Triển lãm chia thành ba phần theo từng chủ đề, trưng bày các hiện vật và những tấm ảnh để khách tham quan hiểu và cảm nhận được hành trình tù đày gian khổ, đấu tranh khốc liệt, đến những giây phút tự do quý giá... của các chiến sĩ cách mạng trong một giai đoạn lịch sử của đất nước.
Các khách tham quan tại buổi khai mạc triển lãm. (Nguồn: TTXVN) |
Phần đầu tiên là Mở cửa tù ngục, kể về những thủ đoạn tàn khốc nhằm đày ải, đàn áp về thể xác và tinh thần như: tra điện, tra nước, đánh bằng chày vồ, búa, dùi cui cao su, bẻ răng, đóng đinh vào đầu ngón tay... tại 6 "địa ngục trần gian": Nhà tù Côn Đảo, trại giam tù binh Phú Quốc, nhà gian Chí Hòa, nhà tù Phú Lợi, nhà lao Tân Hiệp (Khám lớn Cần Thơ) và nhà lao Thủ Đức (trại giam nữ tù binh Phú Thái).
Phần hai là Ngày chiến thắng trở về miêu tả các cuộc trao trả bắt đầu được triển khai từ tháng 2/1973. Hai điểm trao trả lớn nhất là tại sông Thạch Hãn (Quảng Trị) và sân bay Lộc Ninh (Bình Phước).
Cuối cùng, phần ba mang tên Viết tiếp bản hùng ca là những gì còn lại sau cuộc đấu tranh khốc liệt. Vượt qua nỗi đau thương tật, hoàn cảnh khó khăn, các cựu tù binh và tù chính trị vẫn vươn lên để học tập, nỗ lực phấn đấu và đóng góp cho xã hội.
Sau khi Hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam được ký kết cuối tháng 1/1973, từ tháng Hai, nhiều cuộc trao đổi tù binh của hai phía đã diễn ra, đáng nhớ nhất là khoảnh khắc Bắc-Nam hội ngộ trên dòng Thạch Hãn (Quảng Trị).
Đây cũng chính là hình ảnh, khoảnh khắc lớn nhất, nằm ở giữa khu vực trưng bày, tạo nên "phút hồi sinh" tên của cuộc triển lãm.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ triển lãm cũng có hoạt cảnh tái hiện giây phút tù nhân được trả tự do, vượt sông Thạch Hãn trở về với đồng đội từ phía Bắc.
Hoạt cảnh này sẽ được diễn trong hai ngày thứ Năm 16/3 và thứ Ba 21/3 cùng với các cuộc gặp gỡ, giao lưu với các cựu tù binh.
| Di tích quốc gia đặc biệt chùa Đọi Sơn sẽ được tu bổ và phục hồi trong giai đoạn mới Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị và hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu của di tích lịch ... |
| Người phụ nữ gốc Huế tái sinh di sản từ những mảnh vỡ lịch sử Với nỗ lực làm sống lại kiến trúc Huế cổ, bà Camille Huyền Tôn Nữ Thị Cẩm Hồng đã thành công trong việc mang lại ... |
| Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội Diễn ra từ 14/2-30/4, triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954” kể lại những câu chuyện ... |
| Chiêm ngưỡng Không gian Văn hóa Tâm linh Phật giáo Kim Cương thừa tại Lâm Đồng Không gian văn hóa Phật giáo Kim Cương thừa tại Samten Hills Dalat là một quần thể được tạo tác bằng những thực hành mỹ ... |
| ‘Con người và biểu tượng’: Di sản cuối cùng của nhà tâm lý học hàng đầu Carl Gustav Jung Gần đây sách về chủ đề tâm lý học đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều độc giả, trong đó có cuốn ... |