Xung đột ở Ukraine góp công giúp châu Âu thoát 'bẫy' khí đốt Nga, rủi ro vẫn còn

Việt An
Hai năm sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, châu Âu dường như đã thành công trong việc tự giải thoát một phần khỏi "cái bẫy" phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khí đốt
Các nước châu Âu ngày càng ít tiêu thụ khí đốt hơn, bất kể từ nguồn của Nga hay nơi khác. Hình ảnh một nhà máy nhiệt điện ở Garzweiler, Đức. (Nguồn: AFP)

Nga vốn là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, với hơn 40% tổng lượng nhập khẩu của châu lục (và thậm chí 60% đối với Đức). Lâu nay Liên minh châu Âu (EU) vẫn dựa vào nguồn hydrocarbon này để sưởi ấm, vận hành các nhà máy hoặc thậm chí sản xuất điện.

Tuy nhiên, hai năm sau khi bùng nổ xung đột tại Ukraine, các “quân bài” dường như đã được tráo lại.

Đến thời điểm hiện tại, EU vẫn tiêu thụ khoảng 15% lượng khí đốt của Nga (8% bằng đường ống, 7% cung cấp bằng tàu) và nguồn năng lượng này chưa phải chịu bất kỳ sự trả đũa thương mại nào. Nhưng trong những tháng gần đây, giá của loại năng lượng này đã giảm xuống mức rất thấp, gần bằng mức trước cuộc khủng hoảng.

Vì một số lý do, kể từ đầu năm 2022, các nước châu Âu ngày càng ít tiêu thụ khí đốt hơn, bất kể từ nguồn của Nga hay nơi khác.

Tin liên quan
Vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine: EU nhận thấy Vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine: EU nhận thấy 'không cần', Moscow tìm tuyến đường thay thế

Theo đánh giá của ông Phuc-Vinh Nguyen, chuyên gia chính sách năng lượng châu Âu và Pháp tại Trung tâm Năng lượng thuộc Viện Jacques Delors, tuy không phải là đối tượng của các lệnh trừng phạt, nhưng xung đột ở Ukraine đã làm thay đổi sâu sắc mối tương quan giữa các nước EU với khí đốt - vốn được coi là một "vũ khí" địa chính trị quan trọng.

Châu Âu đạt thành quả ấn tượng

Theo một báo cáo mới công bố của Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng (IEEFA), nhu cầu khí đốt trên thực tế của EU giảm 20% kể từ cuộc xung đột lược quy mô lớn Nga-Ukraine. Đó là mức thấp nhất trong 10 năm qua, với mức giảm lớn nhất ở Đức, Italy và Vương quốc Anh (ngoài EU).

Cuối tháng 11/2023, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhấn mạnh rằng, khủng hoảng Ukraine đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với tiêu thụ khí đốt ở châu Âu và nhu cầu của khu vực sẽ còn giảm hơn nữa.

Các dữ liệu từ Viện Bruegel cũng giúp xác nhận điều này, cho thấy nhu cầu khí đốt ở châu Âu đã giảm 12% vào năm 2022, sau đó giảm lần lượt 18% và 20% trong nửa đầu và cuối năm 2023 so với giai đoạn 2019-2021.

Trước hết, mức giảm tiêu thụ “ấn tượng” này vượt quá mục tiêu mà EU đã đặt ra sau cuộc xung đột tại Ukraine.

Vào tháng 7/2022, các nước thành viên đồng ý tự nguyện giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt so với mức trung bình 5% trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022-3/2023. Tại Pháp, mức tiêu thụ khí đốt quốc gia do đó đã giảm 25% trong khoảng thời gian từ 1/8/2023-18/2/2024 so với cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Tất nhiên, cuộc xung đột đang diễn ra không phải là lý do duy nhất lý giải cho sự suy giảm về nhu cầu khí đốt tại châu Âu.

Theo chuyên gia Phuc-Vinh Nguyen, ngoài ra còn có các yếu tố mang tính chu kỳ liên quan đến thời tiết, ví dụ hai mùa Đông vừa qua tại châu Âu đều đặc biệt ôn hòa, được coi là “những đồng minh mang lại may mắn” của châu Âu.

Hơn nữa, sự kết nối ngày càng nhiều năng lượng tái tạo cũng đóng một vai trò nhất định, vì một trong những thách thức được đặt ra là giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (bao gồm cả khí đốt) ở châu Âu.

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine chỉ bổ sung một vấn đề quan trọng cần cân nhắc, hiện được ưu tiên hơn vấn đề khí hậu. Đó là vấn đề chủ quyền năng lượng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp.

Ông Thierry Chapuis, phụ trách mảng kinh tế của tập đoàn phân phối khí đốt GRDF (Pháp) nhận định “cũng như điện năng, xung đột ở Ukraine đã khiến khí đốt trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều”, buộc nhiều người phải cân nhắc sử dụng bên cạnh các nỗ lực khác.

Một rủi ro khác

Tháng 9/2023, nhu cầu khí đốt của châu Âu thấp hơn 22% so với mức trung bình giai đoạn 2019-2021, nguyên nhân chủ yếu là do mức tiêu dùng hộ gia đình ở Đức giảm 43% so với mức giảm 25% ở Pháp, cũng như do việc sử dụng khí đốt trong sản xuất điện giảm ở Pháp giảm mạnh, giảm 46% so với mức giảm 16% ở Đức.

Trong những tháng gần đây, người Đức đã thực hiện các biện pháp điện khí hóa hệ thống sưởi ấm trong các ngôi nhà vốn vẫn phụ thuộc phần lớn vào hydrocarbon.

