Những sáng chiếu ban đầu của xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Kỳ 3)

Xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - mô hình mới của chủ nghĩa xã hội

PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG* - ThS. NGUYỄN THỊ THU UYÊN**
Chủ nghĩa xã hội - Xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của nhân dân Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ nghĩa xã hội - Xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của nhân dân Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. (Nguồn: Báo Nhân dân)
Chủ nghĩa xã hội - Xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của nhân dân Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. (Nguồn: Báo Nhân dân)
Xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hệ thống giá trị mở trên nền tảng ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’

Xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hệ thống giá trị mở trên nền tảng ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’

Ông Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ nghiên cứu Á-Âu, đã gửi gắm tâm tư khi nói về mô hình chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam: “Chúng tôi rất cám ơn đồng chí Nguyễn Phú Trọng, cám ơn Đảng Cộng sản Việt Nam vì không những không quên tên tuổi Lênin, mà còn phát triển, vận dụng học thuyết của Lênin vào thực tiễn hôm nay và tương lai. Đáng tiếc là, chính tại nước Nga có lúc người ta ít khi nói đến Lênin, nếu không muốn nói là cố tình lãng quên. Tuy nhiên, nếu không có những trang sử chói lọi như vậy của đất nước mình và thế giới, thì chúng ta sẽ không thể bước tiếp xa hơn, như thực tế đã chứng minh. Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng những quan điểm mang tính nguyên tắc của mình dựa trên di sản của Lênin”.

Điều đó cho thấy xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ là những sáng chiếu ban đầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật mà còn bao gồm cả mặt học thuật và lý luận về xã hội này.

Nhận thức lại để đi đúng quy luật

Năm 1986, Việt Nam bước vào đổi mới. Năm năm sau, ngày 26/12/1991, sự tồn tại của Nhà nước Xô viết chấm dứt và mô hình CNXH kế hoạch hoá tập trung, niềm tự hào của phong trào cách mạng thế giới một thời đã chính thức hoàn thành sứ mệnh lịch sử sau 74 năm tồn tại (1917-1991).

Bất chấp mọi xuyên tạc, mô hình CNXH này là mô hình không thể thay thế trong giai đoạn lịch sử đó. Nhắc về sự kiện này, Tổng thống Liên bang Nga Putin đã nói: “Ai không tiếc nuối cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có trái tim, ai muốn khôi phục lại Liên Xô người đó không có đầu óc”.

Về tính sự hợp lý (quy luật) của sự tồn tại, nhà triết học lẫy lừng Đức Hegel (1770-1831), người mà Maurice Merleau-Ponty cho rằng là khởi nguồn của các tư tưởng lớn của thời hiện đại, và tư tưởng Marx đã triết lý: “Cái gì tồn tại thì hợp lý, cái gì hợp lý thì tồn tại”.

Sự xuất hiện CNXH sau cách mạng Tháng Mười (1917) không chỉ hợp lý mà còn là tất yếu của lịch sử. Ở chỗ XHCN giống như các hình thái kinh tế - xã hội đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại nối tiếp nhau do sự tương tác của các yếu tố trong cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội quy định; hợp lý vì trong tình trạng Liên Xô bị bao vây kinh tế tứ bề cho phép huy động nhanh chóng vật lực, tâm lực phục vụ nhiệm vụ của từng giai đoạn cụ thể mà nền mà kinh tế thị trường tư bản là bất khả thi.

Mô hình này cũng cho phép giảm thiểu tối đa sự chênh lệch giàu nghèo giữa các giai tầng trong xã hội.

Tin liên quan
Sức mạnh nội sinh kiến tạo Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Sức mạnh nội sinh kiến tạo Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Điều đặc biệt là trong hơn 70 năm tồn tại, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã thúc đẩy thế giới đi lên theo chiều hướng tiến bộ và nhân văn. Sự tồn tại mô hình XHCN đã tạo ra một thế giới đa cực, trở thành đối trọng với tư bản chủ nghĩa.

Trong sự đối trọng này buộc giai cấp tư sản phải điều chỉnh về lý luận chủ nghĩa tư bản và lợi ích theo xu hướng có lợi cho người lao động. Với tư cách đó, CNXH là một trong những động lực thúc đẩy sự phát của thế giới theo hướng tiến bộ và nhân văn, ít nhất là trong thế kỷ XX.

