TIN LIÊN QUAN | |
Dân số Nhật Bản giảm nhanh nhất trong lịch sử | |
Dân số già – nỗi lo không của riêng ai |
Năm 2016 là năm đầu tiên trong hơn một thế kỷ, tỉ lệ sinh ở xứ sở hoa anh đào dưới 1 triệu ca, trong khi số người chết là hơn 300.000. Lâu nay, người ta đổ lỗi cho giới trẻ Nhật Bản thiếu trách nhiệm khi đặt sự nghiệp lên trên cả việc kết hôn và sinh con.
Nguyên nhân hàng đầu
Ở một đất nước mà nam giới vẫn luôn được coi là trụ cột trong gia đình, tình trạng thiếu công việc tốt với mức thu nhập ổn định khiến nhiều nam giới không dám nghĩ tới việc lập gia đình. Theo Giáo sư bộ môn Nhân chủng học thuộc Đại học Duke Anne Allison, không những tỷ lệ sinh giảm mà tốc độ kết hôn cũng giảm. Lý do hàng đầu là sự thiếu ổn định về kinh tế.
Số lượng trẻ sơ sinh tại Nhật ngày càng giảm. (Nguồn: AP) |
Mặc dù Nhật Bản vẫn là nền kinh tế tăng trưởng với tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%, nhưng những cơ hội kinh tế đang ngày càng ít đi lại xuất phát từ một thách thức đang ngày càng lớn hơn: số lượng việc làm không ổn định tăng.
Theo Giáo sư Jeff Kingston thuộc Đại học Temple (Nhật Bản), khoảng 40% lực lượng lao động của nước này là "lao động không ổn định” với mức thu nhập thấp. Giáo sư Kingston cũng cho biết từ năm 1995-2008, số lượng lao động có công việc ổn định ở Nhật giảm 3,8 triệu, trong khi số lao động thiếu ổn định lại tăng thêm 7,6 triệu. Giáo sư Kingston cho rằng việc Chính phủ Nhật Bản sửa đổi luật Lao động, cho phép các công ty sử dụng nhiều lao động hợp đồng tạm thời đã dẫn đến tình trạng trên. Sau đó, do áp lực toàn cầu hóa ngày càng tăng buộc các công ty phải cắt giảm chi phí và dựa vào lực lượng lao động hợp đồng.
Giáo sư Ryosuke Nishida thuộc Học viện Công nghệ Tokyo cũng cho rằng, trong một nền văn hoá nhấn mạnh đến vai trò trụ cột gia đình của đàn ông, tình trạng công việc ảnh hưởng tới quyết định kết hôn và sinh con. Chỉ có khoảng 30% lao động không ổn định kết hôn ở tuổi 30 so với tỷ lệ 56% ở lao động ổn định. Trong khi đó, khoảng 70% phụ nữ bỏ việc sau khi sinh con đầu lòng và phụ thuộc vào thu nhập của chồng. Một cuộc khảo sát gần đây với những người Nhật trong độ tuổi 18-34 cũng cho thấy gần 70% nam giới và 60 % phụ nữ chưa lập gia đình chưa từng có bất kỳ mối quan hệ nào.
Trở thành “người tị nạn” hay “karoshi”
Ông Haruki Konno, Chủ tịch POSSE – một nhóm được thành lập gồm các sinh viên tốt nghiệp đại học - cho biết, một số thanh niên không có công việc ổn định thường bị gọi là “những kẻ tị nạn cà phê internet” - những người sống trong các phòng nhỏ cho thuê qua đêm tại các quán cà phê internet ở Nhật Bản. Một số khác sống dựa vào cha mẹ của họ hoặc phúc lợi.
Nhiều thanh niên Nhật phải ở trong các phòng nhỏ cho thuê qua đêm tại các quán cà phê internet vì không đủ tiền thuê một căn hộ. (Nguồn: Pinterest) |
Theo POSSE, công việc không ổn định có thể mang lại thu nhập khoảng 1.800 USD/tháng. Tuy nhiên, phần lớn số tiền phải chi cho việc thuê nhà, trả khoản vay đại học và cho chương trình an sinh xã hội. Số tiền còn lại không đủ sinh sống. Chỉ khoảng 25% sinh viên tốt nghiệp đại học của Nhật Bản tìm được việc làm tốt. Số còn lại phải vật lộn kiếm kế sinh nhai.
Trong khi đó, ở Nhật Bản từ lâu đã diễn ra tình trạng làm việc quá tải, thậm chí trong từ điển tiếng Nhật còn có từ “karoshi" - chết vì làm việc quá sức. Ông Konno cho biết tình trạng này ngày càng trở nên tồi tệ kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế, trong khi các ông ty thúc ép lao động làm nhiều hơn.
