Nga và OPEC không thể thống nhất được một thỏa thuận về hạn ngạch khai thác dầu mới, dẫn tới việc giá dầu giảm mạnh. (Ảnh minh họa. Nguồn: Debriefer) |
Theo WSJ, nguyên nhân trừng phạt là do Moscow rút khỏi thỏa thuận với Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), qua đó khơi mào cho một cuộc chiến dầu mỏ với Saudi Arabia khiến cho giá dầu thế giới tụt dốc. Tuy nhiên, các nguồn tin không nói rõ về các biện pháp trừng phạt có thể được áp dụng đối với Nga.
Ngoài ra, theo WSJ, Tổng thống Trump dự định sử dụng các kênh ngoại giao để gây áp lực với Saudi Arabia - quốc gia tuyên bố tăng sản lượng dầu ngay sau khi thỏa thuận giữa OPEC với Nga đổ vỡ. Tổng thống Mỹ dự định thuyết phục các nhà sản xuất Saudi Arabia quay trở lại mức khai thác trước khi Moscow rút khỏi thỏa thuận.
Ngày 6/3, Nga và OPEC đã không thể thống nhất được một thỏa thuận về hạn ngạch khai thác dầu mới, dẫn tới việc giá dầu giảm mạnh.
Theo Forbes, ngày 7/3, tập đoàn Aramco của Saudi Arabia đã phát động một cuộc chiến giá dầu, thông báo cho khách hàng về việc giảm giá 6-8 USD/ thùng dầu ở tất cả các khu vực, trong khi đó dầu Ural của Nga giảm giá 2 USD/thùng so với giá dầu Brent.
Ngày 11/3, Bloomberg trích dẫn các nguồn tin riêng cho biết, các nhà máy lọc dầu châu Âu đã nhận được chào hàng của Aramco để cung cấp dầu với khối lượng cao hơn từ 25-200% so với trước đây.
Sự đổ vỡ của thỏa thuận giữa OPEC và Nga diễn ra trong bối cảnh giá dầu giảm trên toàn cầu do đại dịch Covid-19. Đặc biệt, giá dầu Ural của Nga ngày 19/3 đã giảm xuống dưới 19 USD/thùng.