Nhỏ Bình thường Lớn

Xung đột Nga-Ukraine: Ngăn thảm họa bằng một thảm họa?

"Mọi thứ đang thực sự tồi tệ khi phương tiện duy nhất còn lại được sử dụng để ngăn chặn thảm họa thì lại mang thảm họa đến gần hơn", qua bài viết trên trang mạng vladaiclub.com, nhà nghiên cứu địa chính trị Radhika Desai đã nhận định như vậy về cuộc xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt-trả đũa giữa các bên.
Xung đột Nga-Ukraine: Ngăn thảm họa bằng một thảm họa?
Xung đột Nga-Ukraine, Mỹ và châu Âu đang ngăn thảm họa bằng một thảm họa? (Nguồn: Marketwatch)

Đó là câu chuyện về biện pháp mạnh tay nhất trong vô số các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các nước Liên minh châu Âu (EU) thực hiện để gây áp lực với Nga, đó là đóng băng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU nhằm tiến hành "một cuộc chiến kinh tế và tài chính toàn diện" nhằm khiến "nền kinh tế Nga sụp đổ", theo lời của Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire. Rõ ràng, việc đóng băng dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga đã có hiệu quả, với việc đồng Ruble lao dốc và Ngân hàng Trung ương Nga phải tăng lãi suất lên 20%. Biện pháp này thậm chí đã góp phần trực tiếp vào việc khiến một loạt tập đoàn kinh tế phải tháo chạy khỏi Nga.

"Vũ khí mới" của phương Tây?

Học giả Sebastian Mallaby thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) trong một bài viết gần đây trên tờ Washington Post tuyên bố rằng "phương Tây đã phát minh ra một vũ khí mới", đóng băng nguồn dự trữ của một quốc gia, có thể "khiến một nền kinh tế vững chắc về tài chính trở nên tê liệt".

Gần 60% dự trữ trị giá 630 tỷ USD mà Nga công bố đang nằm ngoài khả năng tiếp cận của nước này. Ông Mallaby lập luận thêm rằng, việc tịch thu tài sản của Nga cho thấy Mỹ không còn phải lo sợ các chủ nợ của mình như đã từng làm, chẳng hạn khi họ lo lắng Nhật Bản hoặc Trung Quốc sẽ bán phá giá đồng USD.

“Có tài sản mà không thể sử dụng được thì còn ích lợi gì nữa”, lập luận cốt lõi của ông Mallaby là bằng cách từ chối cho các chủ nợ tiếp cận tài sản của họ, Mỹ đã loại bỏ được lợi thế của chính chủ nợ.

Nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác, việc Mỹ đóng băng các nguồn dự trữ của Nga cũng không thể hiện sự độc lập của các thể chế tài chính hay hệ thống luật pháp. Việc này đã làm suy yếu "sự ủy thác toàn cầu" dành cho ngân hàng Mỹ với tư cách là hệ thống tài chính quốc tế quyền lực, dựa trên sức mạnh đồng USD. Tuy nhiên, đây không phải là điều chưa từng xảy ra, Mỹ cũng đã từng áp dụng biện pháp này với Venezuela

Tin liên quan
Giá vàng hôm nay 25/4: Giá vàng thế giới bốc hơi mạnh nhất, vàng SJC vẫn tăng 900.000 đồng; Dự báo giá vàng tuần này? Giá vàng hôm nay 25/4: Giá vàng thế giới bốc hơi mạnh nhất, vàng SJC vẫn tăng 900.000 đồng; Dự báo giá vàng tuần này?

hay Iran.

Thực tế là, sau những tác động khủng khiếp của loại vũ khí này đối với người dân Iraq trong những năm 1990, các biện pháp trừng phạt sau đó được cho là thông minh hơn - được "thiết kế" để không ảnh hưởng đến người dân, mà chỉ nhằm vào giới tinh hoa của một quốc gia - dựa vào đồng USD và hệ thống tài chính.

Với vai trò là quốc gia kiểm soát hầu hết các cấu trúc chính của hệ thống vay nợ bằng USD, Mỹ có thể đơn giản gây khó khăn cho các chính phủ, ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính hoặc cá nhân trong việc thực hiện các giao dịch bằng USD. Loại vũ khí này lần đầu tiên được thử nghiệm bởi chính quyền cựu Tổng thống Bush trong việc chặn các nguồn tài trợ cho khủng bố và người ta quan sát được rằng, hiệu quả của nó không chỉ nằm ở sự tuân thủ mà còn ở sự 'tuân thủ vượt mức quy định. Có nghĩa là, các chính phủ và tổ chức tài chính khác đều cho rằng, tốt nhất là tránh xa, kể cả những giao dịch nhỏ nhất với các chủ thể bị trừng phạt.

Giới quan sát cho rằng, trong thế kỷ XXI, trong bối cảnh sức mạnh quân sự và ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ có phần suy giảm, Washington sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp trừng phạt kinh tế trong các cuộc chiến tranh.

Tác dụng ngược của trừng phạt kinh tế?

Tuy nhiên, nhiều tài liệu hiện chứng minh rằng, các biện pháp trừng phạt ngày càng không hiệu quả. Không chỉ có vậy, một thực tế khác ít được thảo luận hơn là chúng dường như đang phản tác dụng, khi nền kinh tế số 1 vũ khí hóa hệ thống USD - hành động có thể đã làm suy yếu quyền lực kinh tế của Mỹ.

