Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu ngày 1-3/1: Nhật Bản, Hàn Quốc đang tăng tốc thu mua hoa quả gì của Việt Nam? Xuất khẩu sang Anh tăng ấn tượng nhờ 'lực đẩy' UKVFTA

Vận tải biển "ăn nên làm ra" sau nhiều năm lỗ; Nhật Bản, Hàn Quốc tăng tốc thu mua chuối của Việt Nam; xuất khẩu sang Anh tăng 15,6% nhờ "lực đẩy" UKVFTA... là những vấn đề nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 1-3/1.
Xuất khẩu ngày 3-7/1:
UKVFTA đã tạo nên những lực đẩy mới giúp doanh nghiệp Việt Nam có ưu thế cạnh tranh hơn. (Nguồn: Báo Công Thương)

Xuất khẩu sang Anh tăng 15,6% nhờ "lực đẩy" UKFTA

Bất chấp khó khăn của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã tận dụng tốt cơ hội mang lại từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam–Vương quốc Anh (UKVFTA), sau 1 năm hiệp định thương mại này có hiệu lực tạm thời (từ ngày 1/1/2021) và 7 tháng có hiệu lực chính thức (từ ngày 1/5/2021), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh trong năm 2021 đạt 5,24 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp định UKVFTA được kỳ vọng sẽ tiếp nối động lực thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư của hai bên trong những năm tới. Đặc biệt, các cam kết của hiệp định sẽ thúc đẩy rất mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

Dẫn đầu tốc độ tăng trưởng lần lượt là các mặt hàng: Sắt thép: 1.183%; caosu: 82,3%; nông sản: 70,8%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm: 60,3%; hạt tiêu: 48%; phương tiện vận tải và phụ tùng: 35,3%; gốm sứ: 35,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: 21%...

Tin liên quan
'Cửa sáng' cho xuất khẩu rau quả Việt tại thị trường Anh

Ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, đối với Việt Nam, Anh là đối tác quan trọng hàng đầu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 trong số các nước trên thế giới, thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 trong số các nước châu Âu - châu Mỹ.

Bộ Công Thương cho biết, mặc dù Anh là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 thế giới thế, nhưng đến nay thị phần hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang đây mới chỉ chiếm 1%. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng hàng hoá Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa khi xuất khẩu và mở rộng thị phần tại thị trường này.

Còn theo ông Nguyễn Cảnh Cường – Tham tán Công sứ, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh: UKVFTA đã tạo nên những lực đẩy mới giúp doanh nghiệp Việt Nam có ưu thế cạnh tranh hơn.

"Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 15,6% trong 11 tháng năm 2021 là rất đáng khích lệ, nhất là trong bối cảnh Covid-19 và khủng hoảng vỏ container, cộng với cước phí vận chuyển đường biển tăng hơn 10 lần. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam giữ vững được sự tín nhiệm của bạn hàng và kiên định thực hiện được cam kết giao hàng, đảm bảo chất lượng thì thị phần hàng hóa Việt Nam tại Anh sẽ từng bước gia tăng trong thời gian tới", ông Cường khẳng định.

Vận tải biển "ăn nên làm ra" sau nhiều năm lỗ

Theo báo cáo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), năm 2021, doanh thu hợp nhất đạt 13.280,7 tỷ đồng (122,7% kế hoạch), trong đó Công ty mẹ đạt 1.753 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3.363,3 tỷ đồng.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, sản lượng vận tải biển vẫn đạt 22,8 triệu tấn (chiếm 102,2% cùng kỳ 2020; 121,2% kế hoạch 2021). Hệ thống 16 cảng biển của VIMC trên toàn quốc đã thực hiện bốc xếp trên 125 triệu tấn hàng hóa, tăng trưởng 13,5% so với năm 2020 (cao hơn mức trung bình 2% của cả nước).

Nhờ nỗ lực trong công tác thị trường, toàn hệ thống cảng VIMC đã phát triển thêm được 13 tuyến dịch vụ mới của các hãng tàu container như Maersk, MSC, Cosco, ZIM.... Với việc mở vận tải container bằng đường biển tuyến xa của ngành hàng hải, Việt Nam sẽ chủ động trong vận tải hàng hóa, tránh bị chèn ép tăng giá cước của các hãng tàu ngoại.

