Xu thế ngoại giao hiện đại: Phát triển để thích ứng

TS. Nguyễn Hùng Sơn
Trước các xu thế phát triển khách quan của môi trường quốc tế, để xây dựng thành công nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, chúng ta cần tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao (giữa).  (Ảnh: Minh Quân)
TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao (giữa). (Ảnh: Minh Quân)

Ngoại giao là biện pháp tác động đến chính phủ và người dân của các quốc gia khác thông qua các biện pháp như đối thoại, đàm phán, mặc cả, thông tin, tuyên truyền hoặc viện trợ, thương mại... nhằm tạo ảnh hưởng hoặc gây sức ép lên các quốc gia đó.

Hình thức của các hoạt động ngoại giao thường bao gồm trao đổi đoàn, hội nghị, hội thảo, thương lượng, trao đổi công hàm, tiếp khách, chiêu đãi, tương tác với nhà báo, học giả, sử dụng mạng xã hội... Các hoạt động ngoại giao đa phần được tiến hành công khai, chính thức, song nhiều hoạt động cũng có thể được tiến hành bán chính thức, không chính thức; có hoạt động thì bí mật, không công khai.

Nét mới của ngoại giao thế kỷ XXI

Ngoại giao truyền thống như mô tả ở trên có đặc trưng là lấy ngoại giao nhà nước làm trung tâm, do bộ ngoại giao các nước làm chủ đạo và giao thiệp với bên ngoài thông qua các kênh và hình thức truyền thống. Ngoại giao hiện đại trong thế kỷ XXI về cơ bản tiếp tục các chức năng, phương pháp của ngoại giao truyền thống, tuy nhiên cũng đã và đang có nhiều thay đổi để thích ứng với những biến chuyển to lớn về kinh tế, kỹ thuật và chính trị xã hội quốc tế. Theo đó, chủ thể, mục tiêu, chức năng, phạm vi, không gian, công cụ, phương tiện của ngoại giao đều đang có nhiều phát triển mới.

Thứ nhất, nhiều chủ thể mới xuất hiện. Ngoại giao ngày nay không chỉ do nhà nước thực hiện mà có nhiều chủ thể mới như các tổ chức phi chính phủ, phi nhà nước, do các địa phương, các thành phố lớn, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, tập đoàn xuyên quốc gia, các cá nhân, nhất là các cá nhân có ảnh hưởng quốc tế. Trung Quốc gần đây đặc biệt chú trọng ngoại giao địa phương nhằm thúc đẩy các lợi ích phi chính trị với các tỉnh bang, thành phố lớn của những quốc gia Bắc Mỹ, châu Âu là một ví dụ.

Một điển hình khác là trong khi quan hệ chính thức Mỹ-Nga đóng băng, các kênh ngoại giao bán chính thức, ngoại giao học giả giữa Mỹ-Nga đang tích cực “phá băng”, tìm kiếm lối thoát cho xung đột Nga-Ukraine. Sự gia tăng chủ thể tham gia đối ngoại còn biểu hiện ở việc ngày càng nhiều nước áp dụng cách tiếp cận “toàn chính phủ” trong đối ngoại, trong đó các bộ ngoại giao không còn là chủ thể duy nhất mà ngày càng đóng vai trò chủ thể tiên phong, dẫn dắt, điều phối.

Thứ hai, ngoại giao có thêm mục tiêu, chức năng mới. Ngoại giao ngày nay không chỉ phục vụ lợi ích quốc gia theo nghĩa hẹp mà còn phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, người dân, các địa phương bên trong quốc gia; bảo vệ lợi ích chung của khu vực và của cộng đồng quốc tế. Ngoại giao ngày càng có trọng trách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xúc tiến “thương hiệu quốc gia”, đóng góp nhiều vào mục tiêu “quản trị” bên ngoài quốc gia...