Mỹ cung cấp cho thế giới đồng USD dưới dạng nợ, nhưng đây là phương pháp luôn nằm trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Mỹ cung cấp càng nhiều USD, tức là nền kinh tế càng vay nhiều tiền, tạo áp lực mất giá đối với đồng USD càng lớn.

Thực tế, các cuộc khủng hoảng như, vỡ bong bóng dot-com năm 2001, vỡ bong bóng tín dụng và nhà đất năm 2008, đều liên quan đến USD. Nó gây tổn hại về kinh tế và tài chính không chỉ đối với những người dân ở các nền kinh tế bị ảnh hưởng, mà còn tác động đến các nhà đầu tư, đe dọa niềm tin của họ vào hệ thống tài chính Mỹ.

Sau vụ vỡ bong bóng năm 2008, dòng tài chính chảy vào hệ thống đồng USD đã giảm, đặc biệt là từ châu Âu và bị thay thế bằng chương trình nới lỏng định lượng QE (kế hoạch bơm tiền vào hệ thống tài chính để mua các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp và tài sản, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất xuống 0% để hỗ trợ thị trường tài sản).

Điều này đã làm tăng bảng cân đối kế toán của Fed từ dưới 1.000 tỷ USD lên 2.000 tỷ USD vào năm 2009, tăng dần lên 4.000 tỷ USD, sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát đã tăng lên hơn 9.000 tỷ USD vào năm 2022. Mặc dù các cuộc thảo luận về việc ngừng chương trình này là cần thiết để giữ sự tin cậy dành cho hệ thống, nhưng đơn giản là thị trường không đủ lớn để mua tất cả những tài sản này nếu Fed thực sự cố gắng bán chúng.

Ngay cả khi hệ thống đồng bạc xanh đang mất dần sức hấp dẫn, nền tảng của đồng USD càng bị tàn phá khi chế độ pháp lý và hệ thống thanh toán bắt đầu nghiêng hẳn về phía các tập đoàn Mỹ. Một ví dụ nổi bật là trường hợp phán quyết của tòa án New York có lợi cho các "quỹ kền kền" đòi toàn bộ giá trị khoản nợ của Argentina, mặc dù các quy tắc trước đây chỉ cho họ hưởng một phần nhỏ khoản nợ mà họ đã mua với giá rẻ.

Giờ đây, chính phủ Mỹ đã mở rộng hành động vũ khí hóa hệ thống đồng USD thông qua các biện pháp trừng phạt. Việc vũ khí hóa như vậy không chỉ làm suy yếu niềm tin vào đồng bạc xanh, mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến các quốc gia thứ ba, bao gồm cả các đồng minh phương Tây của Mỹ, như trong trường hợp các lệnh trừng phạt chống lại Iran.

Nếu các biện pháp trừng phạt không thành công như mong muốn trong các trường hợp của Cuba, Venezuela hay Iran, chúng chắc chắn khó có thể thành công đối với Nga.

Trong 8 năm qua, Nga đã phát triển khả năng phục hồi đáng kể trước các lệnh trừng phạt kinh tế, chẳng hạn bằng cách xoay chuyển ngành nông nghiệp để trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn của thế giới.

Hơn nữa, do cảnh giác với việc gia tăng các lệnh trừng phạt tài chính, Nga, EU và Trung Quốc đều đang xây dựng các hệ thống thanh toán quốc tế thay thế dưới dạng SPFS, INSTEX và CIPS tương ứng, cũng như các hệ thống trong nước như UnionPay của Trung Quốc, RuPay của Ấn Độ và ELO của Brazil. Các hệ thống này đều đang được điều phối quốc tế.

Cuối cùng, người ta thường quên rằng, các thể chế tài chính đằng sau đồng USD, như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), đã thu hẹp hoạt động và ảnh hưởng của chính mình. Trong khi đó, Trung Quốc gây dựng Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với sự tham gia của nhiều nước khác và các ngân hàng lớn của hệ thống tài chính Trung Quốc đã mở rộng ra nước ngoài.

Dường như những gì mà các biện pháp trừng phạt tài chính trên thế giới đang gây ra với một số nền kinh tế khác, dường như đang có tác dụng ngược, làm suy giảm quyền lực và tầm ảnh hưởng của một sức mạnh lớn nhất thế giới về kinh tế.

Giá cà phê hôm nay 25/4: Giá cà phê biến động rất mạnh, nông sản có khả năng còn tăng đồng loạt

Giá cà phê hôm nay 25/4: Giá cà phê biến động rất mạnh, nông sản có khả năng còn tăng đồng loạt

Dự báo trong thời gian tới, thị trường cà phê thế giới sẽ chịu áp lực trước một số thông tin không khả quan như ...

IMF: Mất nguồn cung năng lượng Nga, châu Âu cầm cự được 6 tháng... sau đó thì tùy mùa Đông

IMF: Mất nguồn cung năng lượng Nga, châu Âu cầm cự được 6 tháng... sau đó thì tùy mùa Đông

Phát biểu bên lề các hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), người đứng đầu ...

(theo Vladaiclub, TTXVN)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump? Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?
Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, 'cơn ác mộng' thuế quan trở lại, Trung Quốc lo? Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, 'cơn ác mộng' thuế quan trở lại, Trung Quốc lo?
Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/11): Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/11): Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT
Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở? Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở?
Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay
Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính
Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar