Ước mơ về “cây Giáo sư Việt” ở Mỹ

Gặp Giáo sư Vũ Ngọc Tâm vào một buổi chiều đông những ngày giáp Tết, tôi cảm nhận ở anh niềm đam mê công nghệ vô bờ và ước vọng cống hiến cháy bỏng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
uoc mo ve cay giao su viet o my Hai giáo sư Việt kiều nhận Huân chương Hữu nghị
uoc mo ve cay giao su viet o my Ba thế hệ lưu giữ văn hóa Việt

Những ý tưởng cùng nỗ lực của vị Giáo sư Việt kiều Mỹ ngoài 30 tuổi ấy khiến tôi nhận ra: chỉ cần có đam mê và niềm tin, mọi giới hạn đều có thể vượt qua.

Đóng góp cho quê hương bằng “vốn liếng” của mình

Công việc của anh Tâm tại phòng thí nghiệm vô cùng bận rộn, từ 9 giờ sáng tới 1 giờ đêm, thậm chí vừa ăn vừa làm việc. Nhiều lúc anh quên đi cả những niềm vui của cuộc sống thường nhật như giải trí, có khi là cả hạnh phúc riêng tư của chính mình. Trong anh không ngừng  ấp ủ những kế hoạch, ý tưởng và mong muốn được đóng góp cho quê hương.

uoc mo ve cay giao su viet o my
Giáo sư Vũ Ngọc Tâm (thứ hai từ phải sang) cùng các sinh viên trong phòng nghiên cứu.

Vị Giáo sư trẻ hy vọng có thể đưa ngày càng nhiều sinh viên công nghệ Việt Nam sang Mỹ, đào tạo, hỗ trợ để họ đạt được học vị Giáo sư trong thời gian ngắn nhất. Một “cây Giáo sư Việt” trên đất Mỹ do chính anh vun trồng  luôn là mục tiêu mà anh hướng tới trong những chuyến công tác qua lại giữa hai nước. Anh đã tới nhiều trường đại học ở Việt Nam như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh,... với hy vọng tìm kiếm và trao học bổng cho những sinh viên có thành tích cao và đam mê nghiên cứu. Bên cạnh đó, anh cũng nỗ lực xây dựng chương trình đào tạo liên kết giữa trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và ngôi trường đại học mà anh sắp chuyển tới vào mùa hè theo mô hình “3+2”. Cụ thể, sau ba năm học tiếng Anh ở Việt Nam, sinh viên được lựa chọn sẽ học tiếp 2 năm ở Mỹ và được trường của Mỹ cấp bằng.

Anh Tâm chia sẻ mô hình này rất có lợi cho sinh viên Việt, giúp họ không chỉ tiết kiệm thời gian bởi việc xin học ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ rất khó và phải mất từ 1-2 năm, mà còn tiết kiệm chi phí tương đối nhiều so với việc học toàn bộ chương trình tại Mỹ. Hình thức học tập có thể kết hợp học trên lớp với học trực tuyến hoặc luân chuyển giảng viên một cách linh hoạt. Anh Tâm luôn trăn trở sinh viên Việt Nam giỏi chuyên môn nhưng hạn chế về ngoại ngữ. Vì thế, anh luôn cố gắng tìm giải pháp khắc phục điểm yếu này, hướng tới xây dựng một cộng đồng tài năng Việt Nam tại Mỹ, làm nền tảng vững chắc, mở đường cho các thế hệ sau.

Với anh Tâm, mỗi Việt kiều có cách đóng góp cho quê hương khác nhau. Anh muốn dùng chính “vốn liếng” của mình đóng góp cho Việt Nam dù vẫn đang sống và công tác tại Mỹ. Bên cạnh các hoạt động hợp tác giáo dục, anh còn đưa nhiều dự án về triển khai ở Việt Nam. Anh thuê nhân công Việt và trả mức lương cạnh tranh.

Giới hạn trong tư tưởng là rào cản lớn nhất

Đến nay, anh Tâm đã đưa được 7 sinh viên có tiềm năng về nghiên cứu và công nghệ sang Mỹ, trong đó có 4 sinh viên trực tiếp làm việc với anh và 3 người còn lại làm việc cùng các giáo sư khác.

uoc mo ve cay giao su viet o my
Giáo sư Vũ Ngọc Tâm hướng dẫn sinh viên.