Do vậy, ngoại giao ngày càng mở rộng sang đa lĩnh vực như năng lượng, môi trường, tài chính, nhân quyền, y tế, thông tin, tội phạm xuyên quốc gia, công nghệ...; ngày càng được triển khai trên các không gian mới như không gian học thuật, không gian mạng, không gian truyền thông, sử dụng nhiều phương tiện, công cụ mới hiện đại như ngoại giao số, ngoại giao con thoi... Chẳng phải thế mà ngày càng nhiều nhà ngoại giao thế giới có kỹ năng tiếp thị sản phẩm chuyên nghiệp như các doanh nghiệp, trong khi nhiều chủ tịch tập đoàn lại bình luận về chính trị thế giới như các nhà ngoại giao!

Các xu thế trên đang đặt ra các yêu cầu mới với đội ngũ cán bộ ngoại giao toàn cầu, vì họ không chỉ cần là các “công dân toàn cầu”, có khả năng ngôn ngữ, có hiểu biết và nhạy cảm về văn hóa và nghi lễ, có kiến thức tổng hợp, mà nhà ngoại giao hiện đại còn cần khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, đa phương tiện; cần có kiến thức chuyên sâu, là “chuyên gia” thực thụ trong một số lĩnh vực; cần hiểu biết, nhạy bén với các phát triển trong nước, có khả năng đồng hành với các bộ, ngành, doanh nghiệp, người dân và đóng góp thực chất cho các lợi ích cụ thể của các chủ thể ở bên trong quốc gia.

Xu thế ngoại giao hiện đại: Phát triển để thích ứng
Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm China Talk lần thứ 19, ngày 11/5/2022. (Ảnh: Minh Quân)

Thuận lợi và thách thức

Việt Nam đã sớm có chủ trương phát triển nền ngoại giao theo hướng toàn diện, hiện đại phù hợp với xu thế nêu trên của thế giới, nhưng theo quan điểm của Việt Nam, một nền ngoại giao “toàn diện, hiện đại” trước hết phải là một nền ngoại giao kế thừa và phát triển trên nền tảng truyền thống đặc sắc của ngoại giao cổ truyền cha ông ta, kết hợp nhuần nhuyễn với tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, là các giá trị trường tồn đã được lịch sử thử thách làm nên cốt cách, bản sắc của ngoại giao Việt Nam.

Việc xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại có thuận lợi cơ bản là vì đây được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành đối ngoại được lãnh đạo Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm đôn đốc và chỉ đạo. Sau nhiều năm thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện, nhận thức và năng lực đối ngoại của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã được cải thiện đáng kể, tạo thuận lợi hơn cho việc huy động các trụ cột của đối ngoại cùng tham gia xây dựng nền ngoại giao toàn diện và từng bước hiện đại hóa công tác đối ngoại.

Bên cạnh đó, môi trường luật pháp, thể chế ngày càng được hoàn thiện, góp phần tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các binh chủng và trụ cột của đối ngoại, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả chung của nền ngoại giao toàn diện. Lực lượng cán bộ làm đối ngoại ở các bộ, ban, ngành nói chung và ở Bộ Ngoại giao nói riêng đã và đang ngày càng trưởng thành, chuyên nghiệp, là nhân tố cơ bản góp phần thực hiện thành công mục tiêu hiện đại hóa ngành Ngoại giao.

Trong những năm qua, lĩnh vực đối ngoại tiếp tục nhận được sự quan tâm, đầu tư, cải thiện điều kiện và phương thức làm việc để có điều kiện theo kịp và hội nhập với xu thế khu vực và thế giới của ngành đối ngoại, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đến phong cách làm việc.

Mặc dù có nhiều thuận lợi, sự nghiệp ngoại giao thời gian tới có thể còn gặp không ít khó khăn, thách thức.

