140 triệu học sinh lớp 1 trên khắp thế giới bị 'cướp' niềm vui ngày tựu trường

An Chu
Ngày tựu trường là một sự kiện trọng đại của những học sinh nhỏ tuổi nhất trên khắp thế giới cùng gia đình. Do dịch Covid-19, sự kiện này đã bị hoãn lại đối với khoảng 140 triệu học sinh đến tuổi vào lớp 1, trong đó có khoảng 30 triệu trẻ em ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Với việc các trường học trên toàn thế giới bị đóng cửa, hàng triệu trẻ em đã phải thích nghi với các hình thức học tập mới. (Nguồn: businessday)
Có ít nhất 29% học sinh tiểu học trên toàn cầu, trong đó có 20% học sinh tiểu học ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương không được tiếp cận hình thức học tập từ xa. (Nguồn: Businessday)

Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), ước tính 8 triệu học sinh trên khắp thế giới, trong đó có khoảng 3 triệu học sinh ở Đông Á-Thái Bình Dương, đã chờ đợi ngày đi học đầu tiên trong đời suốt hơn một năm trời.

Giám đốc Điều hành UNICEF Henrietta Fore cho biết, trong khi nhiều nơi trên thế giới đã mở cửa lại trường học, vẫn còn hàng triệu học sinh lớp 1 phải chờ tới ngày được đến lớp trong suốt một năm qua và có lẽ, trong học kỳ mới này, có hàng triệu học sinh khác tiếp tục không được thấy trường lớp.

Người đứng đầu UNICEF nhận định: "Nguy cơ không bao giờ được tới lớp đang tăng vọt đối với nhóm trẻ em dễ tổn thương nhất".

Năm 2020, các trường học trên toàn cầu phải đóng cửa hoàn toàn trung bình 79 ngày. Tuy nhiên, đối với 168 triệu học sinh, trong đó có ít nhất 34 triệu học sinh ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, trường học của các em phải đóng cửa gần như cả năm kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Thậm chí ngay lúc này, nhiều trẻ em đang phải đối mặt với một nguy cơ chưa từng có, đó là năm thứ hai bị gián đoạn trong học tập.

Những trải nghiệm tích cực ở trường trong giai đoạn chuyển giao từ mầm non lên tiểu học là yếu tố dự báo sự phát triển của trẻ em trong tương lai về mặt xã hội, cảm xúc và giáo dục.

Đây là giai đoạn mà giáo dục trực tiếp giúp trẻ nâng cao khả năng độc lập, thích nghi với các thói quen mới và phát triển những mối quan hệ có ý nghĩa với thầy cô và bạn bè.

Nhiều trẻ em sẽ phải hứng chịu các hậu quả liên quan đến việc trường học đóng cửa: hổng kiến thức, tinh thần căng thẳng, bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng, nguy cơ bỏ học, lao động trẻ em và tảo hôn gia tăng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển quan trọng.

Trong khi các quốc gia trên thế giới đang triển khai một số hành động để thực hiện hình thức học tập từ xa, thì có ít nhất 29% học sinh tiểu học trên toàn cầu, trong đó có 20% học sinh tiểu học ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương không được tiếp cận hình thức học tập này.

Bên cạnh việc thiếu cơ sở vật chất phục vụ việc học tập từ xa, trẻ nhỏ không thể tham gia học tập vì không được hỗ trợ khi sử dụng công nghệ, môi trường học tập không tốt, áp lực phải làm việc nhà, bị bắt phải lao động.

Theo ước tính của Ngân hàng thế giới (WB), nếu không thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm giảm nhẹ tác động, toàn bộ thế hệ học sinh này sẽ phải chịu tổn thất thu nhập 10 ngàn tỷ USD theo thời gian.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, tổn thất sẽ rơi vào khoảng 1,25 ngàn tỷ USD đối với các nước châu Á đang phát triển, tương đương với 5,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực năm 2020.

Các bằng chứng hiện có cho thấy, nếu giải quyết sớm, chi phí giải quyết lỗ hổng trong giáo dục sẽ thấp hơn và mang lại hiệu quả cao hơn, và những đầu tư vào giáo dục sẽ hỗ trợ sự phục hồi, tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế.

Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Rana Flowers cho rằng: “Đóng cửa trường học chỉ là biện pháp tạm thời và là biện pháp cuối cùng trong các hành động ứng phó với đại dịch. Trường học phải được ưu tiên mở cửa đầu tiên sau khi dỡ bỏ các biện pháp cách ly".

Theo đó, bà Rana cho rằng, cần thiết phải tiêm phòng khẩn cấp cho tất cả giáo viên để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giảng dạy.

Những năm tháng đầu tiên trẻ bước vào môi trường học tập, bao gồm cả giáo dục mầm non và năm đầu tiên của tiểu học, là giai đoạn thiết lập nền móng cho việc học tập trong tương lai, với những bài học vỡ lòng về đọc, viết và làm toán.

Những trẻ em có kết quả học tập kém hơn trong những năm đầu thường không theo kịp bạn bè trong những năm sau đó và khoảng cách đó sẽ tăng lên qua các năm. Số năm trẻ được đi học cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các em trong tương lai.

Cập nhật Covid-19 ngày 26/8: Báo động tình trạng trẻ em mắc bệnh; Moderna nói về lô vaccine bị ngưng sử dụng; điều tra nguồn gốc virus đi vào bế tắc

Cập nhật Covid-19 ngày 26/8: Báo động tình trạng trẻ em mắc bệnh; Moderna nói về lô vaccine bị ngưng sử dụng; điều tra nguồn gốc virus đi vào bế tắc

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 214,7 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 4,47 triệu trường hợp ...

Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam tiếp cận vaccine nhanh, trong đó có vaccine cho trẻ em

Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam tiếp cận vaccine nhanh, trong đó có vaccine cho trẻ em

Ngày 25/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đang có ...

(theo UNICEF)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam ra mắt MV Going Home - sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.
Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer có nhiều bước phát triển đáng kể, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh

Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ngày càng được nâng cao.
Không thể xuyên tạc sự thật

Không thể xuyên tạc sự thật

Lợi dụng thông tin Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí ra sức tuyên truyền chống phá, hạ uy tín Việt Nam.
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Bài cuối: Bác bỏ luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Bài cuối: Bác bỏ luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Luận điệu 'đảng viên quá độ', mới nghe dường như 'thuận tai', hợp lý; song thực chất, đó là quan điểm sai trái về lý luận và phản động về thực tiễn.
Bài 1: Tính nguy hại của luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Bài 1: Tính nguy hại của luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Thực chất của luận điệu 'đảng viên quá độ' là hạ thấp tiêu chuẩn của đảng viên, xuyên tạc bản chất tốt đẹp, tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động