Xung đột Nga-Ukraine và những bài học đắt giá cho an ninh lương thực toàn cầu

Hải An
Nhiều người thở phào nhẹ nhõm khi chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc rời cảng Odessa kể từ sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, dường như thế giới đã vui mừng quá sớm…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lực lượng chức năng kiểm tra lô ngũ cốc từ Ukraine trên một con tàu chở hàng ở Biển Đen, gần Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 3/8. Tuần qua, chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc đã rời cảng Odessa kể từ ngày 26/2, hai ngày sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tạ
Lực lượng chức năng kiểm tra lô ngũ cốc trên con tàu chở hàng ở Biển Đen, gần Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 3/8. Đây là chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc rời cảng Odessa kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Vội vã lạc quan?

Trong bài viết mới đây trên Bloomberg, tác giả Amanda Little*, xét trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, đã chỉ ra những bài học con người nhận được để đảm bảo chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu không bị gián đoạn.

Khi 26.500 tấn ngô rời cảng Odessa, Ukraine trong tuần trước - đợt xuất khẩu nông sản đầu tiên kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nhiều chuyên gia an ninh lương thực đã thở phào nhẹ nhõm.

Thông tin trên, kết hợp với việc giá lúa mì giảm sau khi tăng gần gấp đôi, đã khiến các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách đặt câu hỏi liệu mối đe dọa về tình trạng thiếu lương thực toàn cầu có giảm bớt hay không.

Thực chất, còn quá sớm cho sự lạc quan trên, vì nhiều vấn đề thúc đẩy lạm phát lương thực, xuất hiện từ trước khi nổ ra xung đột ở Ukraine, vẫn tồn tại. Đó là giá năng lượng và hóa chất sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức cao, gây khó khăn cho các trang trại và việc vận chuyển thực phẩm bị gián đoạn gây tốn kém hơn.

Thêm vào đó, thời tiết khắc nghiệt và hạn hán đang làm suy giảm sản lượng nông nghiệp nhiều nơi trên thế giới, từ Waterloo (Canada) đến Bangalore (Ấn Độ) và Bordeaux (Pháp), đồng thời, biến đổi khí hậu được dự báo là sẽ khó lường và khắc nghiệt hơn.

Tuy nhiên, không còn quá sớm để đánh giá những gì thế giới đã học được trong hơn 5 tháng qua từ một trong những sự cố khiến việc gián đoạn nguồn cung lương thực thực phẩm trở thành vấn đề quan ngại nhất và có quy mô trên toàn cầu ​trong nhiều thập niên.

Xung đột Nga-Ukraine đã buộc các nhà sản xuất, kinh doanh lương thực toàn cầu và các chương trình viện trợ phải nhanh chóng thích ứng để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Phản ứng này đã dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách các nhà sản xuất thực phẩm, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách có thể giải quyết các vấn đề hiện tại.

Những bài học giá trị

Dưới đây là những bài học quan trọng từ xung đột Nga-Ukraine đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.

Khi nguồn cung cấp ngũ cốc từ Nga và Ukraine - cùng chiếm 1/4 lượng lúa mì thế giới - đột ngột bị cắt giảm, nông dân ở các nước sản xuất chính đã hành động.

Nguồn cung thắt chặt và giá lúa mì tăng đã khuyến khích nông dân tại nhiều khu vực, từ miền Trung Tây nước Mỹ, Brazil đến Australia và Nhật Bản, trồng các loại cây lương thực cho thu hoạch hằng năm khác, chẳng hạn như đậu nành và ngô, để khôi phục nguồn dự trữ bị đe dọa bởi xung đột.

Chúng ta cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dự trữ một lượng ngũ cốc đủ lớn sau mỗi vụ thu hoạch. Việc này đặc biệt cần thiết để lấp đầy khoảng trống trước mắt do sự thiếu hụt từ Nga và Ukraine.

