WHO công bố 6 nguyên tắc hướng dẫn việc thiết kế và sử dụng AI trong y tế

Chu Văn
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng tăng trong y tế tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các Chính phủ, nhà cung cấp và cộng đồng. AI có nhiều hứa hẹn trong việc cải thiện việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y học trên toàn thế giới, nhưng điều này chỉ đạt được khi đạo đức và quyền con người được đặt làm trọng tâm trong quá trình thiết kế, triển khai và sử dụng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
who-chinh-thuc-bi-my-cat-dut-quan-he-an-dinh-thoi-diem-cu-doi-dieu-tra-sang-trung-quoc
Theo WHO, trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ cải thiện việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới nếu đạo đức và quyền con người được đặt làm trọng tâm trong quá trình thiết kế.

Ngày 28/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố Báo cáo Đạo đức và quản trị trí tuệ nhân tạo trong y tế, là báo cáo toàn cầu đầu tiên về vấn đề này và là kết quả 2 năm tham vấn của hội đồng các chuyên gia quốc tế của WHO.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, báo cáo cung cấp các hướng dẫn quan trọng cho các nước nhằm tối đa hóa lợi ích cũng như giảm thiểu các nguy cơ của AI.

AI đã được sử dụng ở một số nước phát triển nhằm nâng cao tốc độ và độ chính xác của việc chẩn đoán, hỗ trợ chăm sóc lâm sàng, tăng cường nghiên cứu và phát triển thuốc và hỗ trợ nhiều trong y tế công cộng như theo dõi bệnh dịch, ứng phó bệnh dịch và quản lý hệ thống y tế.

AI cũng cho phép bệnh nhân quản lý các vấn đề sức khỏe cũng như hiểu được các nhu cầu y tế của họ, nó cũng giúp các nước nghèo tài nguyên và các cộng đồng ở khu vực nông thôn tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế.

Mặc dù vậy, báo cáo cũng nêu cần đề phòng việc đánh giá quá mức về lợi ích của AI trong y tế, đặc biệt trong bối cảnh cần chi phí, đầu tư và chiến lược để đạt được mục tiêu bao phủ y tế toàn cầu.

Báo cáo cũng chỉ ra những thách thức và nguy cơ như: sử dụng dữ liệu một cách phi đạo đức, vấn đề an toàn của bệnh nhân, an ninh mạng, việc sử dụng AI không được kiểm soát có thể khiến quyền và lợi ích của bệnh nhân và của cộng đồng bị phụ thuộc vào lợi ích thương mại của các công ty công nghệ hoặc của các chính phủ trong giám sát và kiểm soát xã hội.

Do đó, các hệ thống AI cần được thiết kế cẩn thận để phản ánh sự đa dạng của các môi trường kinh tế xã hội và hệ thống y tế, đi kèm với đào tạo về kỹ năng kỹ thuật số, tăng cường sự tham gia cộng đồng và nâng cao nhận thức, đặc biệt là đối với hàng triệu nhân viên y tế.

Các chính phủ, nhà cung cấp và người lập trình phải làm việc cùng nhau để giải quyết các mối quan tâm về vấn đề đạo đức và nhân quyền ở mọi giai đoạn của quá trình thiết kế, phát triển và triển khai AI.

Sáu nguyên tắc để đảm bảo AI hoạt động vì lợi ích công cộng ở tất cả các quốc gia

Để hạn chế rủi ro và tối đa hóa các cơ hội nội tại của việc sử dụng AI cho sức khỏe, WHO đưa ra 6 nguyên tắc sau đây làm cơ sở cho các quy định và quản trị AI:

Bảo vệ quyền tự chủ của con người: Trong bối cảnh chăm sóc y tế, con người cần duy trì quyền kiểm soát các hệ thống chăm sóc sức khỏe và các quyết định y tế; quyền riêng tư và bí mật cần được bảo vệ, và bệnh nhân phải đưa ra sự đồng ý hợp lệ được thông qua các khuôn khổ pháp lý thích hợp để bảo vệ dữ liệu.

Thúc đẩy hạnh phúc và an toàn của con người và lợi ích công cộng: Các nhà thiết kế công nghệ AI phải đáp ứng các yêu cầu quy định về an toàn, độ chính xác và hiệu quả đối với các trường hợp sử dụng hoặc chỉ định được xác định rõ ràng. Phải có các biện pháp kiểm soát chất lượng trong thực tế và cải tiến chất lượng trong việc sử dụng AI.

Đảm bảo tính minh bạch, dễ giải thích và dễ hiểu: Tính minh bạch yêu cầu phải công bố hoặc ghi chép đầy đủ thông tin trước khi thiết kế hoặc triển khai công nghệ AI. Những thông tin đó phải dễ dàng tiếp cận và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham vấn và tranh luận có ý nghĩa của cộng đồng về cách công nghệ được thiết kế và cách nên hoặc không nên sử dụng công nghệ.