Đặc biệt, lĩnh vực khai thác cảng biển vẫn tiếp tục là hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho VIMC khi chiếm 78% tổng lợi nhuận hợp nhất (đạt 2.234,9 tỷ đồng). Trong đó, một số cảng có kết quả nổi bật như Cảng Sài Gòn, Quy Nhơn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh...

Ngoài ra, khối dịch vụ hàng hải đã vượt kế hoạch được giao về doanh thu (đạt 2.370 tỷ đồng, tăng 42% so với kế hoạch). Doanh thu toàn khối tăng do tăng doanh thu từ cước vận tải hàng không tăng trong đợt dịch Covid-19 và từ các dự án vận chuyển hàng điện gió.

“Các lĩnh vực hoạt động của VIMC đều hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2021 về chỉ tiêu sản lượng và doanh thu. Đặc biệt, lần đầu tiên sau nhiều năm thua lỗ kéo dài, khối vận tải biển của Tổng công ty đã ghi nhận lợi nhuận dương trong năm 2021 (lợi nhuận ước đạt 694,3 tỷ đồng)", lãnh đạo VIMC nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo VIMC, dự báo GDP Việt Nam năm 2022 khoảng 6%, hoạt động xuất nhập khẩu dự kiến tiếp tục khởi sắc khi các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, đặc biệt các hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP... sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, từ đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh.

Xuất khẩu thủy sản "hứa hẹn" tăng mạnh trong năm 2022

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020. Trước đó, xuất khẩu thủy sản giảm sâu trong quý III vì những khó khăn liên hoàn từ dịch Covid-19, cước vận tải tăng, kèm theo những bất lợi khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát thủy sản đông lạnh.

Trong báo cáo mới đây, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết trong bức tranh xuất khẩu thủy sản năm 2021, thị trường Mỹ được coi là điểm sáng khi tốc độ phục hồi kinh tế nhanh và độ phủ sóng vaccine cao.

Theo đó, thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu cao trong khi sản lượng nội địa của Mỹ giảm và giá thủy sản tại nước này tăng. Trái lại, thị trường châu Âu có thể tăng chậm hơn do sự cạnh tranh cao từ các nước xuất khẩu khác và những quy định hạn chế mới đối với biến thể Omicron.

Đáng chú ý, đối với thị trường Trung Quốc, VDSC nhận định sự phục hồi "không chắc chắn" do chính sách kiểm dịch đối với thủy sản đông lạnh nhập khẩu nhằm hạn chế sự lây lan Covid-19.

Với những tín hiệu thị trường, sản xuất trong nước phục hồi sẽ là những động lực giúp xuất khẩu thủy sản năm 2022 có thể đạt 8,9 tỷ USD, tương đương với năm 2021.

VDSC dự báo giá thủy sản xuất khẩu sẽ tăng mạnh khi nhu cầu nhập khẩu tăng, nguồn cung nguyên liệu thiếu hụt.

Cụ thể, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu có thể thiếu nguyên liệu ít nhất trong quý I/2022 vì việc thả nuôi mới bị gián đoạn trong thời gian giãn cách xã hội ở các tỉnh ĐBSCL.

Bên cạnh yếu tố về giá, chi phí logistics hạ nhiệt có thể sẽ trở thành chất xúc tác quan trọng giúp các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gia tăng lợi nhuận vào năm 2022.

Trao đổi về vấn đề này, World Composite Index cho biết, chi phí vận tải hàng hóa bắt đầu giảm vào tháng 11 sau khi đạt đỉnh trong tháng 9 và tháng 10. Giá cước vận tải đường biển năm 2022 khó trở lại ngưỡng trước đại dịch song sẽ thấp hơn so với năm 2021.

Đây là động lực cho các doanh nghiệp thủy sản đầu ngành đàm phán với đối tác chuyển hợp đồng vận chuyển từ CIF (người bán trả chi phí vận chuyển) sang FOB (người mua trả chi phí vận chuyển).

“Việc doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, cùng với diễn biến giá bán tăng, cước vận tải hạ nhiệt sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và biên lợi nhuận”, VDSC kỳ vọng.