Còn ở Pháp, có thể dựa nhiều hơn vào các nhà máy điện hạt nhân để cung cấp điện có hàm lượng carbon thấp sau những thất bại vào năm 2022.

Giới chuyên gia cho rằng, còn phải xem các nhà sản xuất công nghiệp đã buộc phải tiêu thụ ít hơn ở mức độ nào.

Theo số liệu của Bruegel, nhu cầu khí đốt trong lĩnh vực này thực tế cũng đã giảm đáng kể, trung bình 22% trong tháng 9/2023 so với giai đoạn 2019-2021 (mức giảm 19% ở Pháp và 25% ở Đức).

Nhưng tương tự các lĩnh vực khác, không dễ để phân biệt được điều gì mang lại hiệu quả sử dụng năng lượng tốt hơn (không ảnh hưởng đến sản xuất) và điều gì có thể liên quan đến “sự suy giảm về nhu cầu” (các nhà công nghiệp giảm hoặc ngừng chuỗi sản xuất vì năng lượng trở nên quá đắt hoặc quá nhiều biến động).

Một câu hỏi được đặt ra là liệu nhu cầu công nghiệp của châu Âu có bị hủy hoại về cơ cấu hay không, đặc biệt là ở Đức, nơi chịu ảnh hưởng nhiều hơn ở Pháp. Đất nước này đang phải trả giá cho chính sách phụ thuộc vào khí đốt của Nga, và cũng có thể trở thành vấn đề cho EU vì đây là động lực kinh tế của khối này.

Một vấn đề nữa cũng được đặt ra, đó là khi nào mức giảm nhu cầu này sẽ dừng lại? Nói cách khác, đây có phải là một chuyển động cơ bản hay châu Âu vẫn phải mong đợi một sự phục hồi với sự trở lại của các mức giá thấp?

Trên thực tế, các mức giá vẫn tiếp tục giảm.

Ngược lại, nếu mức tiêu thụ khí đốt tiếp tục giảm, châu Âu sẽ phải đối mặt với một rủi ro khác: Đó là tình trạng dư thừa công suất tại các trạm nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển bằng tàu biển, mà 27 quốc gia hiện đang xây dựng hàng loạt trên các bờ biển để bù đắp cho khối lượng khí đốt được nhập khẩu bằng đường ống dẫn từ Nga.

Kể từ tháng 2/2022, châu Âu đã đưa vào sử dụng tổng công suất mới là 36,5 tỷ mét khối (mmc) và có kế hoạch tăng công suất nhập khẩu LNG thêm 106 mmc trong thập niên này.

Cuối tháng 10/2023, IEEFA đã cảnh báo rằng điều này sẽ giúp nâng tổng công suất tại EU lên 406 mmc vào năm 2030... hoặc gần gấp ba lần nhu cầu về LNG ở thời hạn này.

Mất lợi thế khí đốt giá rẻ từ Nga, nước Đức muốn gì khi ‘đặt tiền lên bàn đàm phán’, bắn tín hiệu tới Trung Quốc, Mỹ?

Mất lợi thế khí đốt giá rẻ từ Nga, nước Đức muốn gì khi ‘đặt tiền lên bàn đàm phán’, bắn tín hiệu tới Trung Quốc, Mỹ?

Với việc lợi thế về khí đốt giá rẻ của Nga không còn, nhiều người ở Đức nhận ra rằng, việc giữ mọi ngành công ...

EU tìm cách ‘thoát Nga’ về khí đốt, Mỹ nhanh chân chiếm lĩnh thị trường LNG toàn cầu

EU tìm cách ‘thoát Nga’ về khí đốt, Mỹ nhanh chân chiếm lĩnh thị trường LNG toàn cầu

Ngày 2/1, hãng Bloomberg đưa tin, Mỹ đã vượt qua Australia và Qatar để trở thành nhà xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) lớn nhất ...

Ảnh ấn tượng (1-7/1): Nga nói tiến bộ ‘hơn tất cả những nước khác’ về sản xuất vũ khí, cơ sở khí đốt Ukraine bốc cháy, đánh bom đẫm máu ở Iran

Ảnh ấn tượng (1-7/1): Nga nói tiến bộ ‘hơn tất cả những nước khác’ về sản xuất vũ khí, cơ sở khí đốt Ukraine bốc cháy, đánh bom đẫm máu ở Iran

Xung đột Nga - Ukraine, Tổng thống Putin nhắc tới “kẻ thù” của Moscow, chiến sự Israel - Hamas tại Dải Gaza, đánh bom đẫm ...

Gazprom báo tin vui về cung cấp khí đốt, Nga 'xuyên thủng' kỷ lục năm 2014

Gazprom báo tin vui về cung cấp khí đốt, Nga 'xuyên thủng' kỷ lục năm 2014

Ngày 12/1, Tập đoàn khí đốt Gazprom cho biết đã lập kỷ lục lịch sử mới về cung cấp khí đốt trong ngày qua Hệ ...

‘Vá’ lỗ hổng trong mục tiêu thoát khí đốt Nga, khắc phục điều trớ trêu, EU đặt cược vào nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới

‘Vá’ lỗ hổng trong mục tiêu thoát khí đốt Nga, khắc phục điều trớ trêu, EU đặt cược vào nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới

Bất chấp một loạt gói trừng phạt nhằm vào Moscow, năng lượng Nga vẫn có cách chảy sang châu Âu. Nhà máy hydro xanh lớn ...

(theo Le Monde)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động