Một tuần trôi qua, dù không còn mưa lớn nhưng nước lũ vẫn cuồn cuộn chảy qua đê sông Bùi khiến hàng nghìn hộ dân ở Chương Mỹ (Hà Nội) chịu cảnh sống chung với lũ, bị cô lập, thất thoát tài sản sau nhiều năm tích góp.
Con đường dẫn vào thôn Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) biến thành một dòng sông. (Ảnh: Lệ Giang) |
Đã trải qua hai đợt ngập lụt lịch sử vào năm 2007 và năm 2017, người dân ở Chương Mỹ gần như đã quen với việc “sống chung với lũ” - khái niệm vốn được dùng nhiều cho vùng đồng bằng sông Cửu Long hay các tỉnh miền Trung thì nay lại được áp dụng cho Thủ đô Hà Nội.
Cuối tháng 7 năm nay, cơn lũ lại trở về, người dân Chương Mỹ bàng hoàng khi nước lên nhanh và sâu hơn những năm trước. Trời mưa như trút, các con sông lớn nhỏ trong khu vực bắt đầu tràn bờ.
Mỗi hộ gia đình đều có một chiếc thuyền phục vụ cho việc di chuyển trong những ngày mưa lũ. (Ảnh: Lệ Giang) |
Chỉ sau một đêm, hàng nghìn nhà dân ở 11 xã của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã biến thành một biển nước mênh mông. Những ngôi nhà thấp thoáng, chỉ còn thấy mái nhà nhô lên giữa dòng nước cuồn cuộn.
Chị Lê Thị Nhẫn, một người dân sống tại thôn Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) kể lại: “Mấy hôm trước nhà ngập đến 3m nước, nước chảy siết quá cây cối hoa màu đều bị ngập, đồ đạc trong nhà trôi đi hết, ban ngày còn cứu được, trôi ban đêm là coi như mất hết".
Một số hộ dân bị ngập tới sát mái nhà. (Ảnh Lệ Giang) |
Hiện tại vẫn còn các vị trí bị ngập sâu tại xã Nam Phương Tiến, một số con đường bộ dẫn vào các thôn giờ đều đã trở thành tuyến đường thủy, phương tiện di chuyển không còn là xe máy, xe điện, ô tô mà thay vào đó là những những chiếc thuyền, phao tự chế.
Ranh giới giữa đường sá, nhà cửa, đồng ruộng đều bị bao phủ bởi nước lũ. Chẳng ai có thể ngờ được một khung cảnh mang dáng dấp của miền Tây sông nước này lại xuất hiện ở ngay huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội.
Tinh thần tương thân tương ái của người dân Chương Mỹ. (Ảnh: Lệ Giang) |
Một số hộ dân tại đây đã phải di chuyển đến các địa điểm cao hơn để lánh nạn, mang theo chỉ những thứ cần thiết, để lại phía sau cả một cuộc sống bị lũ tàn phá.
Còn một số hộ vẫn trong tình trạng “đi không được, ở cũng không xong”, cố gắng bám trụ trông coi nhà cửa, lo lắng không biết chừng nào nước rút.
Trước cảnh bị cô lập hoàn toàn bởi dòng nước, tinh thần tương thân tương ái của người dân Chương Mỹ lại một lần nữa được khơi dậy. Những chiếc thuyền nhỏ trở thành phương tiện chính để người dân di chuyển và cứu trợ lẫn nhau.
Cuộc sống sinh hoạt khó khăn của những hộ dân cố bám trụ giữ nhà trong những ngày ngày bão lũ. (Ảnh Lệ Giang) |
Căn nhà nhỏ của gia đình anh Nguyễn Văn Định bị ngập tới gần mái nhà. Tất cả đồ đạc đều mang đi gửi, không có nước sạch để sinh hoạt, điện đóm bị cắt hết, chuyện tắm giặt, ăn uống trong những ngày này cũng trở nên xuề xòa.
Nước lũ không chỉ cuốn đi tài sản của người dân Chương Mỹ mà còn đe dọa cả cuộc sống của họ. Nước sạch và lương thực trở nên khan hiếm, người dân phải chờ đợi sự cứu trợ từ người thân, các tổ chức, chính quyền.
Nhà văn hóa trở thành nơi lánh nạn cho đàn gà, đàn vịt của các hộ dân trong thôn Nhân Lý. (Ảnh: Lệ Giang) |
Thanh niên trong làng chia nhau đi từng nhà, giúp các cụ già, trẻ nhỏ di dời đến nơi an toàn. Những gói mì tôm, chai nước sạch được gom góp từ các gia đình, chuyền tay nhau đến từng người.
Dù trong cảnh khó khăn, tinh thần đoàn kết của người dân Chương Mỹ vẫn sáng lên. Nước lũ có thể cuốn trôi nhiều thứ, nhưng không thể cuốn đi tình người, ý chí và niềm tin của người dân nơi đây.
Họ cùng nhau vượt qua khó khăn, chờ đợi ngày nước rút và ổn định lại cuộc sống.
| Mỹ cảnh báo người dân chuẩn bị đối mặt với nhiệt độ nguy hiểm Trong mùa Hè năm ngoái, nước Mỹ lập hàng loạt kỷ lục về nắng nóng, hơn 2.300 người ở nước này thiệt mạng được xác ... |
| Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Pháp: Một Việt kiều luôn gắn bó với quê hương Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa trao Quyết định bổ nhiệm lại Đại sứ Du lịch Việt ... |
| Phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn Lai Châu Sự kiện Tết Độc lập và Tuần du lịch, văn hoá Lai Châu năm 2024 với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc các dân ... |
| Lần đầu tiên chính quyền thành phố Berlin tổ chức lễ hội tại trung tâm thương mại của người Việt Lễ hội văn hoá đại chúng mang tên 'Sống ở Berlin' vừa được tổ chức tại Trung tâm thương mại Đồng Xuân của người Việt, ... |
| Ra mắt Ban chấp hành mới của Hội Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Nhật Bản Sáng 28/7 tại Hà Nội, Hội Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Nhật Bản đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, ... |