Về mặt khách quan, việc theo dõi, quản lý, kiểm soát, chuẩn hoá các hoạt động đối ngoại rất khó khăn, phức tạp khi sự nghiệp đối ngoại được coi là sự nghiệp của toàn dân, của toàn bộ hệ thống chính trị. Trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị, cạnh tranh giá trị và mô thức quản trị quốc gia gay gắt giữa các cường quốc, môi trường đối ngoại càng trở nên phức tạp; các yêu cầu đối với cán bộ đối ngoại trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, kỷ nguyên hội nhập quốc tế sâu rộng cũng ngày càng cao. Ngành Ngoại giao không chỉ gánh trọng trách của chính mình, mà còn cần phát huy vai trò tiên phong, phụng sự cho sự nghiệp đối ngoại của cả hệ thống chính trị.

Các thách thức chủ quan cũng không hề nhỏ. Mục tiêu xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại chưa được hiểu đúng, hiểu đủ. Một số bộ phận vẫn cho rằng công tác ngoại giao chỉ do Bộ Ngoại giao thực hiện; ngược lại một số cơ quan chưa thực sự chú trọng đúng mức tới công tác phối hợp, chia sẻ thông tin trong các hoạt động đối ngoại. Năng lực cán bộ đối ngoại được cải thiện nhiều, song vẫn chưa đồng đều, nhất là trong đánh giá, nắm bắt xu thế, tình hình khu vực và quốc tế. Cơ chế chỉ đạo, phối hợp, điều phối giữa các trụ cột và binh chủng đối ngoại có lúc còn chưa được hiệu quả. Môi trường thể chế, luật pháp vẫn nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn.

Đổi mới tư duy để thành công

Trước các xu thế phát triển khách quan của môi trường quốc tế nêu trên, để xây dựng thành công nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, chúng ta cần tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức về cấu trúc và xu thế vận hành của thế giới, về vai trò, vị thế của Việt Nam trong môi trường quốc tế mới đó, về vai trò của ngành Ngoại giao và cán bộ đối ngoại nói chung trong tình hình mới.

Chúng ta cần tiếp tục bảo đảm sự lãnh đạo cao nhất của Đảng và nâng cao hiệu quả phối hợp, điều phối của Nhà nước, vì đối ngoại là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Chúng ta sẽ cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc nhận diện các lĩnh vực, không gian, hình thức hoạt động mới của đối ngoại; trên cơ sở đó, xây dựng và chuẩn bị các năng lực cần thiết, chuẩn bị con người và nguồn lực cho sự tham gia của ta.

Cuối cùng, yếu tố con người luôn là yếu tố then chốt vì con người vừa là chủ thể, vừa là công cụ, là nhân tố quyết định thành bại của một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại. Do vậy, công tác cán bộ cần được quan tâm, chú trọng hàng đầu, nhất là việc đào tạo cán bộ có trình độ, bản lĩnh chính trị, kỹ năng cần thiết, tương xứng với “tiềm lực, uy tín, cơ đồ và vị thế” ngày nay của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thành tựu đối ngoại của Việt Nam và dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành tựu đối ngoại của Việt Nam và dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích ...

Bộ Ngoại giao phối hợp với tỉnh Nam Định triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Ngoại giao phối hợp với tỉnh Nam Định triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/8, tại TP Nam Định, tỉnh Nam Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn ...

Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức khoá tập huấn kỹ năng truyền thông hiện đại và thông tin đối ngoại

Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức khoá tập huấn kỹ năng truyền thông hiện đại và thông tin đối ngoại

Khóa tập huấn được tổ chức theo sáng kiến của Bộ Ngoại giao hai nước nhân dịp kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ ...

Bộ Ngoại giao-Bộ NN&PTNT ký kế hoạch hành động về ngoại giao kinh tế thúc đẩy phát triển ngành Nông nghiệp

Bộ Ngoại giao-Bộ NN&PTNT ký kế hoạch hành động về ngoại giao kinh tế thúc đẩy phát triển ngành Nông nghiệp

Sáng ngày 17/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ ...

Nhà ngoại giao Cuba: Ấn tượng với thành tựu ngoại giao mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam'

Nhà ngoại giao Cuba: Ấn tượng với thành tựu ngoại giao mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam'

Chia sẻ với báo chí, nguyên Đại sứ Cuba tại Việt Nam Fredesmán Turró González khẳng định, Việt Nam đã trở thành hình mẫu cho ...

