Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra công thức giải quyết xung đột Armenia-Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. (Nguồn: AFP) |
Trong tuyên bố tối 28/10, người phát ngôn về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Peter Stano nói: "EU thấy không thể chấp nhận được sau khi có 3 thỏa thuận ngừng bắn do Nga, Pháp và Mỹ làm trung gian mà cuộc giao tranh ở Nagorno-Karabakh vẫn tiếp diễn".
Người phát ngôn khối này hối thúc các bên lập tức quay lại "đàm phán thực sự" để đạt được một giải pháp hòa bình như đã nhất trí ở Washington ngày 25/10.
Trong khi đó, cùng ngày, phát biểu tại Diễn đàn đầu tư vốn Russia Calling, Tổng thống Nga Putin cho rằng: "Phải tìm kiếm sự cân bằng về lợi ích phù hợp với cả hai phía - những người Azerbaijan mà chúng tôi luôn tôn trọng, cũng như lợi ích của người Armenia".
Theo Tổng thống Nga, đây chính là giải pháp lâu dài cho xung đột ở Nagorno-Karabakh, đồng thời nhấn mạnh, lập trường của Nga vẫn để ngỏ.
"Ban đầu chúng tôi tiếp cận suy nghĩ về khả năng chuyển giao 5 + 2 khu vực cho Azerbaijan với việc đảm bảo một chế độ nhất định cho khu vực Karabakh và hợp tác với Armenia", ông Putin nói thêm.
Tổng thống Nga cho rằng, xung đột phải được giải quyết để mọi người cảm thấy an toàn, đồng thời phải tạo điều kiện để các vùng lãnh thổ phát triển hiệu quả. Ông cũng kêu gọi các bên phải ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra sự đồng thuận và cân bằng lợi ích dựa trên các đề xuất của Nhóm Minsk thuộc OSCE.
| Bầu cử Mỹ 2020: Thua chính tốc độ của mình 4 năm trước - sự khác biệt nguy hiểm cho ông Trump TGVN. Thời gian để Tổng thống Mỹ Donald Trump nắm lấy cơ hội đảo ngược tình thế đang dần kết thúc. Ông vẫn tiếp tục ... |
| Tấn công khủng bố bằng dao ở Pháp: Hung thủ bị thương nặng, Paris báo động an ninh, quốc tế phẫn nộ TGVN. Ngày 29/10, cảnh sát và truyền thông Pháp cho biết, một người dùng dao tấn công khiến 3 người thiệt mạng và nhiều người ... |
| Tin thế giới 28/10: Nga không đặt cược ở bầu cử Mỹ; 'Giới hạn đỏ' ở Belarus và 'tâm tư' của Philippines giữa căng thẳng Mỹ-Trung Quốc TGVN. Tình hình Belarus, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, Philippines, biển Hoa Đông, xung đột Armenia-Azerbaijan, quan hệ Nga-Mỹ trước bầu cử Mỹ 2020 và căng ... |