Giám đốc khu vực châu Phi của WHO Matshidiso Moeti kêu gọi các quốc gia gỡ bỏ các lệnh cấm đi lại với các nước ở miền Nam châu Phi. (Nguồn: AP) |
Trong văn bản cố vấn kỹ thuật cho 194 quốc gia thành viên, cơ quan của LHQ cũng kêu gọi các bên đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên cao và "đảm bảo việc áp dụng các kế hoạch giảm thiểu" nhằm duy trì dịch vụ sức khỏe thiết yếu.
WHO nhấn mạnh: "Omicron có số lượng đột biến tăng nhanh chưa từng có. Nguy cơ toàn cầu nhìn chung liên quan biến thể này được đánh giá ở mức độ rất cao".
Theo WHO, cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về khả năng Omicron né được hệ miễn dịch do vaccine và các biến thể trước đó tạo ra, đồng thời cho biết sẽ công bố thêm dữ liệu chi tiết trong những tuần tới.
Cơ quan y tế của LHQ cho biết thêm: "Dự kiến tiếp tục có các ca mắc và lây nhiễm Covid-19 trong cơ thể những người đã tiêm chủng, mặc dù với tỷ lệ nhỏ và dự đoán được".
Mặc dù vậy, liên quan các biện phấp cấm đi lại mà nhiều nước đã áp dụng đối với một số quốc gia miền Nam châu Phi do lo ngại biến thể Omicron, ngày 28/11, Giám đốc khu vực châu Phi của WHO Matshidiso Moeti bày tỏ không ủng hộ, đồng thời kêu gọi các quốc gia gỡ bỏ các lệnh cấm này.
Trong tuyên bố, bà Moeti đồng thời kêu gọi các quốc gia tuân thủ các cơ sở khoa học và y tế quốc tế để tránh sử dụng các biện pháp hạn chế đi lại.
Cho rằng, "việc hạn chế đi lại có thể đóng vai trò trong việc giảm nhẹ sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 nhưng sẽ tạo ra gánh nặng cho cuộc sống và sinh kế", quan chức WHO đồng thời nhấn mạnh, bất cứ quốc gia nào áp dụng lệnh cấm đều phải tuân thủ những công cụ ràng buộc pháp lý của luật pháp quốc tế được hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận.
Bà Moeti cũng khen ngợi Nam Phi đã tuân thủ các quy định y tế quốc tế và thông báo cho WHO ngay sau khi phòng thí nghiệm quốc gia xác định được biến thể Omicron.
Bà tuyên bố: "Tốc độ và sự minh bạch của chính phủ Nam Phi và Botswana trong việc thông báo cho thế giới về biến thể mới cần được khen ngợi. WHO luôn sát cánh cùng các nước châu Phi đã dũng cảm chia sẻ những thông tin sống còn như vậy, giúp bảo vệ thế giới chống lại sự lây lan của Covid-19".
Các ca Covid-19 với biến thể Omicron đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới dẫn tới việc nhiều chính phủ vội vã đóng cửa biên giới ngay cả khi các nhà khoa học cảnh báo rằng không rõ liệu biến thể mới có đáng báo động hơn các biến thể khác của virus hay không.
Trong khi nghiên cứu về biến thể Omicron vẫn đang tiếp tục, WHO khuyến nghị tất cả các quốc gia "nên thực hiện cách tiếp cận dựa trên rủi ro và khoa học, cũng như áp dụng các biện pháp có thể hạn chế khả năng lây lan của nó".
| Sắp bước sang năm Covid-19 thứ 3, WHO mở cuộc họp chưa từng có tiền lệ Ngày 28/11, các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt được đồng thuận trong việc khởi động tiến trình ... |
| Biến thể Omicron: Anh kêu gọi G7 họp khẩn, Indonesia mạnh tay, Nhật Bản đóng cửa Theo hãng tin CNN (Mỹ), một số nhà khoa học cho rằng, biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có thể đã xuất hiện ở vùng ... |