📞

WEF 2023 ghi nhận kỷ lục mới; khủng hoảng năng lượng, xung đột Nga-Ukraine là những vấn đề được 'để mắt'

Linh Chi 10:10 | 17/01/2023
Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023 với chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh" diễn ra từ ngày 16-20/1 tại Davos, Thụy Sỹ.
WEF chính thức khai mạc tại Thụy Sỹ ngày 16/1. Hình ảnh hồ Davos ở Davos, Thụy Sỹ. (Nguồn: CNN)

nằm trên bờ sông Landwasser của Thụy Sỹ.

Tại WEF 2023, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về thế giới ngày nay và tương lai trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng đang diễn ra đòi hỏi phải có những hành động tập thể táo bạo.

Theo người sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF GS. Klaus Schwab, mục tiêu của Hội nghị là thảo luận cách thức giải quyết phân hóa và xói mòn lòng tin đang gia tăng ở cả cấp độ toàn cầu và cấp độ quốc gia, thông qua tăng cường hợp tác giữa các chính phủ và doanh nghiệp, tạo điều kiện phục hồi mạnh mẽ và bền vững.

GS. Klaus Schwab cho hay: "Các cuộc khủng hoảng kinh tế, môi trường, xã hội và địa chính trị đang gây ra những yếu tố bất ổn trên quy mô toàn cầu. Cuộc họp thường niên tại Davos sẽ nỗ lực cùng hợp tác giữa các quốc gia, chính phủ để vượt qua những thách thức này".

Chủ đề của Diễn đàn năm nay là "Hợp tác trong một thế giới bị phân mảnh", nhưng thách thức toàn cầu nào sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo khi đến Davos?

Dưới đây là những vấn đề được các nhà lãnh đạo "để mắt" trong năm nay.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Các chuyên gia tại WEF mô tả, 2023 là "năm của cuộc khủng hoảng đa tầng", một năm mà tất cả các vấn đề nhân loại đang phải đối mặt trở nên đan xen hơn, gây tổn hại nhiều hơn bao giờ hết và cũng khó giải quyết hơn.

Trong ngắn hạn, những vấn đề này đang được tóm tắt thành một thách thức chính: Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Phần lớn các nhà kinh tế trưởng của WEF đang dự đoán, một cuộc suy thoái toàn cầu trong năm nay là kết quả của những "cơn gió ngược" địa chính trị và kinh tế từ chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cùng với lạm phát tăng phi mã.

Để tránh những kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra, những người đứng đầu chính phủ và thống đốc ngân hàng trung ương - nhiều người trong số họ tham dự WEF năm nay - đang phải đối mặt với tình thế "tiến thoái lưỡng nan".

Câu hỏi họ cần tìm lời giải đáp là liệu có nên chi nhiều tiền hơn cho người dân để "hạ nhiệt" chi phí sinh hoạt hay không?

Chiến dịch quân sự đang diễn ra ở Ukraine

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã chi phối cuộc họp đặc biệt của WEF vào tháng 5/2022. Giống như WEF 2022, năm nay, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy dự kiến có bài phát biểu tại sự kiện dưới hình thức trực tuyến.

Về phía Nga, WEF 2023 đánh dấu năm thứ hai liên tiếp quốc gia này vắng mặt.

Xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra vẫn là một trong những vấn đề cấp bách nhất cần được thảo luận trong năm nay, đặc biệt là khi cuộc khủng hoảng này đang tác động đến an ninh toàn cầu, chính sách quốc phòng, năng lượng và sản xuất lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

WEF 2023 thu hút con số kỷ lục: 2.700 người tham dự. Một số cái tên đáng chú ý như: Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry.

(theo Euro News, CNN)