Từ năm 2012, ông Konno đã sử dụng cụm từ "Burakku Kigyo" – tạm dịch là "công ty đen" hoặc "công ty ác" để mô tả các công ty lợi dụng người lao động theo cách trên. Cụm từ này sau đó đã trở thành thuật ngữ thông dụng ở Nhật Bản. Một nhóm các nhà báo và những người ủng hộ lao động đã đưa ra giải thưởng Burraku Kigyo của năm cho công ty đối xử với công nhân của mình tệ nhất.
Từ lâu, ở Nhật Bản đã diễn ra tình trạng làm việc quá tải. (Nguồn: Getty Images) |
Ngay cả những người kiếm được việc làm ổn định có thể nuôi sống gia đình, nhưng họ thường không có thời gian hẹn hò. Jou Matsubara, tốt nghiệp trường Rikkyo Daigaku – một trường cao đẳng tư thục có uy tín ở Nhật - là ví dụ. Xuất thân từ gia đình lao động, Matsubara nghĩ rằng anh đã đạt được giấc mơ khi tốt nghiệp đại học và có việc làm tại tập đoàn xây dựng Daiwa House. Hầu như ngày nào anh Matsubara cũng phải làm việc tới khuya. Những ngày nghỉ, anh lại phải tham dự các khoá học để lấy chứng nhận bất động sản. Bởi vậy, chuyện hẹn hò với anh gần như là không thể.
Sau một năm làm việc, Matsubara bắt đầu gặp nhưng vấn đề về sức khoẻ, khó ngủ, sau đó bị trầm cảm và suy nhược thần kinh. Công ty buộc Matsubara phải thôi việc và hiện anh đang sống nhờ vào phúc lợi. Matsubara ước tính trong 800 người cùng làm ở Daiwa House với anh, có tới 600 người đã bỏ việc.
Cần hành động mạnh mẽ hơn
Nhật Bản không phải là nước duy nhất mà người lao động cảm thấy bị lạm dụng và phải làm việc quá sức. Nhật Bản cũng không phải là nước duy nhất có sự gia tăng lao động thời vụ, hợp đồng hiện nay. Tuy nhiên, giữa Nhật Bản với các nền kinh tế phát triển khác có một số khác biệt.
Thứ nhất là việc làm thường xuyên vẫn được coi trọng trong văn hoá Nhật Bản, vì vậy, nhiều người không thể tìm được việc làm thường xuyên, bất kể trình độ của họ, thường bị chỉ trích.
Thứ hai, người Nhật chấp nhân rộng rãi văn hoá làm việc cật lực và kéo dài. Việc rời công sở trước lãnh đạo được xem là khó chấp nhận. Những người phàn nàn về việc phải làm nhiều giờ có thể không nhận được nhiều sự thông cảm từ bạn bè và gia đình, trừ Chính phủ.
Cuối cùng, các tổ chức công đoàn tại Nhật hoạt động kém hiệu quả và thường tập trung vào việc hợp tác với các công ty hơn là bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Nhật Bản là một trong những nước mà người dân có tuổi thọ cao nhất thế giới, nhưng cũng là một trong những nước có tỉ lệ sinh thấp nhất. (Nguồn: CNBC) |
Gần đây, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã chú ý tới vấn đề việc làm ở nước này. Một ủy ban cải cách lao động của Chính phủ đã đề xuất hạn chế số giờ làm thêm tại các công ty không quá 100 giờ/tháng. Năm 2017, lần đầu tiên, Chính phủ Nhật Bản công bố danh sách hơn 300 công ty vi phạm luật lao động với hy vọng trước sự chỉ trích của công chúng, các công ty này sẽ thay đổi cách thức đối xử với nhân viên của họ.
Từ lâu, chính quyền của Thủ tướng Abe cũng tuyên bố sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến tình trạng giảm tỷ lệ sinh tại Nhật Bản. Nhiều cam kết được đưa ra, tập trung vào việc giúp phụ nữ có thể cân bằng giữa công việc và gia đình hơn - một phần căn nguyên của tình trạng trên. Nhưng đó chưa phải là tất cả: đàn ông Nhật cũng cần giúp đỡ để tìm được sự ổn định trong một nền kinh tế đang thay đổi.
Người Nhật và những kỳ nghỉ "tội lỗi" Người Nhật nổi tiếng làm việc chăm chỉ, không những vậy, họ còn xấu hổ nếu được cho đi nghỉ mát, nghỉ phép. |
Cảnh báo nguy cơ tử vong cao do làm việc quá sức tại Nhật Bản Theo một cuộc khảo sát mới của chính phủ, 20% người lao động Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ tử vong vì làm ... |
Nông thôn Nhật Bản và nguy khi cơ dân số giảm mạnh Cứ mỗi 6 giờ sáng, Yasufumi Shintani ra khỏi nhà để đến quán cà phê nhỏ của mình mang tên Bonkura ở một ngôi làng ... |