TIN LIÊN QUAN | |
Covid-19: Những cơ sở kinh doanh hàng thiết yếu nào ở Hà Nội được phép mở cửa? | |
Tránh dịch Covid-19, giới siêu giàu châu Á cân nhắc mua đảo riêng |
Các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt với với viễn cảnh suy thoái do dịch Covid-19 gây ra. (Nguồn: VOV) |
Chiều 31/3, Ngân hàng Thế giới World Bank (WB) tại Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo trực tuyến công bố Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương số tháng 4/2020 với tiêu đề “Đông Á và Thái Bình Dương thời Covid-19”.
Dự báo tăng trưởng từ âm 0,5% đến 2,1%
Tại buổi họp báo, WB cho biết, để ứng phó với các cuộc khủng hoảng thông thường, hầu hết các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sử dụng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp và quản lý tài chính cẩn trọng. Nhưng hiện tại, thế giới đang chứng kiến sự xuất hiện đồng thời của nhiều tình huống bất lợi. Vì vậy, việc các nền kinh tế bị tổn thương có lẽ không thể tránh khỏi ở bất kỳ các quốc gia nào.
WB dự báo, tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển Đông Á và Thái Bình Dương theo kịch bản cơ sở sẽ giảm còn 2,1% và theo kịch bản tình huống thấp hơn sẽ giảm xuống mức âm 0,5% vào năm 2020, so với dự báo 5,8% vào năm 2019.
Tăng trưởng ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương không tính Trung Quốc được dự báo theo kịch bản cơ sở sẽ giảm từ 4,7% năm 2019 xuống 1,3% và theo kịch bản tình huống thấp hơn còn âm 2,9%. Đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, WB nhận thấy, tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo theo kịch bản cơ sở sẽ giảm còn 2,3% và theo kịch bản tình huống thấp sẽ ở mức 0,1% vào năm 2020, so với 6,1% vào năm 2019.
WB cho rằng, cú sốc từ đại dịch Covid-19 cũng tác động nghiêm trọng đến nỗ lực giảm nghèo trên toàn khu vực. Ước tính theo kịch bản cơ sở về tăng trưởng, số người thoát nghèo toàn khu vực giảm khoảng 24 triệu người trong năm 2020 so với trường hợp không có đại dịch (theo ngưỡng nghèo 5,50 USD/ngày). Nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi, số người nghèo ước tính sẽ lên tới 11 triệu người. Do đó, việc kiềm chế và kiểm soát được đại dịch sẽ giúp các nền kinh tế trong khu vực hồi phục một cách bền vững, mặc dù rủi ro vẫn còn đáng kể do căng thẳng trên thị trường tài chính.
“Các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương trước đó đã phải gồng mình chống chọi với căng thẳng thương mại quốc tế và thiếu hụt nguồn cung từ Trung Quốc do dịch Covid-19 hoành hành ở quốc gia này, nay lại phải đối mặt với đối mặt với viễn cảnh suy thoái và cú sốc tài chính toàn cầu”, bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB nhấn mạnh.
6 khuyến nghị từ WB
WB nhận thấy, để giảm thiểu một số tác động của dịch Covid-19 tới kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, các quốc gia trong khu vực này buộc phải hành động ngay, đưa ra những chính sách như đầu tư cấp bách tăng cường năng lực hệ thống y tế, ban hành các biện pháp tài khóa có chọn lọc. WB đưa ra 6 khuyến nghị như sau:
Toàn cảnh buổi họp báo trực tuyến của WB chiều 31/3. (Ảnh chụp màn hình) |
Thứ nhất, điều chỉnh cả chính sách y tế và chính sách kinh tế vĩ mô. Để ngăn ngừa lây nhiễm, chính phủ nhiều nơi đang áp dụng các biện pháp kiểm soát truyền nhiễm như hạn chế đi lại, chỉ ra đường khi thực sự cần thiết nhằm góp phần làm "phẳng đường cong" đại dịch. Song song với đó, để giảm thiểu hệ quả là tác động kinh tế bất lợi, chính phủ các nước còn tiến hành các biện pháp tiền tệ, tài khóa và tái cơ cấu để "làm phẳng đường cong suy thoái". Ngoài ra, đầu tư sớm hơn cho hệ thống y tế có thể giảm nhu cầu phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa tốn kém khi đại dịch tấn công.