Những nguồn dự trữ này hiện cần được bổ sung đầy đủ. Hiệu quả của chiến lược “tấn công kép” trên chắc chắn sẽ góp phần duy trì nguồn dự trữ mạnh mẽ trong khi người dân ở những nơi khác tiếp tục canh tác vụ mùa mới.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (1-7/8): Binh sĩ Ukraine bên chiến hào Kharkov, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đến khu phi quân sự liên Triều và cháy rừng Amazon ở Brazil Ảnh ấn tượng tuần (1-7/8): Binh sĩ Ukraine bên chiến hào Kharkov, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đến khu phi quân sự liên Triều và cháy rừng Amazon ở Brazil

Bài học tiếp theo chúng ta nhận ra, đó là nguồn cung cấp trái cây và rau quả dễ hỏng thì ít khả năng phục hồi hơn.

Hơn 5 tháng qua kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu đã làm nổi bật sự khác biệt giữa thị trường hàng hóa, vốn có thể dựa vào sản phẩm dự trữ và thị trường thực phẩm tươi sống. Các loại cây trồng và thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ hỏng như trái cây, rau, thịt và sữa dễ bị tổn thương hơn trước áp lực khí hậu.

Điều này đòi hỏi điều kiện sản xuất và trồng trọt cụ thể hơn bởi chúng khó sản xuất hơn và dễ bị phân phối tự phát khi xảy ra gián đoạn nguồn cung. Hơn nữa, việc lưu trữ lâu dài đối với thực phẩm tươi sống tiêu tốn rất nhiều năng lượng và tài nguyên.

Sự gián đoạn nguồn cung bắt nguồn từ xung đột ở Ukraine nhắc nhở tất cả các nước, kể cả các quốc gia thịnh vượng, về tầm quan trọng của việc mở rộng nguồn cung cấp trái cây và rau quả tươi tại địa phương và khu vực.

Ở một số vùng, điều này có thể cần thiết bao gồm mạng lưới trang trại nhà kính, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Thêm vào đó, việc tài trợ cho những dự án mới như nuôi cấy tế bào thịt - được tiến hành trong phòng thí nghiệm - nên là một phần quan trọng của kế hoạch ứng phó với an ninh lương thực, thực phẩm. Những khoản đầu tư này tuy tốn kém nhưng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn trong bối cảnh ngành nuôi trồng phải thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xung đột Nga-Ukraine cũng một lần nữa tái khẳng định một điều rằng, những người nghèo nhất sẽ phải chịu tổn thương nhiều nhất và mọi người cần chung tay hỗ trợ họ.

Ngoài các áp lực về địa chính trị và môi trường, nạn đói đang gia tăng trên khắp thế giới cùng với việc gián đoạn sản xuất lương thực đang ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nước nghèo, thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu lương thực. Bối cảnh hiện nay đang khiến 300 triệu người thiếu ăn và 45 triệu người đang trên bờ vực của nạn đói.

Các quốc gia bị nạn đói hoành hành như Yemen đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ ​​việc xuất khẩu lương thực của Ukraine bị gián đoạn.

Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Bangladesh cũng vậy. Trước xung đột, mỗi năm, những nước này nhập khẩu hàng tỷ USD lúa mì từ Ukraine. Trong bối cảnh hiện nay, họ đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Do đó, các quốc gia giàu có phải dự trữ ngũ cốc nhiều hơn để giúp đỡ, chia sẻ cho những nhóm người dân dễ bị tổn thương nhất, đồng thời phân bổ nhiều tài chính hơn cho viện trợ lương thực quốc tế.

Trong những tháng gần đây, số tiền trợ cấp đó eo hẹp đến mức chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định chi toàn bộ quỹ của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cho các vùng bị đói kém. Giám đốc USAID Samantha Power vừa cam kết tài trợ thêm 1,2 tỷ USD cho các nỗ lực cứu trợ nạn đói.

Hơn nữa, cũng cần nhận thức đầy đủ rằng, dù nông dân ở các nước giàu có nhanh nhẹn đến đâu, nạn đói nghiêm trọng sẽ tiếp tục lan rộng và tác động sâu sắc hơn trong những năm tới do cả xung đột và biến đổi khí hậu. Do đó, an ninh lương thực phải là một phần của tất cả các hiệp định kinh tế và thương mại quốc tế lớn giữa nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển.

Trọng tâm của sự hợp tác này nên vượt ra ngoài việc cứu trợ khẩn cấp và bao gồm đầu tư đáng kể vào sự thay đổi mô hình hướng tới nông nghiệp bền vững.

