Vừa qua, công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng toàn cầu mang tên New World Wealth (NWW) đưa ra bảng xếp hạng 10 nền kinh tế giàu có nhất thế giới (tính đến tháng 6 năm nay) xét theo ước tính tổng giá trị nền kinh tế. Kết quả dựa theo một báo cáo mà họ đã tiến hành trước đó.
Theo bảng xếp hạng, Hoa Kỳ tiếp tục thống trị nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, Ấn Độ đứng thứ 7 trong top 10 vượt qua nhiều nước phát triển. Xếp sau Ấn Độ lần lượt là các nước như: Canada (khoảng 4.700 tỷ USD) – vị thứ 8, Australia (khoảng 4.500 tỷ USD) – vị thứ 9 và Italy (khoảng 4.400 tỷ USD) – vị thứ 10.
Sự góp mặt của Ấn Độ trong nhóm 10 quốc gia giàu có nhất trên thế giới phần lớn là do dân số đông. (Nguồn: Deccan Chronicle) |
Mỹ là nước giàu nhất thế giới với nền kinh tế ước tính khoảng 48.900 tỷ USD. Hai vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Trung Quốc với khoảng 17.400 tỷ USD đứng thứ 2 và Nhật Bản đứng thứ 3 với khoảng 15.100 tỷ USD.
Các quốc gia còn lại trong bảng xếp hạng bao gồm: Anh – đứng thứ 4 với khoảng 9.200 tỷ USD , tiếp theo là Đức (9.100 tỷ USD - thứ 5) và Pháp (6.600 tỷ USD – vị thứ 6).
Quy mô nền kinh tế liên quan đến tổng sản phẩm ròng quốc gia (sau khi đã trừ khấu hao), trong đó bao gồm bất động sản, tiền mặt, cổ phiếu, tiền lãi. Tài sản đó phải thỏa mãn điều kiện thấp hơn các khoản nợ, và không tính các nguồn quỹ vay từ chính phủ.
Ấn Độ đứng thứ 7 với giá trị nền kinh tế ước tính khoảng 5.600 tỉ USD Mỹ. Theo báo cáo của NWW, sự góp mặt của Ấn Độ trong nhóm 10 quốc gia giàu có nhất trên thế giới phần lớn là do dân số đông. Ngoài ra, vị trí của Australia gây ấn tượng không kém, khi dân số nước này chỉ khoảng 22 triệu người.
Báo cáo cho biết thêm, Trung Quốc là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về sự gia tăng giá trị nền kinh tế trong vòng 5 năm qua. Bên cạnh đó, Australia và Ấn Độ cũng có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, trong vòng một năm trở lại đây, hai nước này cùng với Canada đã vượt hạng Italy trong danh sách những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới (xếp theo tổng giá trị nền kinh tế, số liệu tính đến tháng 6/2016) 1. Mỹ - 48.900 tỷ USD 2. Trung Quốc – 17.400 tỷ USD 3. Nhật Bản – 15.100 tỷ USD 4. Anh - 9.200 tỷ USD 5. Đức – 9.100 tỷ USD 6 Pháp – 6.600 tỷ USD 7. Ấn Độ - 5.600 tỷ USD 8. Canada – 4.700 tỷ USD 9. Australia – 4.500 tỷ USD 10. Italy – 4.400 tỷ US |