Xuất khẩu ngày 5-7/3: Hàng Việt sang Nga gặp khó vì chiến sự; nguy cơ 'nhập khẩu' lạm phát

Vân Chi
Xuất khẩu hàng Việt sang Nga gặp khó vì xung đột Nga-Ukraine; Bộ Công Thương ban hành kế hoạch thực hiện “siêu” Hiệp định RCEP; nguy cơ "nhập khẩu" lạm phát... là những vấn đề nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 5-7/3.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xuất khẩu ngày 5-7/3: Hàng Việt sang Nga gặp khó vì chiến sự; nguy cơ 'nhập khẩu' lạm phát
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga. (Nguồn: Báo Thanh Niên)

Xuất khẩu hàng Việt sang Nga gặp khó

Nga là thị trường tiềm năng của Việt Nam, xét cả khía cạnh nhập khẩu và xuất khẩu. Số liệu của hải quan cho thấy, năm 2021, Việt Nam xuất sang Nga 3,2 tỷ USD; nhập khẩu từ nước này 2,3 tỷ USD, tăng 15%.

Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Nga, gồm điện thoại và linh kiện (chiếm 33% kim ngạch của Việt Nam sang Nga); máy vi tính và sản phẩm điện tử (13%), dệt may (10,5%), cà phê (5,4%), thủy sản (5,1%).

Còn với Ukraine, kim ngạch xuất khẩu không lớn, dưới một tỷ USD, nhưng nước này lại là đối tác thương mại truyền thống, quan trọng của Việt Nam tại khu vực Á - Âu. Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 720,5 triệu USD, tăng gần 51% so với cùng kỳ 2020. Thuỷ sản, giày dép, máy tính điện tử... là những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang quốc gia này.

Theo lãnh đạo Vụ thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ, trực tiếp và tiêu cực tới sản xuất, xuất nhập khẩu, lạm phát, cung cầu; vận chuyển, lưu thông hàng hoá, thanh toán hợp đồng thương mại... Các doanh nghiệp có dự án hợp tác với Nga, Ukraine, Belarus và các nước liên quan trong cuộc khủng hoảng cũng sẽ chịu tác động.

"Cuộc khủng hoảng này gây ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện và tiêu cực, trước mắt và lâu dài tới kinh tế, thương mại, tài chính, tới chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu của thế giới cũng như Việt Nam", đại diện Vụ thị trường châu Á, châu Âu nhận xét.

Trước tiên là nguồn cung các nguyên, nhiên liệu khi cuộc xung đột này đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá khí đốt - dầu mỏ, lúa mì, nhôm, nickel, ngô... do thị phần sản xuất và xuất khẩu Nga, Ukraine với các mặt hàng này lớn.

Việc thanh toán các hợp đồng thương mại với Nga cũng sẽ gặp khó, sau khi Mỹ và các nước phương Tây đưa ra hàng loạt lệnh trừng phạt nhắm vào hệ thống ngân hàng của Nga, đóng băng tài sản Ngân hàng Trung ương Nga...

Những bước trừng phạt này trước mắt sẽ ảnh hưởng đến việc thanh toán nhiều hợp đồng sử dụng thanh toán bằng USD. Đồng Ruble mất giá rất mạnh khiến một số nhà nhập khẩu của Nga đề nghị dừng thanh toán trong 2-3 tuần để chờ tình hình ổn định.

Hiện một số hãng tàu đã từ chối nhận đơn vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Nga. Giá cước vận tải sẽ tiếp tục tăng cao cùng với sự chậm trễ trong vận chuyển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa.

Ngoài ra, việc cấm vận hàng không cũng khiến các hãng phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực gia tăng lên hệ thống vận chuyển logistics toàn cầu và giá cả hàng hóa. Theo các doanh nghiệp, chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu vừa qua đã quá cao, giá cước vận tải tăng cao khiến chi phí bị đội lên rất mạnh và họ có thể "không còn lợi nhuận".

Chưa kể, việc đồng Ruble mất giá sẽ làm giảm khả năng nhập khẩu của Nga. Doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này sẽ phải tính lại bài toán chi phí, thị trường.

Theo Vụ thị trường châu Âu, châu Mỹ, thương mại song phương Việt - Nga sẽ không tránh khỏi các tác động tiêu cực nếu Mỹ và phương Tây tiếp tục tăng các biện pháp trừng phạt mạnh và toàn diện về tài chính lên Nga. Cơ quan này khuyến cáo doanh nghiệp đang xuất khẩu sang 2 nước trên cần chủ động làm việc với các đối tác nhập khẩu về thanh toán, tiến độ giao hàng...

Vụ thị trường châu Á, châu Âu lưu ý, các doanh nghiệp cũng cần tận dụng tối đa ưu đãi trong các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước để đa dạng hoá thị trường. Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn khi xuất hàng sang Nga và Ukraine, có thể liên hệ thương vụ Việt Nam tại hai quốc gia này để được hỗ trợ, tìm phương thức tháo gỡ.

Tin liên quan
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022 – 2026 Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022 – 2026

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch thực hiện “siêu” Hiệp định RCEP

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định số 197 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giai đoạn 2022 – 2026. Kế hoạch được ban hành nhằm cụ thể hóa và triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Hiệp định này đầy đủ, hiệu quả.

Kế hoạch tập trung triển khai 3 nhiệm vụ chính là: xây dựng pháp luật, thể chế; tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP; nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP.

Về công tác xây dựng pháp luật, thể chế, trong Kế hoạch, Bộ Công Thương xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thực hiện Hiệp định RCEP; tiếp tục thực hiện rà soát pháp luật trong nước trong quá trình thực hiện Hiệp định RCEP nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật khác để phù hợp với yêu cầu của Hiệp định.

Phối hợp với các nước thành viên Hiệp định RCEP để xây dựng, hoàn thiện các thiết chế cần thiết để thực hiện Hiệp định.

Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, Bộ sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, tập trung vào việc phổ biến, giới thiệu nội dung Hiệp định RCEP.

Xuất bản các ấn phẩm giới thiệu, phân tích tổng thể và chi tiết các cam kết của Hiệp định RCEP trong một số lĩnh vực, ngành hàng cụ thể cho các hiệp hội, doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể, ngành hàng cụ thể; phân tích cơ hội tận dụng Hiệp định để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP, Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng và triển khai các phương án phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu cho các ngành hàng và dịch vụ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.

Bộ Công Thương sẽ xây dựng các chương trình phát triển thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng và lợi thế của Việt Nam vào thị trường các nước thành viên Hiệp định RCEP; xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại tại các nước thành viên Hiệp định RCEP...

Ớt tươi Việt có "visa" sang Trung Quốc sau 1 năm tạm dừng

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo chấp thuận cho 5 doanh nghiệp sản xuất ớt tươi của Việt Nam được đăng ký xuất khẩu sang thị trường nước này kể từ ngày 3/3.

Đây là 5 doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép xuất khẩu chính ngạch trở lại sau một thời gian Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu ớt tươi của Việt Nam.

Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, tính đến nay, có hơn 1.800 mã sản phẩm nông sản, thực phẩm được cơ quan chức năng Trung Quốc cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu chính ngạch.

Doanh nghiệp gỗ "vật lộn" với bão giá nguyên liệu đầu vào

Năm 2021, xuất khẩu gỗ và lâm sản có một năm thành công khi đạt kim ngạch gần 16 tỷ USD. Song vừa bước sang năm 2022, ngành gỗ đã phải đối mặt với những khó khăn liên hoàn từ giá nguyên liệu, cước vận tải...

Thông thường, cao điểm xuất khẩu gỗ sẽ vào tháng 4 – 5 hàng năm. Lẽ ra, thời điểm này các doanh nghiệp phải tăng tốc chuẩn bị các đơn hàng, làm thủ tục để giao cho khách. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gỗ vẫn đang chật vật vì nguồn cung nguyên liệu khan hiếm.