Tăng cường trách nhiệm và trách nhiệm giải trình đối với các bên liên quan: Mặc dù các công nghệ AI thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, các bên liên quan có trách nhiệm đảm bảo rằng chúng được sử dụng trong các điều kiện thích hợp và bởi những người được đào tạo thích hợp. Cần có các cơ chế hiệu quả để đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề cho các cá nhân và nhóm bị ảnh hưởng bất lợi bởi các quyết định dựa trên thuật toán.

Đảm bảo tính bao trùm và tiếp cận công bằng: Tính bao trùm đòi hỏi AI cho y tế phải được thiết kế để khuyến khích sử dụng và tiếp cận công bằng rộng rãi nhất có thể, không phân biệt tuổi tác, giới tính, thu nhập, chủng tộc, dân tộc, khuynh hướng tình dục, khả năng hoặc các đặc điểm khác được bảo vệ theo các quy định về quyền con người.

Thúc đẩy các giải pháp AI đáp ứng nhanh và bền vững: Các nhà thiết kế, nhà phát triển và người dùng cần đánh giá liên tục và minh bạch các ứng dụng AI trong quá trình sử dụng thực tế để xác định xem AI có đáp ứng đầy đủ và thích hợp với các kỳ vọng và yêu cầu hay không. Hệ thống AI cũng nên được thiết kế để giảm thiểu hậu quả môi trường và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Các Chính phủ và công ty nên giải quyết những gián đoạn có thể có tại nơi làm việc, bao gồm đào tạo cho nhân viên chăm sóc sức khỏe để thích ứng với việc sử dụng hệ thống AI và khả năng mất việc làm do sử dụng các hệ thống tự động.

Những nguyên tắc này sẽ hướng dẫn hoạt động của WHO trong tương lai nhằm hỗ trợ các nỗ lực nhằm đảm bảo rằng toàn bộ tiềm năng của AI đối với chăm sóc y tế và sức khỏe cộng đồng sẽ được sử dụng vì lợi ích của tất cả mọi người.

TIN LIÊN QUAN
WHO: Những lợi ích của vaccine phòng Covid-19 đối với sức khỏe con người
WHO cảnh báo đa số các nước nghèo không có đủ vaccine Covid-19
Cảnh báo: Covid-19 làm gia tăng các yếu tố dẫn đến tự tử trên thế giới
Covid-19 ở châu Phi: Thiếu vaccine trầm trọng
Bộ Y tế hướng dẫn các phương án xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 tại khu công nghiệp
(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Không chỉ do nghỉ chơi với Nga, 'cơn ác mộng' của kinh tế Đức còn đến từ một đồng minh thân thiết

Không chỉ do nghỉ chơi với Nga, 'cơn ác mộng' của kinh tế Đức còn đến từ một đồng minh thân thiết

Không chỉ do nghỉ chơi với Nga, 'cơn ác mộng' của kinh tế Đức còn đến từ một đồng minh thân thiết...
Tài xế lái xe liên tục quá 4 tiếng bị phạt, Cục Cảnh sát giao thông lý giải nguyên nhân

Tài xế lái xe liên tục quá 4 tiếng bị phạt, Cục Cảnh sát giao thông lý giải nguyên nhân

Theo Cục Cảnh sát giao thông, ciệc xử phạt tài xế lái xe liên tục quá 4 tiếng nhằm giúp người lái xe ý thức được việc nghỉ ngơi.
Hàn Quốc tiết lộ thông tin về hộp đen vụ tai nạn máy bay khiến 179 người thiệt mạng

Hàn Quốc tiết lộ thông tin về hộp đen vụ tai nạn máy bay khiến 179 người thiệt mạng

Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc cho biết thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay gặp nạn hôm 29/12 đã ngừng hoạt động 4 phút trước khi vụ tai ...
Gala Cup Chiến thắng 2024: Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên 'tỏa sáng'

Gala Cup Chiến thắng 2024: Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên 'tỏa sáng'

Tại gala Cup Chiến thắng 2024, nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên khiến người hâm mộ trầm trồ khi diện chiếc váy trắng, đi giày cao gót, làm tóc
Ra mắt nền tảng mua sắm tập trung dược phẩm xuyên biên giới Trung Quốc – ASEAN

Ra mắt nền tảng mua sắm tập trung dược phẩm xuyên biên giới Trung Quốc – ASEAN

Nền tảng mua sắm dược phẩm khu vực Trung Quốc - ASEAN thực hiện quản lý toàn bộ quy trình thuốc, vật tư y tế... từ khâu mua sắm đến ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 12/1/2025: Cự Giải vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 12/1/2025: Cự Giải vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 12/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia tái khẳng định cam kết hợp tác với Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, đem ánh dương cho cộng đồng.
Trưởng đại diện UNFPA: Cảm nhận rõ nỗ lực mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam

Trưởng đại diện UNFPA: Cảm nhận rõ nỗ lực mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam

Trưởng đại diện UNFPA Matt Jackson bày tỏ ấn tượng trước quyết tâm của Việt Nam để thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Phiên bản di động