Nhật Bản, Hàn Quốc đang tăng tốc thu mua hoa quả gì của Việt Nam?

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong cơ cấu nguồn cung cấp trái chuối cho Nhật Bản, Philippines là thị trường cung cấp lớn nhất, với lượng chiếm 75,8% tổng lượng chuối Nhật Bản nhập khẩu trong 10 tháng năm 2021.

Việt Nam thị trường cung cấp trái chuối lớn thứ 5 cho Nhật Bản, lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam tăng rất mạnh, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 0,6% trong tổng lượng nhập khẩu trái chuối của Nhật Bản, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu ngày 3-7/1:
Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, người được mệnh danh là "vua chuối" ở Long An đã góp phần đưa trái chuối Việt Nam bay sang Hàn Quốc, Nhật Bản, EU... (Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)

Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân trái chuối từ Việt Nam ở mức cao, trong 10 tháng năm 2021 đạt 107.600 Yên/tấn, trong khi của Philippines là 101.000 Yên/tấn. Tuy nhiên, so với chuối của Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), giá chuối của Việt Nam vẫn thấp hơn tại thị trường Nhật Bản.

Tại châu Á, ngoài Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là quốc gia có xu hướng tăng nhập khẩu chuối từ Việt Nam.

Cụ thể, Việt Nam là thị trường cung cấp chuối lớn thứ 6 cho Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2021, đạt 2.900 tấn, trị giá 2,3 triệu USD, tăng 13,6% về lượng, tăng 48,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Giá chuối nhập khẩu bình quân từ Việt Nam ở mức 791,6 USD/tấn. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 1,9% tổng lượng chuối nhập khẩu của Hàn Quốc.

Theo thống kê từ Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA), trong 5 tháng đầu năm 2021, Hàn Quốc nhập khẩu đạt 155.300 tấn chuối, trị giá 131,5 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá trái chuối nhập khẩu bình quân đạt 846,3 USD/tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Chuối là loại trái cây ưa chuộng tại Hàn Quốc, tuy nhiên chuối là sản phẩm Hàn Quốc phải nhập khẩu gần như 100% do điều kiện canh tác không thuận lợi.

Nhiều hợp đồng xuất khẩu được ký kết tại thị trường UAE

Tham dự Ngày Việt Nam tại UAE (30/12/2021) và tìm kiếm khách hàng tại World Expo Dubai 2020, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Thương vụ Việt Nam tại UAE đã phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) tổ chức các chương trình giao thương trực tiếp doanh nghiệp Việt Nam–UAE. Thông qua chương trình, đoàn đã có cơ hội giao lưu, quảng bá sản phẩm tới nhiều khách hàng nhập khẩu triển vọng tại UAE.

Tham gia chương trình xúc tiến thương mại, ông Phạm Hoàng Vũ - Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Sybil Agri Việt Nam cho biết, nhờ sự hỗ trợ của Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại UAE, ngay trong chuyến đi, công ty đã chốt ký được hợp đồng xuất khẩu 10 tấn hồ tiêu, đồng thời đang tiếp tục thương lượng khâu cuối về điều khoản thanh toán cho 3 hợp đồng xuất khẩu 1 container hoa hồi, 1 container hỗn hợp các sản phẩm hồ tiêu, cơm dừa, hạt điều, và hợp đồng cung cấp tiêu nguyên năm với số lượng lên tới 500 tấn.

Tin liên quan
Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang UAE Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang UAE

"Nếu tình hình dịch Covid-19 trong thời gian tới được kiểm soát tốt sẽ mở thêm công ty tại UAE nhằm giải quyết các khâu thanh toán và lưu kho hàng hoá, phục vụ thuận tiện cho việc phân phối tới các đối tác ở thị trường UAE" - ông Phạm Hoàng Vũ chia sẻ.

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại, trong thời gian công tác tại UAE, đoàn công tác đã đi khảo sát các chợ đầu mối nông sản và chợ gia vị lớn nhất Dubai, tìm hiểu cách thức vận hành, lưu thông hàng hoá ra, vào chợ, đồng thời giao dịch trực tiếp với các nhà nhập khẩu trái cây, rau củ quả và gia vị tại các chợ.

Làm việc với Hệ thống Siêu thị Al Maya tại trụ sở chính ở Dubai - hệ thống phân phối được thành lập từ năm 1982 với hơn 50 siêu thị trên toàn lãnh thổ UAE và Oman, mở cửa 24/24 giờ trong ngày, từng doanh nghiệp trong đoàn đã giao dịch trực tiếp với 3 giám đốc thu mua nhóm hàng rau củ quả, thực phẩm, tiêu dùng của Al Maya.

Ngoài Al Maya, đoàn công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam cũng đã có buổi giới thiệu các mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam với Chủ tịch và Giám đốc thu mua của Chuỗi Hệ thống siêu thị 1004 Gourmet, nơi cung cấp đa dạng các mặt hàng nông sản, thực phẩm tiêu dùng chất lượng cao cho người Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan… sinh sống tại UAE; gặp gỡ, trao đổi thông tin, cách thức thâm nhập thị trường và cơ hội hợp tác kinh doanh tại trụ sở Hệ thống siêu thị West Zone - một trong những chuỗi siêu thị địa phương hàng đầu của Dubai được thành lập từ năm 2005.

Với sự hỗ trợ kết nối của Thương vụ Việt Nam tại UAE, hai doanh nghiệp trong Đoàn là Công ty Baseafood và Công ty Vinanutrifood đã giao dịch với Hệ thống đại siêu thị Lulu, quảng bá sản phẩm và chào bán các mặt hàng thuỷ sản, nông sản, thực phẩm vào hệ thống Lulu.

Trưởng Đoàn giao dịch thương mại Việt Nam tại UAE, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhận định: UAE hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở khu vực Trung Đông với hơn 60 nhóm mặt hàng. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – UAE hàng năm đạt gần 6 tỉ USD và còn nhiều dư địa phát triển.

Kỳ vọng bức tranh sáng của hoạt động xuất khẩu năm 2022

Kỳ vọng bức tranh sáng của hoạt động xuất khẩu năm 2022

Việc chuyển hướng phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của ...

Điểm tựa cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Điểm tựa cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Với phương châm lấy người lao động làm trung tâm, coi người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một bộ phận không ...

(tổng hợp)

Tin cũ hơn

Giá heo hơi hôm nay 7/11: Tăng nhẹ tại khu vực miền Bắc và miền Trung; Giá thịt heo ở Mỹ giảm Giá heo hơi hôm nay 7/11: Tăng nhẹ tại khu vực miền Bắc và miền Trung; Giá thịt heo ở Mỹ giảm
Giá tiêu hôm nay 7/11/2024: Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới Giá tiêu hôm nay 7/11/2024: Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới
Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87 Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87
Giá cà phê hôm nay 6/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh trong ngày bầu cử Mỹ, robusta 'lấy lại' gần 100 USD, cà phê Việt đang trở về đúng vị trí Giá cà phê hôm nay 6/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh trong ngày bầu cử Mỹ, robusta 'lấy lại' gần 100 USD, cà phê Việt đang trở về đúng vị trí
Đẩy mạnh giao thương, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành Thực phẩm và Đồ uống Đẩy mạnh giao thương, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành Thực phẩm và Đồ uống
Giá xăng dầu hôm nay 6/11: 'Nín thở' chờ tin bầu cử Tổng thống Mỹ Giá xăng dầu hôm nay 6/11: 'Nín thở' chờ tin bầu cử Tổng thống Mỹ
Giá heo hơi hôm nay 6/11: Miền Bắc ổn định, miền Trung và Nam biến động trái chiều; giá thịt heo ở Mỹ giảm Giá heo hơi hôm nay 6/11: Miền Bắc ổn định, miền Trung và Nam biến động trái chiều; giá thịt heo ở Mỹ giảm
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ
Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc
Giá cà phê hôm nay 5/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm 20%, dao động mạnh trong vụ thu hoạch, doanh nghiệp và nông dân nên làm gì? Giá cà phê hôm nay 5/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm 20%, dao động mạnh trong vụ thu hoạch, doanh nghiệp và nông dân nên làm gì?
Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