Thứ hai, khẩn trương nâng cao năng lực chăm sóc y tế để đáp ứng nhu cầu có thể tăng vọt trong giai đoạn kéo dài. Ngoài việc mở rộng các cơ sở y tế truyền thống và các nhà máy sản xuất thiết bị, cần phải có các biện pháp đổi mới sáng tạo để chuyển đổi giường bệnh thông thường thành giường hồi sức tích cực và nhanh chóng đào tạo nhân lực cho ngành chăm sóc y tế cơ bản. Để đảm bảo người nghèo được tiếp cận đầy đủ, cần phải cung cấp dịch vụ xét nhiệm và điều trị miễn phí hoặc theo giá trợ cấp.
Thứ ba, điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ để ứng phó với khủng hoảng dịch Covid-19. Chính sách kinh tế vĩ mô nới lỏng không giúp nhiều trong việc đẩy mạnh sản xuất và tạo việc làm trong giai đoạn người lao động buộc phải ở nhà. Thay vào đó, cần thực hiện các biện pháp tài khóa hỗ trợ công tác ứng phó y tế công cộng và trợ cấp xã hội nhằm chống đỡ các cú sốc, đặc biệt cho những người dễ tổn thương nhất về kinh tế.
Thứ tư, trong khu vực tài chính, cần giúp các hộ gia đình tiếp cận tín dụng dễ hơn để giúp họ vượt qua khó khăn và bình ổn tiêu dùng, đồng thời nới lỏng cơ hội tiếp cận thanh khoản cho doanh nghiệp để giúp họ sống sót qua thời kỳ bị gián đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần đảm bảo công khai thông tin về rủi ro và thông báo rõ ràng về nhu cầu giám sát để tránh bất ổn tài chính, đặc biệt ở những nền kinh tế có nợ khu vực tư nhân ở mức cao. Đối với các nước nghèo, xoá nợ là cần thiết, cần đảm bảo nguồn lực quan trọng có thể được tập trung quản lý tác động kinh tế và y tế của đại dịch.
Thứ năm, chính sách thương mại mở phải được duy trì. Điều này góp phần duy trì sản xuất hàng cung ứng thiết yếu cho người tiêu dùng trong nước, một số quốc gia bắt đầu hạn chế xuất khẩu các mặt hàng y tế.
Thứ sáu, trong tất cả các vấn đề trên, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tăng cường hợp tác công tư, đặc biệt nhằm đảm bảo nguồn cung các mặt hàng y tế quan trọng. Tất cả các quốc gia phải ghi nhận rằng, tăng cường chiều sâu hợp tác quốc tế là "liều vaccine" hiệu quả nhất để chống lại nguy cơ do dịch Covid-19 gây ra, ngoài các biện pháp mạnh mẽ trong nước.
WB đang triển khai gói tài chính nhanh trị giá 14 tỷ USD nhằm tăng cường ứng phó đại dịch Covid-19 và rút ngắn thời gian phục hồi. IFC (Tổ chức Tài chính Quốc tế) đang cung cấp nguồn tài chính 8 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp khu vực tư nhân chịu ảnh hưởng của đại dịch và để giữ việc làm. IBRD và IDA (Ngân hàng Tái thiết và Phát triển, và Hiệp hội Phát triển Quốc tế) đang chuẩn bị gói 6 tỷ USD ban đầu để ứng phó về y tế. Khi các quốc gia cần hỗ trợ tổng thể hơn, WB sẽ triển khai đến 160 tỷ USD trong vòng 15 tháng để phòng vệ cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương, hỗ trợ các doanh nghiệp và đẩy mạnh phục hồi kinh tế. |
TGVN. Cựu Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen ngày 30/3 nhận định, khó có thể dự đoán mức độ suy ... |
Covid-19 khiến kinh tế ASEAN đi vào 'thế bí' TGVN. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ảnh hưởng tới các nền kinh tế ASEAN trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chững lại, ... |
Hậu dịch Covid-19, cú sốc kinh tế thứ hai đối với Bắc Kinh có ‘hình thù’ thế nào? TGVN. Vào cuối tháng trước, các doanh nghiệp Trung Quốc còn lo lắng khi các đơn hàng nội địa bị hủy do lệnh phong tỏa. ... |