18 tháng khó quên tại Nhật Bản

Nếu lần đầu xem CV của HLV Wenger, bạn sẽ bất ngờ khi thấy ông từng dẫn dắt một CLB Nhật Bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
18 thang kho quen tai nhat ban
HLV Arsene Wenger khi còn dẫn dắt Nagoya Grampus Eight.

J.League nổi tiếng châu Á ngày nay mới chỉ được thành lập vào năm 1993, chỉ một năm trước khi ông đến với Nhật Bản.

Bước lên từ đáy sự nghiệp

Vào thời điểm ấy, HLV Wenger vừa trải qua một khoảng thời gian tồi tệ khi phát hiện các học trò của mình ở AS Monaco đã nhiều lần tham gia dàn xếp tỉ số từ 1992 đến 1993.

Vào năm 1994, Bayern Munich tỏ ý muốn mời ông tới dẫn dắt. Họ nghĩ một nhà cầm quân trẻ, giỏi, nói tiếng Đức thành thạo và yêu thích Bundesliga là ứng cử viên vô cùng phù hợp. Thế nhưng, Monaco đã từ chối lời đề nghị nhượng lại vị chiến lược gia này. Ít lâu sau, đội bóng xứ Công quốc thi đấu không tốt và ông bị sa thải, kết thúc một quãng thời gian mà “Giáo sư” từng miêu tả là “vực thẳm trong sự nghiệp”.

Vài tháng sau, HLV Wenger được mời tới một hội thảo kỹ thuật do FIFA tổ chức với tư cách chuyên gia phân tích. Tại hội thảo, ông đã gặp một đại diện của Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản. Thông qua nhân vật này, công ty Toyota - chủ sở hữu CLB Nagoya Grampus Eight đã tiếp xúc với HLV Wenger để mời ông về dẫn dắt.

Grampus khi ấy đứng cuối bảng xếp hạng trong mùa giải J.League đầu tiên. Tuy nhiên, họ không phải xuống hạng vì khái niệm “xuống hạng” khi ấy thậm chí còn không tồn tại ở J. League. Wenger rất băn khoăn về lời đề nghị. Bóng đá châu Á nói riêng và Nhật Bản nói chung là thế giới hoàn toàn khác với ông. Nhưng cuối cùng, ông thầy người Pháp vẫn nhận lời, dù nói với trợ lý rằng: “Không biết liệu sáu tháng nữa có phải rời khỏi nơi ấy không?”.

Đến Nhật Bản, HLV Arsene Wenger được Toyota giao nhiệm vụ cực kỳ đơn giản: Giúp Grampus... thua ít hơn mùa trước.

Nghỉ đi, đừng tập nữa!

Ngay từ những ngày làm việc đầu tiên, vị HLV người Pháp đã choáng ngợp với một tính cách Nhật Bản điển hình: sự chăm chỉ. Chính những trải nghiệm này đã ảnh hưởng nhiều tới cách mà HLV Wenger lựa chọn nhân tài sau này. “Nếu bạn là một HLV, có cầu thủ Nhật Bản là một ước mơ”, ông đã nói như vậy trong một buổi tọa đàm vào năm 2013. “Nếu bạn bảo một cầu thủ Nhật chạy 10 vòng sân, anh ta sẽ bắt đầu từ khi bạn chưa nói hết câu. Còn ở châu Âu, bạn phải thuyết phục một cầu thủ về tác dụng của việc chạy 10 vòng”.

Các cầu thủ Grampus đã quen với việc luyện tập 4 tiếng mỗi ngày. Vì thế, họ rất bất ngờ khi giáo án của HLV Wenger đưa ra chỉ là… 90 phút. “Các cầu thủ Nhật khi ấy đang khát khao được lên chuyên nghiệp. Lần đầu tiên kể từ khi làm HLV, tôi phải giấu bóng đi để cầu thủ ngưng tập”, Wenger chia sẻ.

Là một HLV tài năng của bóng đá Pháp nhưng đoạn đầu trên con đường của ông tại Nhật Bản không trải cánh hoa hồng. Trong tám trận đầu tiên, Grampus thua tới bảy. Một ngày sau vòng đấu thứ tám, Chủ tịch CLB triệu tập HLV Wenger lên văn phòng.

“Tôi đã có một quyết định rất lớn” – vị chủ tịch tuyên bố trong khi ông Wenger cúi mặt. “Đó là sa thải người phiên dịch”.

Hiểu về giá trị của việc giao tiếp, ông đã quyết định chuyên tâm học tiếng Nhật, dù đây thực sự là một thử thách lớn. Năm 2014, khi được hỏi về những chỉ trích trên mạng xã hội, ông trả lời: “Những ngày đầu ở Nhật, tôi đã không hiểu, không đọc, không nghe được bất kỳ thứ gì. Thế nên, dẫu nhà báo có viết rằng tôi là kẻ vô dụng thì tôi vẫn sẽ đối xử đẹp với anh ta trong buổi họp báo tiếp theo. Tôi vô cùng lạc quan trong mọi hoàn cảnh”.

Grampus tiến bộ nhanh chóng với thứ bóng đá tấn công đẹp mắt. Trong 11 trận sau đó, họ giành 10 chiến thắng và kết thúc mùa giải với vị trí á quân, một thành tích bất ngờ lớn. Ông thậm chí còn giúp Grampus giành Cúp Hoàng đế và Siêu cúp Nhật Bản sau đó.

Mùa hè 1996, Arsenal đánh tiếng mời gọi. Wenger nhận lời, rời khỏi nước Nhật và làm nên lịch sử ở nước Anh nhiều năm sau đó.

Dũng Lê

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động