TIN LIÊN QUAN | |
Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh EU | |
Lại chuyện tị nạn và khủng bố ở Đức |
Bài viết của chuyên gia về vấn đề xã hội Lili Bayer về xu hướng cực đoan gia tăng trong giới trẻ ở khu vực Trung Âu trên trang Politico.
Hoài nghi về chính quyền
Tại các nước Trung Âu, cử tri trẻ ngày càng ngả theo xu hướng cánh hữu so với các cử tri trung và lớn tuổi, trong đó đa số thể hiện sự thất vọng đối với EU. Tại Hungary, đảng cực hữu theo xu hướng hoài nghi châu Âu Jobbik chỉ đứng sau đảng cầm quyền Fidesz về tỷ lệ ủng hộ của người dân. Mặc dù vậy, theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận năm 2015, Jobbik là đảng được sinh viên ủng hộ cao nhất ở Hungary.
Tại Ba Lan, đảng bảo thủ Luật pháp và Công lý (PiS) giành được tỉ lệ ủng hộ cao nhất của cử tri trong cuộc bầu cử năm 2015 với hơn 1/3 tổng số phiếu. Tại Slovakia, trong cuộc bầu cử diễn ra hồi đầu năm 2016, gần 1/4 số cử tri trẻ lần đầu đi bỏ phiếu đã ủng hộ đảng Nhân dân-Slovakia của chúng ta, một đảng cực hữu chống phương Tây. Lãnh đạo đảng này, ông Marian Kotleba, từng thể hiện sự ngưỡng mộ đối với Adolf Hitler.
Cử tri trẻ ngày càng ngả theo xu hướng cánh hữu. (Nguồn: Politico) |
Theo một cuộc thăm dò của Eurobarometer, 32% số người trẻ ở Slovakia, 24% ở Hungary và 16% ở Ba Lan cảm thấy cần thiết phải ra nước ngoài để học tập, làm việc, trong khi tỉ lệ này ở Đức chỉ là 1%, Anh 8% và Pháp là 12%. Mặc dù vậy, giới trẻ Trung Âu cũng thể hiện sự thất vọng với EU và giới lãnh đạo nước này. |
Tom Junes, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn Sofia (CAS), nhận định rằng luận điệu của các đảng cánh hữu ở Trung Âu không mới. Tuy nhiên, các đảng dân túy ở những nước này đã thành công trong việc gắn mình với các cử tri trẻ không tin tưởng vào chính quyền.
Tại Ba Lan, luôn tồn tại xu hướng cánh hữu mạnh trên chính trường nước này từ sau năm 1989 đến nay. Trong hơn một thập kỷ qua, dường như chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền ở Ba Lan là đảng Cương lĩnh Công dân (PO) và PiS. Sau những năm cầm quyền của PO ở Ba Lan, cử tri trẻ nước này đang có xu hướng không ủng hộ chính quyền.
So với các khu vực khác trong Liên minh châu Âu (EU) thì những người trẻ tuổi ở Trung Âu thể hiện sự hoài nghi cao đối với các tổ chức chính trị truyền thống. Theo số liệu thống kê của Eurobarometer, chỉ có 5% cử tri trẻ tuổi ở Hungary, 6% ở Ba Lan và 9% ở Slovakia tin tưởng vào các chính đảng trong khi đó tỉ lệ trung bình trong EU là 12%.
Lối sống cởi mở
Với các cử tri trẻ không quan tâm tới chính trị, các đảng cực hữu dường như đang thu hút được sự chú ý của số này với các chương trình cải cách mạnh mẽ và mang tính “nổi loạn”. Tivadar Radics, lãnh đạo phong trào thanh niên của đảng Jobbik ở miền Nam Hungary, cho rằng dường như các chính trị gia của hai đảng lớn nhất ở nước này là Fidesz và đảng Dân chủ Xã hội đã tự “nhốt mình” trong cuộc cạnh tranh với nhau quá lâu.
Ngược lại, Jobbik đã và đang tập trung quan tâm tới các vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày của giới trẻ Hungary, chẳng hạn như cải cách giáo dục và hạn chế việc số này di cư ra nước ngoài. Krzysztof Szczerba, lãnh đạo thanh niên của PiS tại Wrocław, Ba Lan, nhấn mạnh rằng sau thất bại trong cải cách kinh tế của các chính phủ tiền nhiệm thì những người trẻ tuổi ở Ba Lan không đủ khả năng mua hoặc thuê nhà bởi giá bất động sản quá cao.
Nhiều thanh niên Trung Âu thể hiện sự thất vọng với EU. (Nguồn:Politico) |
Xét trên bình diện toàn EU, giới trẻ ở các nước thuộc nhóm Visegrad (Czech, Hungary, Ba Lan, Slovakia) dường như lại có quan điểm rộng mở hơn những người cùng trang lứa ở các nước Tây Âu. Họ thường tìm cách lập nghiệp ở các nước khác trong EU. Anh András Dániel cho biết: “Chúng tôi được hứa rằng mức sống sẽ được cải thiện khi gia nhập EU. Tuy nhiên, hiện mức sống ở Hungary thậm chí còn thấp hơn Áo rất nhiều so với thời điểm trước đó. London đã trở thành thành phố có người Hungary đông thứ hai và không đảng phái nào ngăn cản được thực trạng này”.
Ngoài việc lợi dụng xu hướng phản đối các tổ chức chính trị lan rộng, các đảng cực hữu cũng đang nỗ lực tuyên truyền trong giới trẻ thông qua các tổ chức dân túy và mạng Internet. Các thành viên và những người hoạt động ủng hộ PiS ở Ba Lan đã phát tờ rơi và trò chuyện với các cử tri tiềm năng của đảng này trước cuộc bầu cử năm 2015.
Internet cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của PiS. Còn theo chuyên gia Csaba Tóth, Viện Nghiên cứu Republikon Budapest (Hungary), đảng Nhân dân-Slovakia của chúng ta ở Slovakia cũng như đảng Jobbik ở Hungary đã tích cực xây dựng hình ảnh trên mạng Internet và trở thành các đảng nhận được nhiều “like” nhất trên mạng xã hội.
EU chậm trễ trong cuộc chiến giảm nghèo Kết luận trên dựa theo số liệu thống kê vừa được công bố trên mạng New Europe. |
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu với nhiều thách thức Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp trong hai ngày 20-21/10 tại thủ đô Brussels - Vương quốc Bỉ, tập trung ... |
Châu Âu thời “hậu Merkel” Châu Âu sẽ đi về đâu trong trường hợp “bà đầm thép” Angela Merkel không còn lãnh đạo nước Đức? Đó là vấn đề được ... |