Tham dự buổi thảo luận và chủ trì vòng chấm chung khảo có ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng chung khảo; các thành viên Ban tổ chức, thành viên Hội đồng chung khảo và đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương.
Quang cảnh cuộc họp của Hội đồng chung khảo Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch lần thứ II. (Nguồn: BTC) |
Tin liên quan |
Việt Nam chung tay cùng Liên hiệp các hội UNESCO thế giới phát triển công nghiệp văn hoá |
Theo báo cáo của Ban tổ chức, kể từ ngày phát động, Giải đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan báo chí, các phóng viên, các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam trong cả nước.
Tổng Biên tập Báo Văn Hóa Nguyễn Anh Vũ, Phó Trưởng Ban tổ chức Giải, cho biết đến, hết ngày gửi tác phẩm dự thi (20/6/2024 tính theo dấu bưu điện), Ban tổ chức đã nhận được tổng số 920 tác phẩm dự giải.
Sau đó, Tiểu ban Thư ký-Tổng hợp đã tiến hành rà soát, sàng lọc và loại 26 tác phẩm vi phạm Thể lệ giải.
Ngày 15/7, Hội đồng sơ khảo gồm 5 tiểu ban: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình và Báo ảnh đã tiến hành chấm 894 tác phẩm hợp lệ.
Cơ cấu số lượng tác phẩm lựa chọn vào vòng chung khảo theo loại hình như sau: Báo in chọn 25 tác phẩm; Báo điện tử chọn 25 tác phẩm; Phát thanh chọn 22 tác phẩm; Truyền hình chọn 25 tác phẩm; Ảnh báo chí chọn 20 tác phẩm.
Diễn ra từ ngày 15-24/7, căn cứ Quy chế chấm giải, các tiểu ban Hội đồng sơ khảo đã tiến hành thẩm định độc lập, khách quan, minh bạch và thảo luận tập trung, kỹ lưỡng, công tâm để lựa chọn ra những tác phẩm báo chí nổi bật nhất vào vòng chung khảo.
Sau 10 ngày thẩm định, thảo luận và chấm tác phẩm, Hội đồng sơ khảo đã lựa chọn được 119 tác phẩm xuất sắc nhất trình Hội đồng chung khảo, phân bổ theo loại hình báo chí: Báo in chọn 27 tác phẩm; Báo điện tử chọn 26 tác phẩm; Phát thanh chọn 22 tác phẩm; Truyền hình chọn 25 tác phẩm; Báo ảnh chọn 19 tác phẩm.
Kết quả sơ khảo được Ban Thư ký tổng hợp, hoàn thiện tài liệu đầy đủ và được gửi tới các thành viên Hội đồng chung khảo sớm, tạo điều kiện tốt hơn cho Hội đồng chung khảo nghiên cứu, thẩm định tác phẩm.
Về các tác phẩm dự thi mùa Giải lần này, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chung khảo Lê Quốc Minh cho biết, chủ đề có sự đa dạng, mang tính bao trùm; thể hiện được những định hướng, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển văn hoá.
Các bài viết đề cập đầy đủ từ những vấn đề vĩ mô cho đến những vấn đề trong đời sống văn hoá thường ngày, các hoạt động, sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch. Nhiều tuyến bài, bài viết có tính chất gợi mở.
Năm nay, sự tham gia của các cơ quan báo chí địa phương cũng mạnh mẽ hơn. Nhiều tác phẩm dự Giải của cơ quan báo chí địa phương được đánh giá có chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực phát thanh, truyền hình. Thậm chí, Giải lần này thu hút cả sự tham gia của cơ quan báo chí cấp huyện.
Nhà báo Đỗ Thị Thu Hằng, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng sơ khảo, đánh giá: “Các tác phẩm đều bám sát các chủ đề lớn, phản ánh đậm nét các sự kiện quan trọng của năm 2023 - 2024 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình”.
Một số mảng đề tài nổi bật được nhiều nhóm tác giả quan tâm, khai thác như: Vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam trong tình hình mới; Vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; Thực trạng của của ngành thể thao và du lịch Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19...
Bà Đỗ Thị Thu Hằng cho biết: “Các bài viết đi sâu phân tích những nội dung cụ thể, nêu bật hiện trạng, khó khăn, cơ hội và thách thức trong bảo tồn, phát triển các lĩnh vực của ngành văn hóa, thể thao và du lịch”.
Các tác phẩm báo ảnh tham dự Giải. (Nguồn: BTC) |
Tại cuộc họp, các tiểu ban Hội đồng sơ khảo đề xuất, kiến nghị Ban tổ chức nên có những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích đội ngũ phóng viên, nhà báo sáng tạo các tác phẩm chủ đề về gia đình, trẻ em và thể thao, nhằm cân đối lĩnh vực văn hóa với các lĩnh vực còn lại.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác truyền thông về nội dung giải đến các cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo nhất là các địa phương khu vực miền Trung-Tây Nguyên để khuyến khích gửi tác phẩm dự thi cho các mùa giải tiếp theo.
Sau khi bỏ phiếu, Hội đồng chung khảo sẽ thống nhất trao giải thưởng ở các loại hình gồm: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình, Báo ảnh. Ngoài ra, Giải tập thể được trao cho 3 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm tham dự Giải, đạt kết quả cao. Kết quả của Vòng chung khảo sẽ được công bố tại Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hoá, thể thao và du lịch” lần thứ II, diễn ra tối 28/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. |
| Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, tri thức may và mặc áo dài Huế, lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai, nghề ... |
| Kỳ công nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm UBND TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam vừa đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho nghề thủ công ... |
| Hà Nội ghi danh thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mới đây, món phở Hà Nội và nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và ... |
| Lần đầu tiên Hàn Quốc tổ chức trại Hè cho trẻ em gia đình đa văn hóa Hàn-Việt Chương trình trại Hè dành cho trẻ em gia đình đa văn hóa Hàn-Việt nhằm tạo cơ hội cho các em có hoàn cảnh bố ... |
| Nghề làm gốm ở Sa Huỳnh và nghề làm chiếu Cà Hom được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận là nghề làm gốm ở Sa Huỳnh và nghề làm chiếu ... |