Ông Tô Xuân Phúc, Chuyên gia phân tích chính sách, Tổ chức Forest Trends cho biết: "Gỗ nguyên liệu chiếm khoảng 50% trong cơ cấu giá thành các sản phẩm. Tuy nhiên, tỷ trọng này tăng đáng kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19.

Nguyên nhân là nguồn cung gỗ ở Mỹ, châu Âu khan hiếm và giá cước vận chuyển cũng tăng 5-6 lần so với trước đại dịch, đẩy giá gỗ và cước vận chuyển lên một mặt bằng mới".

Sau khi xung đột Nga-Ukraine, giá dầu thế giới vượt ngưỡng 110 USD/thùng và có thể tiến tới 150 USD/thùng. Điều này có nghĩa giá cước vận tải, chi phí sản xuất sẽ tiếp tục tăng, đẩy doanh nghiệp vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".

Thông thường, các doanh nghiệp chỉ dự trữ gỗ trong khoảng 1-3 tháng để đảm bảo tài chính, vốn lưu động cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá xăng dầu, nguyên liệu tăng sốc là kịch bản không thể lường trước, chi phí sản xuất cứ thế tăng cao, ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nguy cơ nhập khẩu lạm phát

Nhập khẩu lạm phát xảy ra khi giá nhập khẩu (giá mua hàng từ nước ngoài) và tỉ giá đồng thời tăng hoặc chỉ một yếu tố tăng mạnh.

Dấu hiệu nhập khẩu lạm phát đã xuất hiện khá rõ nét khi kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước trong khi số lượng nhập một số mặt hàng có dấu hiệu giảm, như sắt thép, phế liệu sắt thép, than, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, hạt điều, than…

Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức về giá nhập khẩu từng mặt hàng từ các thị trường song nhiều phân tích cho thấy kim ngạch nhập khẩu tăng cao có nguyên nhân quan trọng do giá nhập khẩu tăng chứ không hoàn toàn do số lượng.

Xuất khẩu ngày 5-7/3: Hàng Việt sang Nga gặp khó vì chiến sự; nguy cơ 'nhập khẩu' lạm phát
Dấu hiệu nhập khẩu lạm phát đã xuất hiện khá rõ nét khi kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn: VnEconomy)

Thậm chí, số lượng nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ sản xuất trong nước không những không tăng mà còn có dấu hiệu giảm, ví dụ: phế liệu sắt thép, hạt điều, than, khí đốt hóa lỏng, sắt thép, kim loại thường khác…

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong 2 tháng đầu năm nay đã tăng trưởng chậm lại so với mức tăng cùng kỳ năm trước, cho thấy nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất không cao.

Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, khá thấp so với mức tăng 6,8% của năm 2021. Nếu tính riêng tháng Hai, mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so với mức tăng của cả tháng trước lẫn cùng kỳ năm trước.

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh nhận định, căng thẳng giữa Nga và Ukraine tuy ít tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam nhưng lại là yếu tố tác động gián tiếp theo hướng tiêu cực đến thương mại của Việt Nam với nhiều đối tác trên thế giới, kéo theo nguy cơ nhập khẩu lạm phát tăng cao.

Nguyên nhân là bởi cục diện chính trị - quân sự giữa Nga và Ukraine cùng lệnh trừng phạt từ Mỹ, châu Âu với Nga sẽ tác động đến ít nhất đến 2 thị trường quan trọng là thị trường nhiên liệu, nguyên liệu cơ bản và thị trường lương thực.

"Giá dầu thô và giá lương thực đã tăng rất cao trong năm 2021 và tiếp tục tăng mạnh ngay từ đầu năm nay. Nga hiện chiếm 70% nguồn cung phân bón trên thị trường thế giới trong khi Việt Nam nhập khẩu 100% phân NPK. Do đó, dù nhập phân bón từ quốc gia nào thì Việt Nam cũng khó tránh đối mặt với hiệu ứng tăng giá nhập khẩu.

Còn với thị trường khí đốt, động thái từ Mỹ có thể khiến nguồn cung bị ảnh hưởng phần nào. Song vấn đề ở đây là không có Nga cung cấp dầu thì sẽ có nguồn cung từ quốc gia khác nhưng chắc chắn giá sẽ bị đẩy lên cao hơn nữa", TS. Vũ Đình Ánh phân tích.

Tác động kinh tế từ xung đột Nga-Ukraine

Tác động kinh tế từ xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine sẽ tạo nên một số ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống kinh tế mỗi quốc gia và toàn ...

Xuất khẩu ngày 28/2-4/3: Xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng gì đến xuất nhập khẩu? Việt Nam lần đầu chiếm 10% thị phần giày xuất khẩu thế giới

Xuất khẩu ngày 28/2-4/3: Xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng gì đến xuất nhập khẩu? Việt Nam lần đầu chiếm 10% thị phần giày xuất khẩu thế giới

Xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng gì đến xuất nhập khẩu?; ách tắc hàng hóa lại tái diễn ở cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn; Việt Nam ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả hợp tác của Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam thời gian qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Daruusalam.
XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 24/4/2024. kết quả xổ số ngày 24 tháng 4. xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt đợt triển khai cao điểm chống khai thác IUU

Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt đợt triển khai cao điểm chống khai thác IUU

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU. Đại tá Lục Đức Tiên, Phó Tư lệnh Vùng ...
Tài sản Nga bị phong tỏa: Phương Tây có hành động bất ngờ, Điện Kremlin phát tín hiệu đáp trả

Tài sản Nga bị phong tỏa: Phương Tây có hành động bất ngờ, Điện Kremlin phát tín hiệu đáp trả

Ngày 22/4, Điện Kremlin tuyên bố, bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm tịch thu các tài sản bị phong tỏa của Nga đều là bất hợp pháp.
Giá vàng hôm nay 23/4/2024: Giá vàng SJC lập tức phản ứng sau tin bất ngờ, quý kim thế giới cắm đầu lao dốc, ‘lu mờ’ trước tài sản rủi ro khác

Giá vàng hôm nay 23/4/2024: Giá vàng SJC lập tức phản ứng sau tin bất ngờ, quý kim thế giới cắm đầu lao dốc, ‘lu mờ’ trước tài sản rủi ro khác

Giá vàng hôm nay 23/4/2024, giá vàng SJC bất ngờ giảm, thế giới lao dốc. Giới đầu tư giảm nhu cầu trú ẩn an toàn.
Gói trừng phạt Nga thứ 14: Đội tàu 'bóng tối' bị gọi tên, Moscow tuyên bố sẽ tìm cách giảm thiểu thiệt hại

Gói trừng phạt Nga thứ 14: Đội tàu 'bóng tối' bị gọi tên, Moscow tuyên bố sẽ tìm cách giảm thiểu thiệt hại

Ngoại trưởng Thụy Điển tuyên bố, gói trừng phạt Nga tiếp theo của EU sẽ bao gồm các bước chống lại đội tàu 'bóng tối' vận chuyển dầu Nga.
Nga nói Mỹ ngang nhiên đưa ra quyết định trái pháp luật, có mọi lý do để đáp trả tương xứng

Nga nói Mỹ ngang nhiên đưa ra quyết định trái pháp luật, có mọi lý do để đáp trả tương xứng

Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin chỉ trích quyết định của Mỹ về việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga là bất hợp pháp.
Kinh tế châu Âu: Đức có thể bừng tỉnh sau 'giấc ngủ đông', EU có khả năng 'lội ngược dòng'

Kinh tế châu Âu: Đức có thể bừng tỉnh sau 'giấc ngủ đông', EU có khả năng 'lội ngược dòng'

Sau 15 năm trải qua những cú sốc, kinh tế châu Âu dường như sẽ không mấy khả quan trong năm 2024
Trừng phạt lớn 'đổ bộ' vào Iran, nguồn kiếm tiền chính giữ phong độ; nhận định khả năng leo thang xung đột với Israel

Trừng phạt lớn 'đổ bộ' vào Iran, nguồn kiếm tiền chính giữ phong độ; nhận định khả năng leo thang xung đột với Israel

Iran đang phải đối mặt với lạm phát cao, đồng tiền mất giá và ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt quốc tế.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Phiên bản di động