APEC Việt Nam 2017: Cầu nối bình đẳng với hội nhập kinh tế khu vực

Việc Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 là bước hiện thực hóa một cam kết dưới chính sách Ðổi mới nhằm mở cửa hoạt động kinh tế. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
apec viet nam 2017 cau noi binh dang voi hoi nhap kinh te khu vuc APEC Việt Nam 2017 - Vun đắp tương lai chung trong một thế giới đang chuyển đổi
apec viet nam 2017 cau noi binh dang voi hoi nhap kinh te khu vuc Báo chí Nhật Bản đăng bài viết giới thiệu chủ nhà APEC Việt Nam 2017

Alan Bollard

Giám đốc điều hành Diễn đàn APEC

Việt Nam đã chứng kiến động cơ thúc đẩy tăng trưởng của các láng giềng trong khu vực, vốn rõ ràng có được từ hội nhập kinh tế khu vực.

Vào thời điểm đó, Việt Nam là một nền kinh tế có thu nhập rất thấp, và APEC được xem như một diễn đàn quan trọng thúc đẩy hợp tác với từng nền kinh tế thành viên cũng như toàn bộ khu vực, với mục tiêu nhằm cải thiện mức sống của người dân.

apec viet nam 2017 cau noi binh dang voi hoi nhap kinh te khu vuc
Ông Alan Bollard, Giám đốc điều hành Diễn đàn APEC.

Trong gần 20 năm, nền kinh tế của Việt Nam phát triển với một tốc độ khiến Việt Nam trở nên nổi bật trong cộng đồng APEC, với thu nhập GDP tính trên đầu người cao gấp ba lần so với thời điểm Việt Nam gia nhập diễn đàn này. Trên thực tế, điều này có nghĩa là thanh niên Việt Nam ngày nay có điều kiện sung túc hơn gấp ba lần so với thời điểm của thế hệ cha mẹ họ.

Kể từ khi trở thành thành viên của APEC, ngành ngoại thương Việt Nam tăng trưởng đáng kể và là động cơ thúc đẩy tăng trưởng mạnh nhất. Các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 75% giá trị thương mại của Việt Nam, và 7 nền kinh tế thành viên APEC hiện nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn của APEC, Việt Nam vẫn có một lực lượng lao động nông nghiệp đông đảo và số dân nông thôn lớn với tốc độ đô thị hóa chậm. Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với vấn đề nâng cao năng suất nông nghiệp đồng thời phải cân bằng nhu cầu an ninh lương thực với nhiều thị trường lương thực mở vào thời điểm mà cơ hội việc làm ở nông thôn vẫn còn quan trọng.

Tốc độ đô thị hóa nhanh, tỉ suất sinh đang chậm lại và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu dẫn tới nhu cầu tăng lên thêm đối với dịch vụ của chính phủ, và trong tương lai, nền kinh tế sẽ do khách hàng cũng như nhà sản xuất thúc đẩy. Trong tương lai cũng sẽ nảy sinh vấn đề về việc, làm thế nào để hiện đại hóa các dịch vụ và làm thế nào để phù hợp với chuỗi cung cấp dịch vụ hiện đại đang phát triển trong khu vực.

Ưu tiên sẽ chuyển đổi khi người dân trở thành tầng lớp trung lưu và quan tâm hơn tới các vấn đề như tiêu chuẩn môi trường, chất lượng lương thực, trữ lượng nước, biến đổi khí hậu, ô nhiễm và dịch vụ xã hội. Ðối với vấn đề này, Việt Nam có thể tiếp tục học hỏi từ các nền kinh tế APEC khác về các lĩnh vực như quy chế quản lý tốt, quản lý bằng luật pháp về mục đích kinh doanh, cải cách cơ cấu và thuận lợi hóa điều kiện kinh doanh.

apec viet nam 2017 cau noi binh dang voi hoi nhap kinh te khu vuc
Việc Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 là bước hiện thực hóa một cam kết dưới chính sách Ðổi mới nhằm mở cửa hoạt động kinh tế.

Việt Nam đăng cai APEC lần đầu tiên vào năm 2006—thời điểm chứng kiến các nhà lãnh đạo APEC chấp thuận Kế hoạch Hành động Hà Nội. Kế hoạch này vạch ra những bước tiến nhằm hướng tới thực hiện Mục tiêu Bogor, với trọng tâm đặc biệt hướng vào mục tiêu lúc bấy giờ và trong tương lai cho các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, năm đăng cai đầu tiên của Việt Nam cũng đã lưu ý tới một vấn đề hết sức quan trọng là: các thị trường mới nổi mong thu được gì từ việc hội nhập kinh tế sâu rộng với các nền kinh tế phát triển? 

