Hình ảnh mô phỏng hệ thống phòng không S-500 của Nga. (Nguồn: INT) |
Ngày 1/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội nước này sẽ sớm nhận được lô đầu tiên của hệ thống tên lửa S-500.
Theo ông Shugaev, một khi đủ số lượng, những hệ thống này sẽ được cung cấp cho lực lượng vũ trang quốc gia và Nga có thể xuất khẩu chúng cho các nước khác.
Trả lời phỏng vấn hãng tin RBC, ông Shugaev nêu rõ: "Chúng tôi đang xem xét Ấn Độ, cũng như Trung Quốc và tất cả quốc gia chúng tôi đã có quan hệ đối tác cũ. Có thể dự đoán như những chủ nhân tương lai của hệ thống tối tân này".
S-500 Prometey của Nga được thiết kế để chống lại các nền tảng tàng hình tiên tiến của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm tiêm kích F-35 Lighting II và F-22 Raptor, được coi là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới.
S-500 dự kiến có tầm bắn lên đến 600km so với 400km của S-400. Tầm hoạt động của radar cũng xa hơn S-400 và hệ thống này sẽ có tiềm năng tiêu diệt các mục tiêu siêu thanh và tên lửa đạn đạo bằng các tên lửa đánh chặn hoạt động ở độ cao hơn 185km.
Trong các cuộc thử nghiệm trước đó, S-500 được cho là đã bắn trúng tên lửa mục tiêu từ cự ly 480km, đây là cuộc tấn công tầm xa nhất của bất kỳ hệ thống phòng không nào. Theo thông tin không chính thức, S-500 có thời gian phản hồi khoảng 3-4 giây, ít hơn một nửa so với 9-10 giây của S-400.
Tính năng quan trọng nhất là việc áp dụng tên lửa loạt 77N6 được nâng cấp, sử dụng để đánh chặn tên lửa siêu vượt âm và bất kỳ nền tảng vũ khí nào khác bay với tốc độ trên Mach 5.
S-500 ứng biến trong phạm vi đánh chặn với khả năng tấn công tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 600 km, có khả năng bắn trúng ít nhất 10 tên lửa bay tới với tốc độ trên 7km/giây.
Các nhà sản xuất cũng tuyên bố hệ thống này có thể tiêu diệt các vệ tinh quỹ đạo tầm thấp hoặc vũ khí không gian phóng từ máy bay siêu vượt âm, tấn công UAV siêu âm và các nền tảng quỹ đạo.
Với tính năng này, S-500 trở thành hệ thống phòng không ưu việt nhất mà hiện các cường quốc quốc phòng khác chưa thể áp dụng được.
| Tin thế giới 2/11: Czech nói về Dòng chảy phương Bắc 2, Nga 'mát lòng'; Nga-Ukraine 'đồng thanh tương ứng'; Trung Quốc mất cơ hội ở COP26? Quan hệ Nga-Czech và khủng hoảng năng lượng châu Âu, vấn đề biên giới Nga-Ukraine, vũ khí Nga, quan hệ Anh-Pháp, Israel-Palestine, Mỹ-Iran-Israel, Bán đảo ... |
| Tin thế giới 1/11: Nga-Moldova làm nhiều kẻ tiếc ngẩn ngơ? chính phủ Ukraine xáo trộn lớn; Mỹ úp mở 'miếng bánh ngọt' cho Trung Quốc Quan hệ Nga với Moldova, Mỹ, Sudan, Thượng đỉnh G20, chính trường Ukraine, Bắc Macedonia, bầu cử Hạ viện Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, ... |