Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu 24-26/4: Nhà thầu xây dựng 'khóc thét' vì giá thép, Nga tăng nhập khẩu trái cây Việt Nam

Hết ngày 15/4, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 90,99 tỷ USD; Hiệp hội nhà thầu xây dựng 'khóc thét' vì giá thép tăng đột biến... là những tin chính trong bản tin xuất khẩu ngày 24-26/4.
Xuất khẩu 24-26/4:
Giá thép đã tăng tới 45% từ đầu năm tới nay. (Ảnh: Ngọc Thắng)

Hết ngày 15/4, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 90,99 tỷ USD

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/4, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 90,99 tỷ USD, tăng 26,8% tương ứng tăng 19,23 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 4,64 tỷ USD, tương ứng tăng 78,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,23 tỷ USD, tương ứng tăng 30,6%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,04 tỷ USD, tương ứng tăng 14,4%... so với cùng kỳ năm 2020.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 4 đạt 9,26 tỷ USD, giảm 23,2%, tương ứng giảm 2,8 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 3/2021.

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4 đạt 13,96 tỷ USD, giảm 8,9% (tương ứng giảm 1,37 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2021.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 4 giảm so với kỳ 2 tháng 3 chủ yếu ở một số nhóm hàng: máy vi tính, sản phẩm điện tửu và linh kiện giảm 309 triệu USD, tương ứng giảm 9,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 150 triệu USD, tương ứng giảm 6,9%; ngô giảm 133 triệu USD, tương ứng giảm 60%...

Như vậy, tính đến hết 15/4, tổ​ng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 89,51 tỷ USD, tăng 29,1% (tương ứng tăng 20,17 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,69 tỷ USD, tương ứng tăng 23,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 3,03 tỷ USD, tương ứng tăng 30,8%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,67 tỷ USD, tương ứng tăng 44%... so với cùng kỳ năm 2020.

Hiệp hội nhà thầu xây dựng 'khóc thét' vì giá thép tăng đột biến

Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACE) đã có văn bản kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ khẩn thiết kiến nghị cơ quan này có giải pháp tháo gỡ trước tình trạng giá thép xây dựng tăng đột biến.

Trong công văn của mình, Hiệp hội cho biết, các nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản do tình hình giá thép tăng phi mã trong quý 1/2021.

Theo Hiệp hội, nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến trong quý I/2021, đặc biệt ở tháng 4/2021.

Cụ thể, giá thép phi 6 Việt Mỹ trong quý IV/2020 là 13.145 đồng/kg thì hiện nay, giá thép này ở Đà Nẵng được bán 18.370 đồng/kg, tăng 40%. Trong khi đó, giá thép do Sở Xây dựng Đà Nẵng công bố với nhà thầu áp dụng thanh quyết toán cũng chỉ là 13.805 đồng/kg.

Hiệp hội khẳng định, không riêng thép Việt Mỹ mà tất cả các thương hiệu thép đều đồng loạt tăng giá từ 30-40% so với quý cuối năm trước.

Hiệp hội nhấn mạnh, các nhà thầu xây dựng đều vấp phải khó khăn, không có cách tháo gỡ do các chủ đầu tư không phải vốn nhà nước đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định không điều chỉnh ở thời điểm ký (trừ trường hợp bất khả kháng), vì vậy, các nhà thầu phải tự giải quyết sự thâm hụt này.

Còn các dự án đầu tư vốn ngân sách thì lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các sở Xây dựng mà các thông báo này lại không cập nhật biến động giá kịp thời nên các nhà thầu cũng phải tự xử lý phần biến động này.

Trước tình hình này, Hiệp hội kiến nghị Văn phòng Chính phủ chỉ đạo sớm các bộ, ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân, các Sở Xây dựng cập nhật đơn giá thị trường.

Đồng thời, với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công, vốn ngân sách, Hiệp hội đề nghị Văn phòng Chính phủ yêu cầu các Sở Xây dựng cập nhật đơn giá thị trường để có cơ sở áp dụng cho các nhà thầu.

Nga tăng nhập khẩu xoài, ổi và măng cụt từ Việt Nam

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết, nhập khẩu trái xoài, ổi và măng cụt (mã HS 080450) của thị trường Nga tăng mạnh trong giai đoạn năm 2016-2020, tăng bình quân 68,4%/năm.

