2 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Thu Trang
Theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 thể hiện sự coi trọng của Việt Nam với Cộng đồng Pháp ngữ cũng như quan hệ hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Pháp: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet trả lời phỏng vấn trước thềm chuyến thăm. (Ảnh: Thu Trang)

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet đã trả lời phỏng vấn báo chí, trong đó đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm song phương và đa phương này.

Thưa Đại sứ, việc lãnh đạo cao nhất của Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 được tổ chức tại Cộng hòa Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ hai nước cũng như trong khuôn khổ hợp tác Pháp ngữ?

Chúng tôi rất vui mừng được tiếp đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Pháp. Có thể khẳng định rằng, đây là chuyến thăm hết sức quan trọng vì là một trong những chuyến công du đầu tiên của ông Tô Lâm với tư cách là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Tin liên quan
Đại sứ Đỗ Minh Hùng: Nhiều kỳ vọng về chuyến thăm đầu tiên của Nguyên thủ Việt Nam tới Ireland Đại sứ Đỗ Minh Hùng: Nhiều kỳ vọng về chuyến thăm đầu tiên của Nguyên thủ Việt Nam tới Ireland

Với Pháp, chuyến thăm có hai ý nghĩa lớn. Một là khẳng định vai trò của Cộng đồng Pháp ngữ và hai là sự coi trọng của Việt Nam trong quan hệ với Pháp.

Việt Nam và Pháp có quan hệ gắn bó và hợp tác trên nhiều lĩnh vực bởi lịch sử và Cộng đồng Pháp ngữ. Cộng đồng Pháp ngữ đóng một vai trò quan trọng đối với Việt Nam kể từ năm 1990 và đặc biệt là Việt Nam đã lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Pháp ngữ năm 1997.

Việc Việt Nam có đoàn cấp cao do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần này cho thấy, Cộng đồng Pháp ngữ vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà cả ở trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Đại sứ có nhận định gì về những nỗ lực, đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác phát triển của Cộng đồng Pháp ngữ?

"Việc Việt Nam có đoàn cấp cao do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần này cho thấy, Cộng đồng Pháp ngữ vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà cả ở trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam". (Đại sứ Olivier Brochet)

Việt Nam là một thành viên hết sức quan trọng trong Cộng đồng Pháp ngữ. Trước hết, đất nước hình chữ S là quốc gia đông dân với hơn 100 triệu người. Hiện nay, mặc dù có thể số người nói tiếng Pháp không được đông đảo như cách đây 20-30 năm nhưng Việt Nam vẫn có chính sách ủng hộ cho việc quảng bá, giảng dạy tiếng Pháp.

Tôi nghĩ rằng, việc quảng bá Pháp ngữ và giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam góp phần quan trọng giúp các bạn trẻ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp.

Ở góc độ kinh tế, thông qua tiếng Pháp, Việt Nam có thể tiếp cận được với thị trường của các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ với hàng trăm triệu người tiêu dùng. Qua đó tạo cơ hội kêu gọi đầu tư từ các nước nói tiếng Pháp, xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường rộng lớn đó, hay chỉ đơn thuần tạo ra những hoạt động hợp tác, giao lưu trong Cộng đồng Pháp ngữ - nơi những người nói chung một ngôn ngữ cùng chia sẻ tầm nhìn và những giá trị chung.

Tôi cho rằng, mục tiêu cũng như lợi ích mà Việt Nam có thể trông chờ từ Cộng đồng Pháp ngữ có thể được tóm tắt trong chính chủ đề Hội nghị cấp cao Pháp ngữ năm nay, đó là: “Sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp bằng tiếng Pháp”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19:
Lâu đài Villers-Cotterêts, nơi khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19. (Nguồn: parismuseumpass)

Đại sứ có thể chia sẻ về chủ đề và chương trình nghị sự chính của Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần này?

Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, diễn ra từ ngày 4-5/10, sẽ được tổ chức tại hai địa điểm chính. Ngày thứ nhất ở Villers-Cotterêts (tỉnh Aisne, cách Paris 80 km về hướng Đông Bắc), là nơi cách đây gần 500 năm, vào tháng 8/1539, vua François I ký sắc lệnh sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ hành chính tại Pháp. Và ngày thứ hai, Hội nghị sẽ được tổ chức tại Grand Palais (Cung điện lớn) ở Paris, một công trình được xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Đây cũng chính là địa điểm được lựa chọn để tổ chức các phần thi đấu kiếm tại Olympic Paris 2024 vừa qua.