Bài viết cùng chủ đề

78 năm Ngoại giao Việt Nam

Đọc thêm

Hungary, Trung Quốc nâng cấp quan hệ; Budapest khuyên châu Âu 'hãy thắt dây an toàn' vì những bất ngờ đang tới

Hungary, Trung Quốc nâng cấp quan hệ; Budapest khuyên châu Âu 'hãy thắt dây an toàn' vì những bất ngờ đang tới

Trước những động thái bất ngờ của Thủ tướng Hungary những ngày qua, Tổng thư ký NATO cho biết liên minh không thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine.
Chuyên gia Nga đánh giá các đợt nắng nóng sẽ gia về tăng cường độ và tần suất

Chuyên gia Nga đánh giá các đợt nắng nóng sẽ gia về tăng cường độ và tần suất

Thủ đô Moscow, Nga thường xuyên ghi nhận các hiện tượng thời tiết cực đoan như sương giá nghiêm trọng, nắng nóng bất thường, tuyết rơi dày đặc.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao ngày 8/7, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước tới CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia từ ngày ...
Iraq bắt giữ 'đầu sỏ' phụ trách các đơn vị sản xuất chất nổ của khủng bố IS

Iraq bắt giữ 'đầu sỏ' phụ trách các đơn vị sản xuất chất nổ của khủng bố IS

Lực lượng an ninh Iraq đã bắt giữ một thành viên cấp cao của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chịu trách nhiệm chế tạo ...
Du lịch Đà Lạt: Khám phá điểm hấp dẫn của xứ sở ngàn hoa

Du lịch Đà Lạt: Khám phá điểm hấp dẫn của xứ sở ngàn hoa

Ngoài phong cảnh nên thơ và khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, những cánh đồng hoa chính là ‘đặc sản’ không thể nào thiếu vắng của Đà Lạt.
Khai giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV

Khai giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV

Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức gồm 50 học viên. Các học viên sẽ nghe, thảo luận 33 chuyên đề bao quát các vấn đề trọng yếu của đất ...
Đại sứ Nguyễn Huy Dũng dự lễ ký Điều lệ Nhóm các Đại sứ Khối Pháp ngữ tại Ai Cập

Đại sứ Nguyễn Huy Dũng dự lễ ký Điều lệ Nhóm các Đại sứ Khối Pháp ngữ tại Ai Cập

Đại sứ Pháp Éric Chevallier đánh giá cao những hoạt động mà GAAF-Le Caire trong thời gian qua, đặc biệt là tổ chức thành công sự kiện Tháng Pháp ngữ.
Tăng cường quảng bá tiềm năng và hình ảnh để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa các nước ASEAN với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Tăng cường quảng bá tiềm năng và hình ảnh để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa các nước ASEAN với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Tổng lãnh sự Nguyễn Việt Dũng đã chia sẻ nhiều ý tưởng, kinh nghiệm để tổ chức Ngày ASEAN tại Quảng Đông.
Mạng lưới các Viện Nghiên cứu ASEAN-Trung Quốc đánh thức tiềm năng hợp tác về chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng

Mạng lưới các Viện Nghiên cứu ASEAN-Trung Quốc đánh thức tiềm năng hợp tác về chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng

Từ ngày 6-7/7, tại Đà Nẵng, Cuộc họp nhóm làm việc trong khuôn khổ Mạng lưới các Viện Nghiên cứu ASEAN-Trung Quốc (NACT) đã được tổ chức.
Phát huy tinh thần Cộng đồng ASEAN qua Giải Bowling do Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập tổ chức

Phát huy tinh thần Cộng đồng ASEAN qua Giải Bowling do Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập tổ chức

Ngày 5/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập và Ủy ban các nước ASEAN tại Cairo (ACC) đã tổ chức Giải Bowling giao hữu các nước ASEAN năm 2024.
Tọa đàm về thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU và vai trò của EuroCham tại Brussels, Bỉ