Việt Nam tiến hành đăng cai APEC một lần nữa vào năm 2017, và sau 11 năm kể từ lần đăng cai trước, những thách thức đi cùng với vai trò này đã tăng lên đáng kể.

Các nền kinh tế APEC đã đạt được nhiều tiến triển; xuất hiện trọng tâm mới về thương mại trong dịch vụ, thương mại điện tử và quy tắc tốt hơn cho việc dịch chuyển dữ liệu.

Tuy nhiên, điều quan tâm đặc biệt là những thách thức trước trào lưu dân túy mới phản đối toàn cầu hóa dường như đã lan rộng trên khắp thế giới vào năm 2016.

Việt Nam tiếp quản đăng cai APEC vào thời điểm khi toàn cầu hóa vẫn đang bị đổ lỗi cho nhiều vấn đề trong thực tế và trong nhận thức, trong đó có sự e ngại về vấn đề di cư, đầu tư quốc tế, tự động hóa, áp lực môi trường cũng như thất nghiệp do cạnh tranh từ bên ngoài.

Năm 2017, Việt Nam sẽ có những bước tiến lớn về hội nhập kinh tế khu vực và nhiều sáng kiến giúp đưa ra những điển hình tốt nhất trong khu vực.

Có thể thấy trong các vấn đề này, chỉ có vấn đề cuối là có thể do hội nhập kinh tế khu vực, nhưng dường như đó là điều các nền kinh tế phát triển cảm nhận rõ rệt hơn các thị trường mới nổi.

Các lãnh đạo kinh tế đã nêu rõ cần phải hiểu mối liên kết giữa hội nhập kinh tế khu vực với gia tăng bình đẳng - một nhiệm vụ mà Việt Nam đã thực hiện tốt. 

Ðiều này có nghĩa là làm rõ điều gì là công bằng và không công bằng trong thương mại; xác định kết quả phân bổ các sáng kiến của APEC về con người và phương cách kiếm sống của họ; xác định rõ hơn người có khả năng thất bại từ thương mại tự do và quyết định cách giảm thiểu thiệt hại; và hướng về tương lai để dự đoán các kỹ năng cần thiết cho những công việc phức tạp ở các nền kinh tế phát triển trong tương lai.

Năm nay, Việt Nam hướng tới việc giúp chúng ta hiểu được cách mà hội nhập kinh tế khu vực có thể giúp nâng cao mức sống như thế nào trong khi hiểu được đâu là căng thẳng có thể song hành với một phương cách tiếp cận kinh tế bao trùm. Chủ đề APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” và cách mà Việt Nam muốn sử dụng chủ đề này để thúc đẩy APEC được gắn với 4 ưu tiên chung của Hội nghị là:

1. Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm

2. Làm sâu rộng hội nhập kinh tế khu vực

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số

4. Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Năm 2017, Việt Nam sẽ dẫn dắt hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực. Nhiều sáng kiến cụ thể của Việt Nam sẽ giúp rút ra những cách làm tốt nhất trong khu vực.

APEC không phải là một diễn đàn chính thức mang tính ràng buộc về pháp lý và không có cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế. APEC là một cơ chế hoạt động dựa trên đồng thuận. Theo đó,  các nền kinh tế tự nguyện đồng ý và  thông qua những thông lệ tốt nhất và hài hòa các cách thức kết nối.

Việt Nam có vị thế để đóng góp đáng kể để phát huy những đặc thù của APEC hướng tới mục tiêu này.

Ưu tiên năm 2017 được xác định nhằm thu hút sáng kiến mới không chỉ của Việt Nam mà còn của tất cả các nền kinh tế APEC khác. Những sáng kiến này phải phù hợp cho tất cả các lĩnh vực, hòa nhịp với trọng tâm hiện nay là hỗ trợ các thành phần kinh tế ít tiếp cận với ngoại thương, ít tiếp cận với thương mại điện tử và ít tham gia với hội nhập kinh tế khu vực./.

apec viet nam 2017 cau noi binh dang voi hoi nhap kinh te khu vuc Bộ Tài chính chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017

Khoảng 300 đại biểu quốc tế và trong nước sẽ dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC và các Hội nghị liên quan diễn ...

apec viet nam 2017 cau noi binh dang voi hoi nhap kinh te khu vuc Hợp tác APEC đạt nhiều kết quả tích cực

Phát biểu khai mạc Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ 3 (SOM 3) ngày 29/8 tại TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch ...

apec viet nam 2017 cau noi binh dang voi hoi nhap kinh te khu vuc Khai mạc Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp APEC

Sáng 29/8, Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp (SOM 3) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình ...

Bài viết cùng chủ đề

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017

Xem nhiều

Đọc thêm

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Thông tin về việc diễn viên Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim và kết đôi với nam diễn viên tài năng Goo Yoo đang khiến người hâm mộ ...
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà ...
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Phiên bản di động