Được tổ chức ở những địa điểm lớn và nhiều ý nghĩa, Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần này là dịp để các nguyên thủ quốc gia, thành viên chính phủ, phái đoàn của các nước nói tiếng Pháp trao đổi với nhau về những vấn đề chung của khối Pháp ngữ.

Nội dung tại Hội nghị sẽ liên quan đến thách thức mà chúng ta cần phải đương đầu trong giai đoạn tới, đặc biệt là những thách thức về quá trình phát triển, làm sao phát huy được những đổi mới, sáng tạo (ví dụ như trí tuệ nhân tạo) vào quá trình phát triển của Cộng đồng Pháp ngữ. Ngoài ra, các lãnh đạo cấp cao có thể trao đổi về những vấn đề khu vực, thế giới mà chúng ta đang giải quyết, ví dụ như cuộc xung đột ở Tây Phi, ở Lebanon, hay những chủ đề liên quan trực tiếp đến Việt Nam như hợp tác ở Biển Đông.

Về chương trình, bên cạnh Hội nghị cấp cao còn có rất nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức và nhận được sự tham gia tích cực của các nước Pháp ngữ, trong đó có đoàn Việt Nam. Có thể kể đến là không gian Làng Pháp ngữ với các gian hàng trưng bày, giới thiệu về văn hóa của các nước Pháp ngữ tham gia sự kiện lần này.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Hội nghị sẽ diễn ra Diễn đàn kinh tế và triển lãm FrancoTech nhằm giới thiệu, kết nối các đối tác kinh tế, các doanh nghiệp cũng như các thị trường Pháp ngữ.

Ngoài ra, còn có sự kiện Liên hoan Pháp ngữ với các hoạt động gặp gỡ, giao lưu, khám phá văn hóa Pháp ngữ và thế giới, dự kiến thu hút nhiều bạn trẻ. Chúng tôi rất vui mừng khi được biết sẽ có các bạn thanh niên từ Việt Nam, Campuchia và Lào sang tham dự sự kiện để giới thiệu về một dự án chung của ba nước nói tiếng Pháp trong khu vực. Rõ ràng, đây là một minh chứng sống động cho thấy, Cộng đồng Pháp ngữ là nơi kết nối và tạo nên sự thống nhất giữa các thành viên.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19:
Lê kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3) năm 2024 tại Hà Nội. (Ảnh: Xuân Sơn)

Việt Nam và Pháp đã hợp tác như thế nào nhằm quảng bá tiếng Pháp, thưa Đại sứ?

Vâng, quả thực là chúng tôi đã và đang hoạt động tích cực nhằm quảng bá Pháp ngữ tại Việt Nam. “Chúng tôi” ở đây là tập hợp các đại sứ quán, phái đoàn và tổ chức nói tiếng Pháp.

Chúng tôi đã thành lập nhóm các đại sứ quán, phái đoàn và tổ chức nói tiếng Pháp tại Việt Nam, sinh hoạt thường xuyên với nhiều hoạt động, chủ yếu về văn hóa và ngôn ngữ. Chúng tôi cùng triển khai nỗ lực quảng bá tiếng Pháp trong không khí rất thân tình, nồng ấm và có mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác.

Việt Nam cũng thường xuyên các tổ chức hoạt động nhằm quảng bá tiếng Pháp. Ví dụ như ngày 20/3 năm nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) đã phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ, một hoạt động rất hay và ý nghĩa.

Trong chuyến thăm Pháp sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, dự kiến hai nước sẽ ký kết hiệp định liên chính phủ trong lĩnh vực giáo dục. Hy vọng rằng, văn kiện này sẽ tạo điều kiện để hai nước chúng ta phối hợp chặt chẽ hơn nữa nhằm tăng cường việc giảng dạy tiếng Pháp trong các trường học tại Việt Nam, qua đó, không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Pháp tại các trường học, mà số lượng người nói tiếng Pháp, học viên được học tiếng Pháp ở Việt Nam sẽ ngày càng tăng lên theo thời gian.

Cần nói thêm rằng, Văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF) cũng đặt trụ sở tại Hà Nội. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động của AUF, đồng thời góp phần vào việc quảng bá hình ảnh Việt Nam, đặc biệt là trong Cộng đồng Pháp ngữ.

Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2024) và hơn 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2013-2024), quan hệ Việt Nam-Pháp đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Đại sứ có thể chia sẻ tầm nhìn và những trọng tâm hợp tác trong quan hệ hai nước để có thể phát huy tiềm năng, thế mạnh, hỗ trợ nhau cùng phát triển?

Quan hệ giữa Pháp và Việt Nam có bề dày lịch sử, độ tin cậy ngày càng cao và hai nước có quyết tâm rất lớn trong việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược này.

Việc hai nước chúng ta cùng nhau kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm ngoái đã khẳng định tầm nhìn, quyết tâm chung phát triển quan hệ của hai nước.

Tháng 5/2024, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ trưởng Quân đội Pháp Sebastien Lecornu cùng đoàn quan chức và cựu binh Pháp đã thăm Việt Nam. Đây là một minh chứng nữa cho sự tin cậy, cũng như mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.

Chuyến thăm chính thức Pháp sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là dịp để khẳng định mạnh mẽ hơn nữa quyết tâm của hai quốc gia trong việc tăng cường mạnh mẽ quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp. Nhân dịp này, lãnh đạo hai bên sẽ có những trao đổi, đưa ra đường hướng cho quan hệ song phương trong thời gian tới nhằm thúc đẩy quan hệ, đồng thời mở ra những lĩnh vực hợp tác mới.

Hai bên đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh và qua đó cũng khẳng định được vai trò quốc tế của Việt Nam liên quan đến phát triển bền vững, đặc biệt trong những lĩnh vực năng lượng, giao thông, đổi mới sáng tạo. Bởi có rất nhiều các doanh nghiệp Pháp có thể chia sẻ những dịch vụ, công nghệ của mình, góp phần vào quá trình tăng cường hợp tác giữa Pháp và Việt Nam.

Tất nhiên, còn có một khía cạnh nữa mà hai nước chúng ta sẽ phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn, đó là giao lưu nhân dân, đặc biệt là việc du học, giao lưu giữa các bạn trẻ. Chúng tôi mong muốn ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn sang du học tại Pháp, bởi chúng tôi hiểu rõ được những gì mà nền giáo dục Pháp có thể mang lại, cũng như vai trò quan trọng của các bạn sinh viên trong đóng góp cho quan hệ song phương trong tương lai.

Ở chiều ngược lại, chúng tôi vui mừng nhận thấy số lượng các sinh viên Pháp sang học tại Việt Nam ngày càng tăng lên. Họ có thể học một, hai học kỳ tại các trường đại học Việt Nam có quan hệ liên kết với các đối tác phía Pháp. Tôi tin rằng, các quan hệ giao lưu nhân dân như vậy, đặc biệt là của các bạn trẻ, các sinh viên sẽ góp phần to lớn vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời gian tới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19:
Đại sứ Olivier Brochet trao danh hiệu LabelFrancEducation cho trường Giảng Võ - thành viên của mạng lưới 21 cơ sở giáo dục mang danh hiệu này tại Việt Nam, ngày 18/9/2024. (Nguồn: ĐSQ Pháp tại Việt Nam)

Đại sứ đánh giá như nào về hợp tác văn hoá nghệ thuật giữa Việt Nam và Pháp?

Trước hết, tôi rất vui mừng vì quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Nhà hát Hồ Gươm với Nhà hát Hoàng gia Versailles thông qua các buổi biểu diễn, hòa nhạc thành công trong thời gian qua. Đây là một minh chứng cho hợp tác văn hóa nghệ thuật giữa hai nước chúng ta. Chúng tôi cũng rất biết ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, người dành sự quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ hợp tác này.

Có thể nói, hợp tác văn hóa đã diễn ra sôi động ngay từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Khẩu hiệu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp là "Văn hóa sẻ chia" đã cho thấy vai trò quan trọng của lĩnh vực văn hóa trong hợp tác giữa hai bên.

Khẩu hiệu này cũng thể hiện rõ chính sách hợp tác văn hóa giữa Pháp và Việt Nam là cùng quảng bá các giá trị văn hóa, chia sẻ những phương thức phát triển các hoạt động văn hóa. Qua đó, Pháp góp phần hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo. Đây cũng là phần quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam.