Để trở thành một nhà nghiên cứu giỏi, theo Giáo sư Tâm, trước tiên phải luôn có động lực, tìm ra vấn đề mà mình muốn giải quyết và không được từ bỏ cho tới khi đạt mục tiêu. Tố chất rất cần ở nhà nghiên cứu là tính tò mò, luôn háo hức khám phá những kiến thức mới. “Một người chỉ dựa trên những gì đã có mà không hiểu hết được bản chất sâu xa của vấn đề sẽ không thể thành công trong nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khoa học cơ bản. Khi đi học, nếu chỉ dừng lại ở việc làm xong bài vở thầy giao, sau này bạn khó có thể trở thành một người thầy”, anh chia sẻ.

“Phải chăng, ý tưởng là cái anh dùng để nuôi dưỡng đam mê của mình?”, tôi hỏi. Trầm ngâm một lúc, anh trả lời: “Đúng như vậy, tôi nghĩ đó là sự may mắn và cũng là bản chất của con người tôi”. Chắc hẳn, những tố chất của một nhà nghiên cứu, sự nỗ lực và trí tò mò đã giúp anh luôn có được nhiều ý tưởng mới.

Vị Giáo sư trẻ chia sẻ, thời phổ thông, các thầy cô hay than phiền với bố mẹ anh là anh “nghịch ngầm”, hay “chống đối” và thường không đồng tình với những gì các thầy cô dạy. Theo anh, nhà nghiên cứu phải luôn đặt ra câu hỏi, thay đổi giả thuyết để tìm ý tưởng mới, luôn giữ cho đầu óc mở; quan trọng là không nên chấp nhận bất cứ chuẩn nào và đi tới tận cùng bản chất của vấn đề để tìm ra “chuẩn” của riêng mình.

Với anh, mọi giới hạn đều có thể đạt tới nếu xác định đúng hướng và cố gắng hết mình. Điều ấy được anh truyền cảm hứng tới nhiều tài năng Việt mà anh dìu dắt. Anh Tâm kể, một nghiên cứu sinh của anh từng tâm sự: “Ngày xưa, khi đọc những bài báo đoạt giải quốc tế, em nghĩ họ là “thần tiên” phương nào, nay được gặp họ, làm được như họ thì chứng tỏ em có thể tiến xa bằng hoặc hơn họ”. Những lời tâm sự ấy cũng là động lực để anh luôn cố gắng chắp cánh cho ước mơ của sinh viên.

Biến ý tưởng thành thực tế

Khát khao mang đến những sản phẩm thực sự vì con người là lý do khiến Giáo sư Tâm tập trung sáng chế ở lĩnh vực y tế. Anh thiết kế, áp dụng lý thuyết và các kỹ thuật tiên tiến của hệ thống không dây thành ứng dụng cảm biến sinh học. Ví dụ, các thiết bị thông minh đo nhịp thở, giám sát tín hiệu sóng não, ghi lại chuyển động cơ bắp và giám sát chất lượng giấc ngủ.

Giáo sư Tâm muốn những công trình của mình được ứng dụng trong thực tế chứ không chỉ dừng lại ở kết quả nghiên cứu và công bố khoa học. Anh luôn tâm niệm phải đưa những sản phẩm đó đến tận tay người dùng để chứng minh hiệu quả thực sự của nghiên cứu. Điều quan trọng nhất, với anh, là ngày càng có nhiều người trên thế giới có thể thay đổi được cuộc sống của họ nhờ những sản phẩm của mình.

“Mỗi lần phải đưa ra quyết định lớn, em hãy dành từ 1-2 ngày để suy nghĩ về nó, dựa trên những tư vấn từ những người có kinh nghiệm xung quanh mình. Sau đó, khi đã quyết định thì đừng bao giờ hối hận về lựa chọn của mình. Đừng chọn đường dễ để đi mà hãy chọn con đường dẫn đến điều có ý nghĩa nhất”, đó là cách anh mở khóa cho những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời và là lời khuyên cho tôi cũng như không ít bạn trẻ Việt. Tôi tin rằng, “cây Giáo sư Việt” của anh sẽ sớm đơm hoa, kết trái và vững chắc trên mảnh đất siêu cường.

uoc mo ve cay giao su viet o my Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam: Chuyến thăm được mong đợi

Thông tin Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Việt Nam trong tuần này là một trong những sự kiện quan trọng được dư luận trong ...

uoc mo ve cay giao su viet o my Hoạt hình Nhật được mong chờ nhất 2016 đến Việt Nam

Được nhắc đến như một hiện tượng ở các thị trường quốc tế, “Your name”, bộ phim hoạt hình Nhật Bản có doanh thu phòng ...

uoc mo ve cay giao su viet o my Nợ công và người di cư trong ước mơ Giáng sinh của trẻ em Hy Lạp

Những bức thư gửi Ông già Noel của trẻ em Hy Lạp mang nhiều tâm tư rất khác...

Phạm Hằng

Đọc thêm

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động