Trị giá nhập khẩu trong năm 2020 đạt 83,46 triệu USD, tăng 187,7% so với năm 2019 và tăng 612,2% so với năm 2016.

Nga nhập khẩu trái xoài, ổi và măng cụt (mã HS 080450) nhiều nhất từ thị trường Peru trong tháng 1/2021, đạt 2,55 nghìn tấn, trị giá 4,4 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 6,7% về trị giá so với tháng 1/2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này chiếm 69,4% tổng lượng nhập khẩu.

Tháng 1/2021, Việt Nam là thị trường cung cấp trái xoài, ổi và măng cụt (mã HS 080450) lớn thứ 4 cho Nga, đạt 226 tấn, trị giá 807 nghìn USD, tăng 114% về lượng và tăng 62,7% về trị giá so với tháng 1/2020.

Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 6,1% tổng lượng nhập khẩu.Thị phần trái ổi, xoài và măng cụt của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga tăng mạnh.

Thị trường Nga còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khai thác, bởi sản xuất rau quả của Nga vẫn còn hạn chế, đồng thời do điều kiện khí hậu nên Nga không sản xuất được các loại rau quả vùng nhiệt đới.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ rau và trái cây của người dân Nga ngày càng tăng cao. Do đó, Nga phải nhập khẩu tới 2/3 lượng rau quả tiêu thụ hàng năm.

Nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô tăng gần 400 triệu USD

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận, trong nửa đầu tháng 4 cả nước chi 229,5 triệu USD nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/4, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng trên đat 1,45 tỷ USD, tăng hơn 36% (tương đương 385 triệu USD) so với cùng kỳ 2020.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu (cập nhật hết quý 1) trong những tháng đầu năm là: Hàn Quốc 336 triệu USD; Thái Lan 212,5 triệu USD; Trung Quốc 209 triệu USD; Nhật Bản 205,7 triệu USD; Ấn Độ 76,8 triệu USD; Indonesia 51,7 triệu USD.

Với gần 1,1 tỷ USD, riêng 6 thị trường nêu trên chiếm đến 89,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô của cả nước trong cùng thời điểm.

Năm 2020, trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện, phụ tùng ô tô đạt hơn 4 tỷ USD, giảm nhẹ 3,8% so với năm 2019; các thị trường nhập khẩu chính cũng là các quốc gia thuộc châu Á như những tháng đầu năm 2021.

Về nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, từ đầu năm đến 15/4/2021, cả nước nhập khẩu 42.663 ô tô nguyên chiếc các loại, kim ngạch đạt 962,5 triệu USD, tăng 44,8% về lượng và 50,9% về kim ngạch so với cùng kỳ 2020.

Xét về thị trường nhập khẩu (cập nhật hết tháng 3), Thái Lan tiếp tục chiếm ưu thế lớn với gần 55% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước trong quý 1.

Các thị trường nhập khẩu lớn khác là Indonesia với 8.946 xe, kim ngạch 111,6 triệu USD; Trung Quốc với 3.945 xe, kim ngạch 145 triệu USD…

Xuất khẩu ngày 20-23/4: Ô tô Trung Quốc vào Việt Nam tăng sốc; khối ngoại dẫn đầu xuất hàng điện tử; dệt may thoát ‘bóng đen’
Xuất khẩu ngày 17-19/4: Giá gạo Việt rơi xuống mức thấp trong 5 tháng, 'điểm mặt' ba nhóm hàng tăng trưởng tỷ USD
Xuất khẩu ngày 13-16/4: Khẩu trang y tế xuất khẩu tăng vọt; giá gạo Việt vượt Thái Lan; tín hiệu vui từ EVFTA
Xuất khẩu ngày 10-12/4: Cao dược liệu lần đầu 'xuất ngoại' đến Mỹ; điện thoại, máy tính Made in Vietnam thu về hơn 26 tỷ USD
Xuất khẩu ngày 6-9/4: Kim ngạch hàng Việt sang Mỹ và Trung Quốc đều tăng hơn 32%; lý do xuất khẩu gạo giảm 30,4%
TIN LIÊN QUAN

(tổng hợp)

Tin cũ hơn