Hợp tác văn hóa Việt Nam-Pháp còn diễn ra hiệu quả thông qua các đối tác công, doanh nghiệp, địa phương... Một ví dụ điển hình là các đối tác địa phương của Pháp đã có nhiều dự án về bảo tồn di sản Hà Nội, góp phần thu hút khách du lịch đến với Thủ đô của Việt Nam.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19:
Dàn nhạc của Nhà hát Hoàng gia Versaille biểu diễn trong chương trình "Hòa nhạc bốn mùa" (Four Seasons Concert) tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, ngày 21/4/2024. (Nguồn:CAND)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Ireland: Mở ra nhiều cơ hội hợp tác với 'Thung lũng Silicon của châu Âu'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Ireland: Mở ra nhiều cơ hội hợp tác với 'Thung lũng Silicon của châu Âu'

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm cấp Nhà nước tới ...

Ý chí kiên định của Lãnh đạo Việt Nam-Cuba thể hiện qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Ý chí kiên định của Lãnh đạo Việt Nam-Cuba thể hiện qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Ông Fredesmán Turró González, nguyên Đại sứ Cuba tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam nhận định về tầm quan trọng ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, làm việc với Tổng cục II

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, làm việc với Tổng cục II

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, tình báo Quốc phòng là lực lượng trọng yếu, tuyệt đối trung thành, đặc biệt ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp và dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp và dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ

Sáng nay, ngày 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm Mông Cổ, ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mông Cổ, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mông Cổ, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước

Đúng 11h30 (theo giờ địa phương), ngày 30/9, chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao ...

Đọc thêm

Chính phủ Nhật Bản tìm giải pháp tái chế pin mặt trời hết hạn sử dụng

Chính phủ Nhật Bản tìm giải pháp tái chế pin mặt trời hết hạn sử dụng

Nhiều tấm pin mặt trời lắp đặt trên khắp Nhật Bản thường có tuổi thọ từ 20 đến 30 năm, nghĩa là sẽ đến cuối vòng đời sử dụng trong ...
Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ trình chiếu độc quyền màn trình diễn cuối cùng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto.
Sức khỏe nền kinh tế số 1 châu Âu 'ốm yếu', 98% người dân yêu cầu cải cách chính sách 'phanh nợ'

Sức khỏe nền kinh tế số 1 châu Âu 'ốm yếu', 98% người dân yêu cầu cải cách chính sách 'phanh nợ'

Một cuộc khảo sát mới đây của ngân hàng Deutsche Bank cho thấy, có tới 98% người được hỏi tin rằng chính sách 'phanh nợ' của Đức cần được cải ...
Tiến Linh sẽ đá chính trong trận chung kết lượt về với Thái Lan

Tiến Linh sẽ đá chính trong trận chung kết lượt về với Thái Lan

HLV Kim Sang Sik khả năng không thay đổi nhiều đội hình ra sân tuyển Việt Nam đấu Thái Lan, chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, trừ việc Tiến ...
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tòa án Seoul bác đơn phản đối lệnh bắt giữ của ông Yoon; cơ quan an ninh Tổng thống từ chối hợp tác

Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tòa án Seoul bác đơn phản đối lệnh bắt giữ của ông Yoon; cơ quan an ninh Tổng thống từ chối hợp tác

Ngày 5/1, Tòa án Seoul đã bác bỏ lệnh của Tổng thống Yoon Suk Yeol nhằm vô hiệu hóa lệnh của tòa để bắt giữ ông và khám xét dinh ...
Lo ngại đám tang cựu Tổng thống Jimmy Carter lọt tầm ngắm 'những kẻ tấn công cực đoan', Mỹ siết chặt an ninh cao độ

Lo ngại đám tang cựu Tổng thống Jimmy Carter lọt tầm ngắm 'những kẻ tấn công cực đoan', Mỹ siết chặt an ninh cao độ

Đánh giá an ninh mới được công bố cho hay, tang lễ cấp quốc gia dành cho cựu Tổng thống Jimmy Carter có thể nằm trong tầm ngắm của 'những ...
Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Sri Lanka, các cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ song phương đã được phát động.
Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi điện chia buồn đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi được tin một vụ tấn công bằng xe tải tại thành phố New Orleans...
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hòa Togo Robert Dussey sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7-10/1.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình đến Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Việt Nam bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cuba cho Campuchia

Việt Nam bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cuba cho Campuchia

Đại sứ quán Việt Nam tại Havana tổ chức Lễ bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN ở Cuba (ACHC) cho Đại sứ Campuchia.
Thanh niên ngoại giao tiếp tục xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Thanh niên ngoại giao tiếp tục xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Năm 2024, Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao đã để lại nhiều dấu ấn trong triển khai các chương trình, hoạt động.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động