Xung đột Nga-Ukraine: Ngăn thảm họa bằng một thảm họa?

Chu Văn
"Mọi thứ đang thực sự tồi tệ khi phương tiện duy nhất còn lại được sử dụng để ngăn chặn thảm họa thì lại mang thảm họa đến gần hơn", qua bài viết trên trang mạng vladaiclub.com, nhà nghiên cứu địa chính trị Radhika Desai đã nhận định như vậy về cuộc xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt-trả đũa giữa các bên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine: Ngăn thảm họa bằng một thảm họa?
Xung đột Nga-Ukraine, Mỹ và châu Âu đang ngăn thảm họa bằng một thảm họa? (Nguồn: Marketwatch)

Đó là câu chuyện về biện pháp mạnh tay nhất trong vô số các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các nước Liên minh châu Âu (EU) thực hiện để gây áp lực với Nga, đó là đóng băng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU nhằm tiến hành "một cuộc chiến kinh tế và tài chính toàn diện" nhằm khiến "nền kinh tế Nga sụp đổ", theo lời của Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire. Rõ ràng, việc đóng băng dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga đã có hiệu quả, với việc đồng Ruble lao dốc và Ngân hàng Trung ương Nga phải tăng lãi suất lên 20%. Biện pháp này thậm chí đã góp phần trực tiếp vào việc khiến một loạt tập đoàn kinh tế phải tháo chạy khỏi Nga.

"Vũ khí mới" của phương Tây?

Học giả Sebastian Mallaby thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) trong một bài viết gần đây trên tờ Washington Post tuyên bố rằng "phương Tây đã phát minh ra một vũ khí mới", đóng băng nguồn dự trữ của một quốc gia, có thể "khiến một nền kinh tế vững chắc về tài chính trở nên tê liệt".

Gần 60% dự trữ trị giá 630 tỷ USD mà Nga công bố đang nằm ngoài khả năng tiếp cận của nước này. Ông Mallaby lập luận thêm rằng, việc tịch thu tài sản của Nga cho thấy Mỹ không còn phải lo sợ các chủ nợ của mình như đã từng làm, chẳng hạn khi họ lo lắng Nhật Bản hoặc Trung Quốc sẽ bán phá giá đồng USD.

“Có tài sản mà không thể sử dụng được thì còn ích lợi gì nữa”, lập luận cốt lõi của ông Mallaby là bằng cách từ chối cho các chủ nợ tiếp cận tài sản của họ, Mỹ đã loại bỏ được lợi thế của chính chủ nợ.

Nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác, việc Mỹ đóng băng các nguồn dự trữ của Nga cũng không thể hiện sự độc lập của các thể chế tài chính hay hệ thống luật pháp. Việc này đã làm suy yếu "sự ủy thác toàn cầu" dành cho ngân hàng Mỹ với tư cách là hệ thống tài chính quốc tế quyền lực, dựa trên sức mạnh đồng USD. Tuy nhiên, đây không phải là điều chưa từng xảy ra, Mỹ cũng đã từng áp dụng biện pháp này với Venezuela

Tin liên quan
Giá vàng hôm nay 25/4: Giá vàng thế giới bốc hơi mạnh nhất, vàng SJC vẫn tăng 900.000 đồng; Dự báo giá vàng tuần này? Giá vàng hôm nay 25/4: Giá vàng thế giới bốc hơi mạnh nhất, vàng SJC vẫn tăng 900.000 đồng; Dự báo giá vàng tuần này?

hay Iran.

Thực tế là, sau những tác động khủng khiếp của loại vũ khí này đối với người dân Iraq trong những năm 1990, các biện pháp trừng phạt sau đó được cho là thông minh hơn - được "thiết kế" để không ảnh hưởng đến người dân, mà chỉ nhằm vào giới tinh hoa của một quốc gia - dựa vào đồng USD và hệ thống tài chính.

Với vai trò là quốc gia kiểm soát hầu hết các cấu trúc chính của hệ thống vay nợ bằng USD, Mỹ có thể đơn giản gây khó khăn cho các chính phủ, ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính hoặc cá nhân trong việc thực hiện các giao dịch bằng USD. Loại vũ khí này lần đầu tiên được thử nghiệm bởi chính quyền cựu Tổng thống Bush trong việc chặn các nguồn tài trợ cho khủng bố và người ta quan sát được rằng, hiệu quả của nó không chỉ nằm ở sự tuân thủ mà còn ở sự 'tuân thủ vượt mức quy định. Có nghĩa là, các chính phủ và tổ chức tài chính khác đều cho rằng, tốt nhất là tránh xa, kể cả những giao dịch nhỏ nhất với các chủ thể bị trừng phạt.

Giới quan sát cho rằng, trong thế kỷ XXI, trong bối cảnh sức mạnh quân sự và ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ có phần suy giảm, Washington sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp trừng phạt kinh tế trong các cuộc chiến tranh.

Tác dụng ngược của trừng phạt kinh tế?

Tuy nhiên, nhiều tài liệu hiện chứng minh rằng, các biện pháp trừng phạt ngày càng không hiệu quả. Không chỉ có vậy, một thực tế khác ít được thảo luận hơn là chúng dường như đang phản tác dụng, khi nền kinh tế số 1 vũ khí hóa hệ thống USD - hành động có thể đã làm suy yếu quyền lực kinh tế của Mỹ.

Mỹ cung cấp cho thế giới đồng USD dưới dạng nợ, nhưng đây là phương pháp luôn nằm trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Mỹ cung cấp càng nhiều USD, tức là nền kinh tế càng vay nhiều tiền, tạo áp lực mất giá đối với đồng USD càng lớn.

Thực tế, các cuộc khủng hoảng như, vỡ bong bóng dot-com năm 2001, vỡ bong bóng tín dụng và nhà đất năm 2008, đều liên quan đến USD. Nó gây tổn hại về kinh tế và tài chính không chỉ đối với những người dân ở các nền kinh tế bị ảnh hưởng, mà còn tác động đến các nhà đầu tư, đe dọa niềm tin của họ vào hệ thống tài chính Mỹ.

Sau vụ vỡ bong bóng năm 2008, dòng tài chính chảy vào hệ thống đồng USD đã giảm, đặc biệt là từ châu Âu và bị thay thế bằng chương trình nới lỏng định lượng QE (kế hoạch bơm tiền vào hệ thống tài chính để mua các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp và tài sản, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất xuống 0% để hỗ trợ thị trường tài sản).

Điều này đã làm tăng bảng cân đối kế toán của Fed từ dưới 1.000 tỷ USD lên 2.000 tỷ USD vào năm 2009, tăng dần lên 4.000 tỷ USD, sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát đã tăng lên hơn 9.000 tỷ USD vào năm 2022. Mặc dù các cuộc thảo luận về việc ngừng chương trình này là cần thiết để giữ sự tin cậy dành cho hệ thống, nhưng đơn giản là thị trường không đủ lớn để mua tất cả những tài sản này nếu Fed thực sự cố gắng bán chúng.

Ngay cả khi hệ thống đồng bạc xanh đang mất dần sức hấp dẫn, nền tảng của đồng USD càng bị tàn phá khi chế độ pháp lý và hệ thống thanh toán bắt đầu nghiêng hẳn về phía các tập đoàn Mỹ. Một ví dụ nổi bật là trường hợp phán quyết của tòa án New York có lợi cho các "quỹ kền kền" đòi toàn bộ giá trị khoản nợ của Argentina, mặc dù các quy tắc trước đây chỉ cho họ hưởng một phần nhỏ khoản nợ mà họ đã mua với giá rẻ.

Giờ đây, chính phủ Mỹ đã mở rộng hành động vũ khí hóa hệ thống đồng USD thông qua các biện pháp trừng phạt. Việc vũ khí hóa như vậy không chỉ làm suy yếu niềm tin vào đồng bạc xanh, mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến các quốc gia thứ ba, bao gồm cả các đồng minh phương Tây của Mỹ, như trong trường hợp các lệnh trừng phạt chống lại Iran.

Nếu các biện pháp trừng phạt không thành công như mong muốn trong các trường hợp của Cuba, Venezuela hay Iran, chúng chắc chắn khó có thể thành công đối với Nga.

Trong 8 năm qua, Nga đã phát triển khả năng phục hồi đáng kể trước các lệnh trừng phạt kinh tế, chẳng hạn bằng cách xoay chuyển ngành nông nghiệp để trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn của thế giới.

Hơn nữa, do cảnh giác với việc gia tăng các lệnh trừng phạt tài chính, Nga, EU và Trung Quốc đều đang xây dựng các hệ thống thanh toán quốc tế thay thế dưới dạng SPFS, INSTEX và CIPS tương ứng, cũng như các hệ thống trong nước như UnionPay của Trung Quốc, RuPay của Ấn Độ và ELO của Brazil. Các hệ thống này đều đang được điều phối quốc tế.

Cuối cùng, người ta thường quên rằng, các thể chế tài chính đằng sau đồng USD, như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), đã thu hẹp hoạt động và ảnh hưởng của chính mình. Trong khi đó, Trung Quốc gây dựng Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với sự tham gia của nhiều nước khác và các ngân hàng lớn của hệ thống tài chính Trung Quốc đã mở rộng ra nước ngoài.

Dường như những gì mà các biện pháp trừng phạt tài chính trên thế giới đang gây ra với một số nền kinh tế khác, dường như đang có tác dụng ngược, làm suy giảm quyền lực và tầm ảnh hưởng của một sức mạnh lớn nhất thế giới về kinh tế.

Giá cà phê hôm nay 25/4: Giá cà phê biến động rất mạnh, nông sản có khả năng còn tăng đồng loạt

Giá cà phê hôm nay 25/4: Giá cà phê biến động rất mạnh, nông sản có khả năng còn tăng đồng loạt

Dự báo trong thời gian tới, thị trường cà phê thế giới sẽ chịu áp lực trước một số thông tin không khả quan như ...

IMF: Mất nguồn cung năng lượng Nga, châu Âu cầm cự được 6 tháng... sau đó thì tùy mùa Đông

IMF: Mất nguồn cung năng lượng Nga, châu Âu cầm cự được 6 tháng... sau đó thì tùy mùa Đông

Phát biểu bên lề các hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), người đứng đầu ...

(theo Vladaiclub, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động