TIN LIÊN QUAN | |
Chuối Việt lọt "mắt xanh" nhà đầu tư Nhật Bản | |
Khánh Hòa cơ bản hoàn tất việc chuẩn bị tổ chức các hội nghị APEC |
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, tính đến hết ngày 31/1/2017, lượng gạo tồn kho trong các doanh nghiệp vào khoảng hơn 955.900 tấn.
Trong đó, Tổng Công ty Lương thực miền Nam tồn khoảng gần 318.000 tấn, Công ty Lương thực miền Bắc khoảng 109.800 tấn. Số còn lại khoảng 528.000 tấn thuộc về các doanh nghiệp khác.
Tính từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/1/2017, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 320.000 tấn, giảm hơn 20% so với cùng thời điểm năm 2016. Giá bình quân FOB là 427,51 USD/tấn. Trị giá FOB là 142,141 USD/tấn và giá CIF là 143,475 triệu USD/tấn.
Mặt hàng gạo tiếp tục sụt giảm trong năm 2015. (Nguồn: Bộ NN& PTNT) |
Theo số liệu thống kê, năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 6,748 triệu tấn gạo, năm 2014 là 6,461 triệu tấn, năm 2015 đạt 6,615 triệu tấn. Và năm 2016 giảm mạnh còn 4,890 triệu tấn gạo các loại, trị giá hơn 2,128 tỷ USD, về số lượng giảm 25,54%, về giá trị giảm 20,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, lượng gạo xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt 4,8 triệu tấn với kim ngạch 2,1 tỷ USD. Đây là con số không đạt mục tiêu so với kế hoạch đề ra là 5,4 triệu tấn/năm và giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2015 và các năm trước đó.
Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu năm 2016 giảm 1,8 triệu tấn so với thành tích xuất khẩu gạo năm 2015 và năm 2013 (cùng đạt mức 6,6 triệu tấn); giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2014 (6,3 triệu tấn).
Song song với việc giảm xuất khẩu về lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2016 cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2015 và những năm trước. Trong đó, giảm 700 triệu USD so với kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2015 (2,8 tỷ USD); giảm 800 triệu so với năm 2014 và năm 2013 (đều đạt được 2,9 tỷ USD).
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, sự suy giảm mạnh về xuất khẩu gạo cả năm nay là do xuất khẩu từ các thị trường như Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia (là những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam) những năm qua suy giảm nghiêm trọng cả về lượng và trị giá..
Cũng theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm 2016, trong khi chính sách xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam chậm thay đổi thì các đối thủ xuất khẩu gạo Việt Nam đã chuyển mình nhanh chóng. Cụ thể, Thái Lan đã tuyên bố xả hết kho gạo dự trữ để xuất khẩu; Ấn độ đã chiếm được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo với chính phủ các nước lớn như Trung Quốc, Philippines cùng nhiều nước Trung Đông và châu Phi. Lợi thế giá gạo rẻ, chất lượng tốt của Ấn Độ tiếp tục trở thành áp lực lớn đối với các nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam, Thái Lan.
Theo chuyên gia lúa gạo, GS. Võ Tòng Xuân, Đại học Cần Thơ cho hay cạnh tranh về lúa gạo xuất khẩu trên thị trường quốc tế đang rất toàn diện từ sản lượng, chất lượng đến thuơng hiệu trên thị trường. Ngoài các nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, gần đây nổi lên có nhiều nước gia nhập nhóm các nước xuất khẩu gạo mạnh như Campuchia, Lào, Myanmar... Đây là những đối thủ mới, có gạo chất lượng và việc làm thương hiệu rất tốt.
Mở rộng cấp chứng thư điện tử cho thủy sản xuất khẩu Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy ... |
Doanh nghiệp Việt tại Nga tận dụng lợi thế từ FTA Hội chợ triển lãm thiết bị và công nghệ công nghiệp nhẹ Liên bang Nga được tổ chức thường kỳ thu hút các doanh nghiệp ... |
Bưởi da xanh Bến Tre không đủ hàng xuất khẩu Tuy thị trường xuất khẩu mở rộng, nhưng số lượng bưởi da xanh ở Bến Tre vẫn còn khiêm tốn, không đủ số lượng lớn ... |