Những thiệt hại gây ra do xung đột đã giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về tương lai của nông nghiệp trong một thế giới ngày càng gia tăng bất ổn về môi trường và địa chính trị.

Khi tiếp thu và thực hiện những bài học trên, chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn cho những gián đoạn không thể tránh khỏi trong tương lai.

* Amanda Little là nhà báo của Bloomberg, chuyên gia viết về nông nghiệp và khí hậu. Bà cũng là Giáo sư thuộc Đại học Vanderbilt (Mỹ), tác giả cuốn The Fate of Food: What We'll Eat in a Bigger, Hotter, Smarter World.

Ảnh ấn tượng tuần (1-7/8): Binh sĩ Ukraine bên chiến hào Kharkov, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đến khu phi quân sự liên Triều và cháy rừng Amazon ở Brazil

Ảnh ấn tượng tuần (1-7/8): Binh sĩ Ukraine bên chiến hào Kharkov, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đến khu phi quân sự liên Triều và cháy rừng Amazon ở Brazil

Xung đột Nga-Ukraine, cháy cánh đồng lúa mì ở Khakov, lô ngũ cốc Ukraine đầu tiên rời cảng Odessa, Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm ...

Bất động sản mới nhất: Khan hiếm nguồn cung, giá đều đặn tăng, nỗi lo nợ xấu; thị trường địa ốc Bắc Ninh sẽ hạ nhiệt?

Bất động sản mới nhất: Khan hiếm nguồn cung, giá đều đặn tăng, nỗi lo nợ xấu; thị trường địa ốc Bắc Ninh sẽ hạ nhiệt?

Nguồn cung căn hộ trên thị trường ngày càng giảm, giá bán tăng đều qua các năm, nợ xấu lĩnh vực địa ốc có nhiều ...

(theo Bloomberg)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn phát triển bền vững

Xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn phát triển bền vững

Trong quá trình tái cấu trúc mô hình tăng trưởng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số góp phần tạo động lực mới cho phát triển ...
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tại hội đàm, hội kiến, Lãnh đạo Việt Nam khẳng định luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước bạn bè châu Phi, trong đó ...
Tăng cường vai trò của phụ nữ trong bảo tồn thiên nhiên tại Ninh Bình

Tăng cường vai trò của phụ nữ trong bảo tồn thiên nhiên tại Ninh Bình

WildAct đã tổng kết Dự án 'Sáng kiến bảo tồn do phụ nữ lãnh đạo để xây dựng hệ sinh thái hài hòa cho loài chim rẽ mỏ thìa và ...
Giá vàng hôm nay 18/4/2025: Giá vàng đã vượt mọi dự báo, điều gì khiến vàng tăng 100 USD mỗi ngày, chuyên gia nói về hướng đầu tư an toàn?

Giá vàng hôm nay 18/4/2025: Giá vàng đã vượt mọi dự báo, điều gì khiến vàng tăng 100 USD mỗi ngày, chuyên gia nói về hướng đầu tư an toàn?

Giá vàng hôm nay 18/4/2025: Giá vàng trong nước tiếp tục tăng như "lên đồng" vượt xa. Giá vàng thế giới lần lượt phá vỡ hết các mốc tâm lý, ...
Tổng thống Kenya thăm Trung Quốc

Tổng thống Kenya thăm Trung Quốc

Chuyến thăm diễn ra chỉ 6 tháng sau khi Tổng thống Kenya William Ruto tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi tại Bắc Kinh.
Việt Nam-Pháp thúc đẩy mạnh mẽ thương mại song phương, mở cửa hơn nữa thị trường mỗi bên

Việt Nam-Pháp thúc đẩy mạnh mẽ thương mại song phương, mở cửa hơn nữa thị trường mỗi bên

Tổng Bí thư nhất trí với các đề xuất của Đại sứ Pháp về việc tận dụng tốt các cơ hội to lớn từ EVFTA, đẩy mạnh hợp tác trong ...
Xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn phát triển bền vững

Xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn phát triển bền vững

Trong quá trình tái cấu trúc mô hình tăng trưởng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số góp phần tạo động lực mới cho phát triển kinh tế.
Vietnam Airlines tiên phong ứng dụng định danh và xác thực điện tử toàn trình trong thủ tục bay

Vietnam Airlines tiên phong ứng dụng định danh và xác thực điện tử toàn trình trong thủ tục bay