Theo Tổng thống Nga Putin, không ít thành tựu của phương Tây trong thế kỷ XX là phản ứng trước thách thức của Liên Xô. Bản thân ông vẫn thích chủ nghĩa cộng sản và chưa từ bỏ thẻ đảng viên của mình.

Tuy vậy, mô hình này có những yếu tố chưa hợp lý như không coi trọng cạnh tranh, coi cạnh tranh là nguồn gốc của mâu thuẫn mà không thấy cạnh tranh là một trong những động lực phát triển của kinh tế, của xã hội. Vì đề cao kế hoạch hoá nên không tránh khỏi chủ nghĩa bình quân, điều hành nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính từ bộ máy quan liêu cồng kềnh…, nhưng những biểu hiện này chỉ là những dấu hiệu trực diện của một mô hình tại một thời kỳ lịch sử, không phải với tư cách của CNXH, là một xã hội phát triển hơn xã hội tư bản.

Do vậy, giá trị chân chính và khoa học của chủ nghĩa xã hội là khách quan, là quy luật. Vấn đề là ở chỗ nhận thức lại, nhận thức cho đúng để có những bước đi đúng và phù hợp. Đó là cách tiếp cận tránh được giáo điều mà từng bước kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để giải đáp các vấn đề về CNXH.

Từ thực tiễn xây dựng đất nước, Đảng đã chủ động tiến hành đổi mới với những bước đi thăm dò và thận trọng.

Vì vậy, khi Liên Xô tan rã, chúng ta không những không rơi vào bị động về mặt lý luận mà còn cụ thể hoá từng bước đi của thời kỳ quá độ đi lên CNXH tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: “Quá độ lên CNXH ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau”.

Những thập niên cuối thế kỷ XX đã xuất hiện những cú hích từ toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, cách mạng 4.0, xã hội số… tác động trực tiếp đến sự liên kết giữa các thành tố trong nội bộ các quốc gia từ nhiều phương diện: tổ chức, quản lý đến điều hành xã hội, ít nhiều chi phối mô hình phát triển xã hội tương lai, nhất là khi xã hội xã hội tư bản muốn sắm vai là xã hội hoàn chỉnh.

Có một sự thật không thể phủ nhận là năm 2008, khi phương Tây lâm vào khủng hoảng thì người ta lại cho xuất bản lại cuốn Tư bản của Marx. Người ta gián tiếp thừa nhận vai trò của chủ nghĩa Marx trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và chính trị của xã hội tư bản. Rõ ràng, họ đã nhận thấy chủ nghĩa tư bản vẫn chưa có thay đổi về bản chất, những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó vẫn tồn tại không thể khắc phục.

Do vậy, đừng mang cái nhìn Hiện tượng học (Phenomenology), đồng nhất hiện tượng với bản chất, khi tiếp cận xã hội tư bản mà làm mất đi tính khách quan và khoa học. Từ logic nội tại và biện chứng của hiện thực khách quan đi đến kết luận: đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn là quy luật phát triển của xã hội loài người nhưng phải nhận thức lại để bảo đảm lý luận và thực tiễn luôn thống nhất với nhau. Đó chính là một trong những nguyên tắc cao nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng.
Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng. (Nguồn: VGP)

Những sáng chiếu ban đầu của lý luận Chủ nghĩa xã hội

Sau hơn 35 năm tiến hành đổi mới và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng không chỉ giữ vững những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn vận dụng và phát triển lý luận về CNXH. Xét về mặt triết học đó là biện chứng của nguyên nhân và kết quả bảo đảm chất xã hội chủ nghĩa cho xã hội đang kiến tạo.

Đó chính là sự vươn vượt của tư duy, của trí tuệ, để không những bắt kịp sự vận động của thực tiễn mà còn dự báo chính xác sự định hình những chuyển động trong tương lai, cho mục tiêu bất di, bất dịch con người là trung tâm.

Xuất phát từ nguyên tắc thực tiễn là nguồn gốc của lý luận; thực tiễn cao hơn lý luận để nhận diện các vấn đề về lý luận có tính cấp bách như bỏ qua chế độ tư bản như thế nào cho phù hợp với biện chứng khách quan, với quy luật phủ định của phủ định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ, bỏ qua là là lọc bỏ và kế thừa có chọn lọc. Nghĩa là bỏ qua những cái cần phải bỏ qua, cái đối lập với xã hội mới, cái đang mất dần lý do để hiện hữu, “không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà con người đã tạo ra trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản”. Như vậy đã có một sự phân biệt rạch ròi, tránh đồng nhất các thành tựu, các giá trị tiến bộ là sản phẩm thuần tuý của giai cấp tư sản.

Theo Vladimir Koloptov, Đại học Saint Peterburg (Nga): “Đây là một cách tiếp cận sáng suốt. Chủ nghĩa tư bản có điểm mạnh là cạnh tranh và những thành tựu đáng kể về phát triển khoa học kỹ thuật và Việt Nam đang sử dụng rất tốt điều đó nhằm bảo đảm lợi ích và phát triển của mình.

Điều đáng nói là các lợi ích kinh tế được phân bổ một cách đồng đều nhất giữa các tầng lớp xã hội. Đây là sự độc đáo của một Việt Nam hiện đại. Con đường đi lên CNXH của nước Việt Nam có sự chắt lọc hoàn hảo”.

Về bản chất đó là sự chọn lọc, kế thừa để phát triển, để tránh “những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa” vì “sự phát triển là thực sự vì con người”.

Bởi thế, hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism) Mỹ, một lý luận đã chìm sâu trong văn hoá và lối sống Mỹ. Đó là một trong những dấu hiệu của chất CNXH và chất tư bản chủ nghĩa.

Điểm sáng chiếu có tính đột phá khẩu là quan điểm của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Với mô hình XHCN ở Liên Xô cạnh tranh là phá vỡ kế hoạch hoá. Quan niệm này có ý nghĩa nhất định trong những năm trước thập niên 70 của thế kỷ XX, thời kỳ kiện toàn cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.

Càng về sau càng lộ rõ những phiến diện của quan niệm này. Không ít chuyên gia kinh tế (cả chuyên gia thời Xô Viêt) cho rằng, đó là một trong những gót chân Achille của nền kinh tế, làm triệt tiêu đáng kể những nội lực của phát triển xã hội.

Với tư tưởng cách mạng không ngừng và nghệ thuật biết thắng từng bước, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự kiến tạo thích ứng. Thích ứng là sáng tạo, thích ứng là chủ động và thích ứng là tự lực, tự cường. Chủ nghĩa xã hội - Xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của nhân dân Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, những sáng chiếu ban đầu của Xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tiếp cận từ hai khía cạnh là lý luận về chủ nghĩa xã hội và những thành tựu của xã hội đó.

Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN không chỉ kế thừa được thành tựu to lớn nhất mà nhân loại đã tạo ra trong sản xuất và phát triển xã hội mà dưới sự lãnh đạo của Đảng còn là nhân tố giữ vai trò lực đẩy trung tâm, quy định các quan hệ của tồn tại xã hội chủ nghĩa và không loại trừ với những thành tố của kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra: “Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối.

Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường XHCN đầy đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ)”.

Như vậy, kinh tế thị trường định hướng XHCN gắn chặt với thời kỳ quá độ nhưng với tư cách kép, là một trong những phương cách để vượt qua thời kỳ quá độ.

Bởi thế GS.TS Furata Moto cho rằng, kinh tế thị trường định hướng XHCN không chỉ là một đột phá lý luận rất sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà khi Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao thì mô hình này không chỉ là của riêng Việt Nam và đối với cả thế giới nó sẽ trở thành mô hình rất thuyết phục.

Tuy vậy, không có sự phát triển nào thuần tuý là đường thẳng vì thực tiễn không đứng yên. Biến đổi là sàng lọc, biến đổi là lửa thử vàng, do vậy, biến đổi là thước đo đối với những giá trị để tạo ra sự tinh tuý. Nói cách khác, qua biến đổi lắng thành tinh lực. Những thập kỷ vừa qua có nhiều biến động trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng.

Nhiều Đảng Cộng sản lung lay, biến đổi lập trường, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam thì không. Vì con đường mà Đảng ta và Nhân dân ta lựa chọn không thay đổi. Chúng ta nhận thức được một cách khoa học trong đống lộn xộn của những hiện tượng ít tính bản chất, thậm chí là hiện tượng giả đó là một bản chất sâu sắc của thời đại. Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội vẫn tươi rói trong sự nhận diện lại.


* Đại học Khoa học Huế

** Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ

Bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là luận điểm thống nhất, xuyên suốt thể hiện trong văn ...

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Báo TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/5/2024.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong ASEAN.
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Đời sống kinh tế-xã hội của huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

'Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác'.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, triển khai quan điểm, chính sách về quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động