📞

13 răng cá mập thời tiền sử được tìm thấy trong hang động Mexico

15:35 | 07/11/2019
TGVN. Theo một báo cáo, các thợ lặn đã phát hiện 13 chiếc răng cá mập cổ đại trong một hố chìm khổng lồ giữa vùng trung tâm Mexico.

Nhà nghiên cứu sinh vật học (nhà khoa học nghiên cứu về các hang động) Erick Sosa Rodriguez và cộng sự Kay Nicte Vilchis Zapata cho rằng một trong số chúng có thể thuộc về loài cá mập Megalodon đã tuyệt chủng, một trong những loài săn mồi lớn nhất và mạnh nhất từng sống ở Mexico, Telemar Yucatán.

Hai nhà khoa học đã xác định những chiếc răng có thể có từ kỷ nguyên Pliocene (5,3 đến 2,6 triệu năm trước) và kỷ nguyên Miocene (23 đến 5,3 triệu năm trước).

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chiếc răng được nhúng vào các bức tường của một hố chìm tự nhiên hay được gọi là Xoc cenote, nằm ở phía Bắc thành phố Mérida thuộc bang Yucatán, Mexico.

"Chúng tôi nhìn vào bức tường và đột nhiên thấy có gì đó rất lạ rồi đến gần hơn; chúng tôi phát hiện đó rõ ràng đó là chiếc răng của một con cá nhám cưa", Vilchis Zapata nói với hãng tin Mexico Exelsior. Xoc có nghĩa là cá mập trong ngôn ngữ Maya và cenote có nghĩa là một hố chìm tự nhiên.

Một cenote là một hố chìm tự nhiên được tạo ra khi nền đá vôi sụp đổ, để lộ mạch nước ngầm dưới mặt đất. Cenote đặc biệt gắn liền với bán đảo Yucatán ở Mexico và chúng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống đức tin của người Maya.

Trong quá trình khám phá hang động, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số mảnh xương manta hóa thạch và thậm chí cả xương người hóa thạch. Phân tích ban đầu cho thấy những thứ này có thể thuộc về một người độ tuổi vị thành niên hoặc trẻ hơn.

Các nhà nghiên cứu nói rằng đây là cái hang thứ hai trong khu vực tìm thấy răng cá mập cổ đại. Việc nghiên cứu những chiếc răng mà các thợ lặn tìm thấy có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những loài sống ở khu vực này hàng triệu năm trước khi các bộ phận của bán đảo Yucatán còn ở dưới nước.

Bán đảo Yucatán là nơi có hệ thống hang động ngập nước lớn nhất thế giới, toàn bộ chỉ được phát hiện vào năm ngoái, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu từ Dự án Great Aquifier Aquifier.

Cá mập Megalodon, hiện đã tuyệt chủng, vốn là một loài săn mồi đáng sợ, dài tới 60 feet và nặng tới 37 tấn. Megalodon được cho là xuất hiện lần đầu tiên trong khoảng từ 28 - 23 triệu năm trước và có khả năng bị tuyệt chủng từ 2,6 đến 1,6 triệu năm trước.

(theo Dân trí/News Week)