Vietnam Airlines chính thức tích hợp và sẵn sàng triển khai quy trình làm thủ tục bay trực tuyến toàn trình sử dụng sinh trắc học thông qua ứng dụng định danh điện tử VNeID ...
Tiếp tục huy động người Việt Nam ở nước ngoài phát triển kênh phân phối hàng Việt

Tiếp tục huy động người Việt Nam ở nước ngoài phát triển kênh phân phối hàng Việt

Hội nghị Tổng kết Đề án 'Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu và phát triển kênh phân phối hàng Việt' sẽ được tổ chức tại TP. Nha Trang.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư P4G: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị điểm đến đầu tư xanh

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư P4G: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị điểm đến đầu tư xanh

EuroCham coi Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư P4G là một nền tảng tuyệt vời để thúc đẩy các quan hệ đối tác mới...
Phó Chủ tịch IFAD: Trao quyền cho nông dân là chìa khoá khai mở nông nghiệp bền vững

Phó Chủ tịch IFAD: Trao quyền cho nông dân là chìa khoá khai mở nông nghiệp bền vững

Phó Chủ tịch IFAD Donal Brown trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư diễn ra từ ngày 14-17/4 tại Hà Nội.
Định vị lại sứ mệnh, vai trò của các định chế tài chính, huy động vốn cho hành trình tăng trưởng xanh toàn cầu

Định vị lại sứ mệnh, vai trò của các định chế tài chính, huy động vốn cho hành trình tăng trưởng xanh toàn cầu

Sáng 17/4, tại Hà Nội đã diễn ra phiên thảo luận về Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu.
Nghị định số 75/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng tháo 'án treo' cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại

Nghị định số 75/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng tháo 'án treo' cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại

Nghị định số 75/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu tháng 4/2025 được kỳ vọng tháo "án treo" cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP. Hồ Chí Minh.
Cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín

Cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín

Hãy cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín, một đơn vị năng động, chuyên nghiệp và luôn đặt lợi ích của ...
Tiềm năng từ thị trường 'bất động sản chân sóng' Quy Nhơn

Tiềm năng từ thị trường 'bất động sản chân sóng' Quy Nhơn

Bất động sản thấp tầng có pháp lý vững chắc tại Quy Nhơn đang thu hút sự quan tâm nhờ tiềm năng tăng trưởng bền vững.
Khởi động giải thưởng bất động sản Việt Nam PropertyGuru lần thứ 11

Khởi động giải thưởng bất động sản Việt Nam PropertyGuru lần thứ 11

Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2025 vừa chính thức được khởi động, đánh dấu chặng đường 11 năm vinh danh những chủ đầu tư và dự án xuất sắc.
Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Cảnh báo 'sốt đất ảo' theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành; dư địa tăng giá chung cư vẫn còn… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Cần có biện pháp quyết liệt tái cấu trúc thị trường, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: USD chưa dứt đà giảm, Chủ tịch Fed nói về kinh tế Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: USD chưa dứt đà giảm, Chủ tịch Fed nói về kinh tế Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục giảm, EUR neo dưới mức cao nhất trong ba năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/4: USD nhích nhẹ, nhà đầu tư vẫn thận trọng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/4: USD nhích nhẹ, nhà đầu tư vẫn thận trọng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/4 ghi nhận đồng USD tăng so với đồng EUR và đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: USD tiếp tục lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: USD tiếp tục lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục giảm gần mức thấp nhất trong ba năm so với đồng tiền chung châu Âu và đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/4: USD mất mốc tâm lý 100, EUR bứt phá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/4: USD mất mốc tâm lý 100, EUR bứt phá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/4 ghi nhận USD chịu áp lực vì cuộc chiến thuế quan và kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Tài chính xanh - Điểm khởi đầu tích cực cho Việt Nam

Tài chính xanh - Điểm khởi đầu tích cực cho Việt Nam

Số hóa, phát triển thành phố thông minh và tài chính xanh chỉ mới được triển khai và Việt Nam cần sự hỗ trợ từ các thành viên P4G.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm so với một đồng tiền của châu Âu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm so với một đồng tiền của châu Âu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận đồng USD đã giảm so với các đồng tiền chính.
Phiên bản di động