Tàu vận chuyển lúa mì tới Ethiopia theo sáng kiến xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã cập cảng Djibouti. (Nguồn: AP) |
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, một tàu chở lúa mì từ nước này đã cập cảng Ethiopia hôm 3/12, một phần trong nỗ lực vận chuyển lương thực đến các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do nạn đói và hạn hán.
Viết trên Twitter cùng clip ngắn về con tàu chở 25.000 tấn lúa mì cho Ethiopia đã cập cảng Doraleh ở Djibouti, ông Zelensky khẳng định: “Chúng tôi vận chuyển lương thực. Chúng tôi vận chuyển hy vọng”.
Tổng thống Ukraine cho biết đầu năm tới sẽ có tổng cộng khoảng 60 tàu giao ngũ cốc tới các nước dễ bị tổn thương nhất do nạn đói và hạn hán.
Ngày 26/11, Ukraine và các quốc gia đồng minh đã đưa ra sáng kiến xuất khẩu ngũ cốc trị giá 150 triệu USD sang Ethiopia, Sudan, Nam Sudan, Somalia, Congo, Kenya và Yemen.
Các quốc gia ủng hộ sẽ mua sản phẩm nông nghiệp trực tiếp từ các nhà sản xuất Ukraine và chuyển cho các quốc gia đang trên bờ vực nạn đói.
Theo ông Zelensky, có hơn 20 quốc gia, trực tiếp và trực tuyến, đã cam kết tham gia sáng kiến của Kiev.
Hôm 17/11, Bộ Ngoại giao Nga đã xác nhận gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ thêm 120 ngày, bắt đầu từ ngày 18/11, mà không có bất kỳ thay đổi nào so với thỏa thuận hiện hành.
Trước đó cùng ngày, viết trên Twitter, Bộ trưởng cơ sở hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết: “Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen sẽ kéo dài thêm 120 ngày”.
Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng xác nhận thông tin trên và cho hay, thỏa thuận được gia hạn theo “điều khoản hiện tại”, do xét tới tình hình mùa Đông sắp đến và có thể “có thỏa thuận mới” sau khi mùa Đông kết thúc.
| HIMARS của Mỹ có khách hàng mới - láng giềng của Nga Giới chức Estonia đồng ý mua 6 hệ thống HIMARS của Mỹ với số tiền trên 200 triệu USD và lô hàng đầu tiên dự ... |
| Ukraine: Mức giá trần của G7 với dầu Nga vẫn ‘khá dễ chịu’ Ukraine cho rằng mức giá trần do nhóm G7 áp đặt với dầu Nga vận chuyển bằng đường biển sẽ không có nhiều tác dụng. |
| Tổng thống Pháp: Châu Âu cần tính đến ‘bảo đảm an ninh’ của Nga Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định, châu Âu cần chuẩn bị cho cấu trúc an ninh tương lai của mình, bao gồm tính đến ... |
| Phần Lan giải thích lý do gia nhập NATO Helsinki khẳng định xung đột Nga-Ukraine và việc Moscow đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân đã khiến nước này quyết định gia nhập ... |
| Hệ thống Patriot không gây rủi ro cho Belarus Bộ trưởng Quốc phòng Belarus nhận định mối đe dọa từ Ukraine là khó đoán định, song hiện vẫn đang được Minsk kiểm soát và ... |