Tọa đàm về thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU và vai trò của EuroCham tại Brussels, Bỉ

Đại sứ Nguyễn Văn Thảo khẳng định Việt Nam coi EU là đối tác quan trọng, hai bên đã có nhiều cơ chế hợp tác, trong đó có Hiệp định EVFTA...
Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với bang New South Wales, Australia

Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với bang New South Wales, Australia

Đại sứ Phạm Hùng Tâm nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa các địa phương, trong đó có hợp tác giữa bang New South Wales và TP. Hồ Chí Minh.
Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Chưa có thông tin công dân Việt Nam thương vong

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Chưa có thông tin công dân Việt Nam thương vong

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ ngày 4/7, chưa có công dân Việt Nam nào bị thương vong trong vụ giẫm đạp hôm 2/7 ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ
Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Bộ LĐTBXH triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm di cư an toàn và bảo vệ quyền, lợi ích đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự nêu những nguy cơ lao động thường gặp phải khi làm việc ở nước ngoài, khuyên công dân Việt Nam để thúc đẩy di cư an toàn
Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Ngày 25-26/6, Cục Lãnh sự phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức buổi Tập huấn về Di cư an toàn và Bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Cháy nhà máy pin ở Hàn Quốc: Không có công dân Việt Nam thương vong

Cháy nhà máy pin ở Hàn Quốc: Không có công dân Việt Nam thương vong

Truyền thông địa phương xác nhận với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc là không có công dân Việt Nam thương vong trong vụ cháy nhà máy pin Aricell.
Thông tin liên quan đến công dân Việt Nam mất tích tại Pháp

Thông tin liên quan đến công dân Việt Nam mất tích tại Pháp

Cảnh sát Pháp phát hiện một thi thể tại căn hộ ngoại ô thành phố Paris. Sau khi xác minh, các cơ quan chức năng Pháp xác định đây là công dân Việt Nam.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tình hữu nghị Việt-Nga: ‘Mọi sự giàu sang chẳng sánh được tình bằng hữu’

Tình hữu nghị Việt-Nga: ‘Mọi sự giàu sang chẳng sánh được tình bằng hữu’

Chủ tịch nước Tô Lâm nhắc đến câu ngạn ngữ Nga trong buổi gặp gỡ giữa Tổng thống Putin với các cựu sinh viên Việt Nam tại Nga...
Đánh dấu và mở đường 'cơ duyên' Việt Nam-Hàn Quốc tiếp tục đơm hoa kết trái

Đánh dấu và mở đường 'cơ duyên' Việt Nam-Hàn Quốc tiếp tục đơm hoa kết trái

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh dấu và mở đường để quan hệ giữa hai nước hướng tới những thành tựu mới trong tương lai
T-Wave mang giấc mơ đưa văn hóa Thái Lan ra biển lớn

T-Wave mang giấc mơ đưa văn hóa Thái Lan ra biển lớn

Noi gương làn sóng Hallyu của Hàn Quốc, làn sóng Thái Lan (T-Wave) mang theo ước mơ củng cố tầm ảnh hưởng của quốc gia Đông Nam Á này trên toàn cầu.
Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đúng thời điểm, hợp lòng người

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đúng thời điểm, hợp lòng người

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một sự kiện bước ngoặt trong quan hệ Việt-Hàn.
Ngoại giao kinh tế Bangladesh: Tranh thủ nguồn lực láng giềng

Ngoại giao kinh tế Bangladesh: Tranh thủ nguồn lực láng giềng

Ngoại giao kinh tế trở thành xung lực giúp Bangladesh vận động hỗ trợ từ Trung Quốc và Ấn Độ, giúp đẩy mạnh tăng trưởng trong nước.
Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ: Khẳng định vị thế dẫn đầu công nghệ xanh ở Nam bán cầu

Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ: Khẳng định vị thế dẫn đầu công nghệ xanh ở Nam bán cầu

Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ nổi lên như học thuyết đối ngoại chiến lược, thể hiện thông qua những thành tựu lớn mà nước này gặt hái.
Phiên bản di động