TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 | |
Phải coi phòng, chống dịch do virus corona như “chống giặc” |
Toàn cảnh buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020. (Ảnh: G.T) |
Buổi họp báo diễn ra ngay sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020 diễn ra cùng ngày, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Thông tin về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, sau 99 ngày không ghi nhận lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, những ngày qua, chúng ta đã phát hiện các ca nhiễm mới tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại cụm các bệnh viện ở Đà Nẵng.
Ngay sau khi xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới, Thủ tướng Chính phủ đã lập tức yêu cầu Thành phố Đà Nẵng và các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh một cách bình tĩnh, lạc quan, không để dịch lây lan rộng. Tinh thần là “thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực để xử lý triệt để các ổ dịch”. Mỗi gia đình, thôn, bản, xóm, làng là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch.
“Quan điểm của Chính phủ là chỉ tập trung phong tỏa nơi trung tâm ổ dịch và giãn cách xã hội ở nơi có dịch, còn lại sẽ khoanh vùng trong bán kính vừa đủ để quản lý, phân loại, kiểm soát phòng, chống dịch. Các hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra bình thường, đảm bảo mục tiêu kép mà Thủ tướng thường xuyên nhắc nhở", người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của đất nước, nhưng nhờ sự nỗ lực vượt bậc, tình hình phát triển kinh tế-xã hội 7 tháng đầu năm 2020 tiếp tục tháng sau khá hơn tháng trước. Cụ thể:
Việt Nam tiếp tục duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần, mặt bằng lãi suất giảm; tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định. Tính chung 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 145,8 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ, trong đó điểm sáng là khu vực kinh tế trong nước tăng cao 13,5%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 139,3 tỷ USD, giảm 2,9%; xuất siêu 6,5 tỷ USD.
Sản xuất nông nghiệp tuy bị tác động của thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn phát triển ổn định, cơ cấu chuyển dịch tích cực, là bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực.
Đặc biệt, khối lượng giải ngân vốn đầu tư công tăng kỷ lục trong tháng 7. Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước 7 tháng đạt gần 194,2 nghìn tỷ đồng, bằng 41,26% kế hoạch giao đầu năm (cùng kỳ đạt 32,27%). Tốc độ giải ngân tháng sau cao hơn tháng trước. Đầu tư FDI và đầu tư tư nhân khá tích cực, trong đó, đăng ký vốn FDI mới 7 tháng tăng 14,4%, giải ngân trên 10,1 tỷ USD.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (23/7-30/7): Giá vàng tiến thẳng mốc 2.000 USD, mức độ nguy hiểm của Covid-19, Mỹ vẫn khó đồng thuận về gói cứu trợ |
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng tăng 79,9% so với cùng kỳ năm 2019. Công tác an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được chú trọng, đặc biệt là việc triển khai gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch. Đời sống người dân được bảo đảm; số hộ thiếu đói giảm mạnh 74,9%.
Trả lời câu hỏi về tác động của làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 đến kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, có điểm khác biệt với đợt đầu năm. Đợt 1, Chính phủ đã áp dụng giãn cách xã hội khoảng 20 ngày. Khi đó, hoạt động này gây ra tác động lớn đến sản xuất, kinh doanh. Tăng trưởng quý II/2020 đạt rất thấp với mức 0,3%.
Tuy nhiên, ở đợt hai này, Thủ tướng và Chính phủ đã chỉ đạo không để dịch lây lan rộng, chỉ áp dụng giãn cách xã hội, khoanh vùng dịch ở những địa bàn có nguy cơ; tập trung mọi lực lượng để thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Vì vậy, sau khi dịch bùng phát lần 2, đánh giá sơ bộ là tác động mạnh đến ngành du lịch và tận tải hành khách. Khách du lịch cả nước đã hủy tour, hủy hợp đồng, tác động đến một số ngành.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, do tác động của dịch Covid-19 trở lại từ cuối tháng 7, khó khăn, thách thức trong thời gian tới còn rất lớn, mặc dù kinh tế vĩ mô ổn định nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá dầu thô biến động mạnh, giá thịt lợn còn cao; giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nhất là giải ngân vốn ODA rất thấp. Sản xuất kinh doanh nhiều ngành, lĩnh vực rất khó khăn; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và số lao động mất việc làm tăng...
Tình hình trên đòi hỏi Việt Nam phải hết sức tỉnh táo; phân tích tình hình để có đối sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả, không để bị động bất ngờ. Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là:Không lùi bước trước khó khăn, thách thức; phải biến thách thức thành cơ hội, kiên định với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo Chỉ thị 11 và các Nghị quyết số 01, số 02, số 42 và số 84; phát huy sáng tạo, chung sức, đồng lòng nỗ lực vượt qua khó khăn.
Người đứng đầu Văn phòng Chính Phủ cho hay, Chính phủ xác định đầu tháng 8 là thời gian mang tính quyết định có bùng phát dịch quy mô lớn hay không. Cần dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng.
Về một số nhiệm vụ cụ thể, Chính phủ lưu ý, cần tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch, nhưng đồng thời tạo mọi thuận lợi trong lưu thông hàng hóa trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát; không được có bất cứ hạn chế nào; không vì kiềm chế lây lan dịch bệnh mà "ngăn sông, cấm chợ", xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.
Về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ, triển khai có kết quả các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội.
Về giáo dục và đào tạo, tập trung chuẩn bị tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông nghiêm túc, trung thực, an toàn, tiết kiệm, tuyệt đối không để xảy ra sai phạm, đặc biệt là phải có phương án cụ thể cho các địa phương đang có dịch Covid-19, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lây nhiễm trong nhà trường, giữa học sinh, sinh viên.
Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, chủ động theo dõi động thái của các nước có ảnh hưởng đến Việt Nam, kịp thời có phương án xử lý nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia.
Về thông tin và truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thông tin tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh và các biện pháp ứng phó của cơ quan chức năng, nhất là đối với những diễn biến mới của dịch, củng cố tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác nhưng cũng không được gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền cổ vũ việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội.
Chuyên gia Czech: Covid-19 không thể làm giảm sự hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài TGVN. Nhà ngoại giao kinh tế nổi tiếng David Jarkulisch của Cộng hòa Czech vừa có nhận định về những thay đổi tích cực trong ... |
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 TGVN. VEPR dự đoán, sẽ có hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020, trong đó, khả năng cao tăng trưởng kinh ... |
Oxford Economics: Kiểm soát tốt Covid-19, kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 2,3% TGVN. Trong báo cáo công bố ngày 14/7, chuyên gia Sian Fenner thuộc Oxford Economics nhận định, việc kiểm soát tốt dịch Covid-19 sẽ giúp Việt ... |