức thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt hoặc đã áp đặt có nguy cơ gây lạm phát.
Giá vàng hôm nay 19/2/2025: Giá vàng lên như 'vũ bão', có thể chạm 3.300 USD/ounce do đầu cơ, không 'bỏ trứng vào một giỏ'

Giá vàng hôm nay 19/2/2025: Giá vàng lên như 'vũ bão', có thể chạm 3.300 USD/ounce do đầu cơ, không 'bỏ trứng vào một giỏ'

Giá vàng hôm nay 19/2/2025 vẫn giữ đà tăng mạnh cả ở thị trường thế giới và trong nước.
Bất động sản: Tăng cường xử lý vi phạm liên quan nhà ở xã hội, điều kiện để được mua căn hộ 25 triệu đồng/m2 sát trung tâm Hà Nội

Bất động sản: Tăng cường xử lý vi phạm liên quan nhà ở xã hội, điều kiện để được mua căn hộ 25 triệu đồng/m2 sát trung tâm Hà Nội

Ttăng cường xử lý vi phạm liên quan nhà ở xã hội, điều kiện để được mua căn hộ 25 triệu đồng/m2 tại Hà Nội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản khởi sắc nhờ chính sách và động lực giải ngân vốn nhóm công trình hạ tầng

Thị trường bất động sản khởi sắc nhờ chính sách và động lực giải ngân vốn nhóm công trình hạ tầng

Các chuyên gia dự báo, bất động sản vẫn là kênh đầu tư tốt trong năm 2025.
Fresia Riverside - Tiện nghi sống đẳng cấp bên thềm căn hộ

Fresia Riverside - Tiện nghi sống đẳng cấp bên thềm căn hộ

Fresia Riverside mang đến đặc quyền sống tận hưởng vượt chuẩn mỗi ngày với bộ sưu tập hạ tầng tiện ích nội khu hoàn hảo, khởi đầu cho cuộc sống viên mãn, đong đầy hạnh ...
Bất động sản: Thị trường chững lại, người mua nghe ngóng, Bộ Tư pháp nói gì về đề xuất đánh thuế cao với ‘lướt sóng’ nhà đất?

Bất động sản: Thị trường chững lại, người mua nghe ngóng, Bộ Tư pháp nói gì về đề xuất đánh thuế cao với ‘lướt sóng’ nhà đất?

Việc đánh thuế theo thời gian sở hữu nhà đất là không khả thi; giá chung cư Hà Nội chững lại, khó giảm sâu… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Khó như sở hữu nhà Hà Nội, Hải Phòng chấn chỉnh đấu giá đất, thị trường bắt đầu chu kỳ mới, dự báo phân khúc ‘lên ngôi’

Bất động sản: Khó như sở hữu nhà Hà Nội, Hải Phòng chấn chỉnh đấu giá đất, thị trường bắt đầu chu kỳ mới, dự báo phân khúc ‘lên ngôi’

Người dân ngày càng khó khăn khi tiếp cận nhà ở tại Hà Nội, năm 2025 bắt đầu chu kỳ mới… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới, 76 khu công nghiệp phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/2: Yen Nhật tăng so với hầu hết các loại tiền tệ chính

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/2: Yen Nhật tăng so với hầu hết các loại tiền tệ chính

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/2 ghi nhận đồng USD và đồng Yen cùng các loại tiền tệ trú ẩn an toàn đã tăng giá.
Pi Network chuẩn bị bước vào giai đoạn Open Network

Pi Network chuẩn bị bước vào giai đoạn Open Network

Ngày 20/2, Pi Network - một trong những nền tảng tiền ảo gây nhiều tranh cãi - sẽ chính thức bước vào giai đoạn Open Network.
Hoàn tiền lên tới 40% cho chủ thẻ BIDV Business

Hoàn tiền lên tới 40% cho chủ thẻ BIDV Business

Chương trình này áp dụng cho doanh nghiệp phát hành mới thẻ BIDV Business trong thời gian từ 1/1 đến 30/6 cùng nhiều ưu đãi vượt trội khác.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/2: Yen Nhật tụt dốc, vai trò trú ẩn an toàn đẩy USD đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/2: Yen Nhật tụt dốc, vai trò trú ẩn an toàn đẩy USD đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/2 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các loại tiền tệ chính vào phiên giao dịch vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/2: USD xuống mức thấp nhất trong hai tháng, Yen Nhật đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/2: USD xuống mức thấp nhất trong hai tháng, Yen Nhật đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/2 ghi nhận đồng Yen tăng vào phiên giao dịch vừa qua, nhờ dữ liệu tăng trưởng lạc quan của Nhật Bản.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/2: USD đối mặt với bức tranh tiêu cực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/2: USD đối mặt với bức tranh tiêu cực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/2 ghi nhận đồng USD neo dưới mốc 107, bức tranh ngắn hạn là khá tiêu cực.
Phiên bản di động