TIN LIÊN QUAN | |
Ai sẽ trả giá cho khủng hoảng | |
Tái cơ cấu kinh tế trên thế giới: Xu hướng và kinh nghiệm |
Đây được coi là lời cảnh báo mạnh mẽ nhất của Thống đốc BoJ về nhược điểm của chính sách nới lỏng tiền tệ mà các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới hiện đang theo đuổi.
Theo phân tích của ông Kuroda, mặc dù động thái giới hạn lãi suất là rất cần thiết để tăng trưởng phục hồi, nhưng lãi suất giảm đã tác động tới lợi nhuận của các tổ chức tín dụng do biên lợi nhuận bị thu hẹp.
Trong khi đó, trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, các hình thức lãi suất thấp tại các tổ chức tài chính đã làm xuất hiện thêm một thách thức mới. Thống đốc BoJ cho biết, đó là sự trỗi dậy của các hệ thống tài chính ngầm và sự phát triển của các công nghệ tài chính mới đang tạo ra nhiều thay đổi lớn trong hệ thống ngân hàng toàn cầu.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho rằng, các hình thức lãi suất thấp tại các tổ chức tài chính đã làm xuất hiện thêm một thách thức mới đối với kinh tế thế giới. (Nguồn: Reuters). |
“Những thay đổi này báo hiệu một dạng khủng hoảng tài chính mới có thể xảy ra trong tương lai” ông Kuroda nói. Thống đốc BOJ không bình luận chi tiết hơn về nguy cơ này.
Tuy nhiên, nhận định trên trái ngược với những bình luận trước đây của ông Kuroda rằng, lợi ích của những gói kích thích khổng lồ vào nền kinh tế có thể bù đắp những thiệt hại của ngành ngân hàng.
Nay ông Kuroda đã nói rằng, lãi suất thấp làm “tổn thương” tới lợi nhuận của các ngân hàng đang là một vấn nạn toàn cầu, tạo ra những khoản nợ xấu chồng chất tại một số ngân hàng châu Âu và gây nên những cơn gió ngược cản trở sự phát triển của các ngân hàng Nhật Bản, như tăng trưởng tín dụng chậm chạp.
Hạ lãi suất xuống mức thấp, thậm chí siêu thấp trong suốt 10 năm qua là một chính sách bất thường đã được nhiều ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn như BOJ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)… thực thi, nhằm giúp đối phó với lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế ảm đạm và các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) năm 2009.
"Nếu hệ thống tài chính muốn đảm bảo sự ổn định trong tương lai, và quan trọng hơn là sự ổn định trong dài hạn thì cần phải cân nhắc đến những vấn đề có thể xảy ra do lợi nhuận thấp ở các tổ chức tài chính", Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda nói.
4 năm nới lỏng tiền tệ “hết cỡ”, BoJ đã thất bại trong việc đưa Nhật Bản thoát ra khỏi sự trì trệ một cách bền vững. Đó là lý do buộc BoJ phải tìm cách cải cách chính sách của mình để phù hợp với một cuộc chiến tài chính lâu dài với giảm phát.
Tuy nhiên, những nỗ lực để hồi phục mức chi tiêu yếu của người dân Nhật Bản thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ khác thường đã tạo ra thêm các vấn đề mới đối với BoJ trong các giao dịch với thị trường và các tổ chức tài chính.
Phát biểu trên của ông Kuroda cũng được đánh giá là nhìn nhận thẳng thắn nhất từ trước đến nay, nhằm kêu gọi các chính sách táo bạo hơn để cải tổ hệ thống ngân hàng Nhật Bản vốn đã chật chội bởi quá nhiều ngân hàng nhỏ lẻ. Theo đó, ông cho rằng, việc sáp nhập và hợp nhất có thể là một lựa chọn để các tổ chức tài chính này có thể tăng lợi nhuận.
Hiện nay, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, kỷ nguyên lãi suất cực thấp đã đến lúc khép lại, cả BoJ và ECB nên học theo các bước đi linh hoạt như Fed. Họ đã chỉ ra 2 lý do nên sớm thoát ra khỏi chính sách tiền tệ “cực lỏng” và từ từ tăng lãi suất cơ bản giống như những gì Fed đã thực hiện.
Thứ nhất, lãi suất cực thấp sẽ tạo ra nhiều đồn đoán trên thị trường, nhân tố sẽ dẫn tới rủi ro khủng hoảng. Thứ hai, một khi bong bóng vỡ, các hoạt động hồi sinh nền kinh tế dựa trên nguồn tiền chi phí rẻ không phát huy hiệu quả. Thay vào đó, dòng tiền rẻ không giới hạn càng trở thành gánh nặng đối với tăng trưởng kinh tế.
Nhật Bản sẽ liên tục kích thích kinh tế trong năm nay Tháng 9, Nhật Bản sẽ tiến hành đánh giá gói kích thích 28 ngìn tỷ Yên vừa qua. Có khả năng, họ sẽ lại tiếp ... |
Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế mới trị giá 274 tỷ USD Đây là gói kích thích có quy mô thuộc hàng lớn nhất của Nhật Bản kể từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn ... |