Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU

Phan Hải
(từ Kazakhstan)
Nhân dịp tổ chức cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Kazakhstan vào ngày 6/10, Kazinform có bài viết về tình trạng và sự phát triển năng lượng hạt nhân ở một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Pháp dẫn đầu thế gii vphát triển năng lượng hạt nhân

Pháp hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ trọng của các nhà máy điện hạt nhân trong sản xuất điện quốc gia. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử thế giới (IAEA), tỷ trọng điện được tạo ra từ các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp tính đến tháng 12/2023 là 65%.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2017, chủ đề năng lượng đã giúp ông Emmanuel Macron xây dựng hình ảnh một ứng cử viên vừa tiến bộ, vừa “thân thiện với môi trường”. Chương trình nghị sự về năng lượng của ứng cử viên này bao gồm cam kết giảm tỷ lệ năng lượng hạt nhân trong nước từ 75% xuống 50% vào năm 2025. Nhưng sang năm 2022, sau đại dịch Covid-19, ông Macron đã vạch ra chính sách năng lượng mới cho đất nước.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại một nhà máy ở Belfort, miền Đông nước Pháp, ngày 10/2/2022. (Nguồn: ER)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại một nhà máy ở Belfort, miền Đông nước Pháp, ngày 10/2/2022. (Nguồn: ER)

Phát biểu tại thành phố Belfort, ông chủ Điện Elysee đã trình bày kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân của Pháp trong 30 năm tới, trong đó dự kiến ​​xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân mới loại EPR2 trong giai đoạn từ 2035 đến 2045 và 8 lò phản ứng EPR bổ sung - trong giai đoạn từ 2045 đến 2065.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Pháp cũng chỉ đạo các công ty và cơ quan có liên quan nghiên cứu khả năng kéo dài tuổi thọ sử dụng của các lò phản ứng hiện có lên hơn 50 năm. Ông nêu những lý do chính khiến nước này thay đổi chính sách năng lượng theo hướng phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình nhằm độc lập về năng lượng với các nhà cung cấp năng lượng nước ngoài, giảm giá điện, tạo việc làm mới và trung hòa carbon, đáp ứng tốt nhu cầu điện của toàn nước Pháp dự kiến ​​tăng 35% vào năm 2050.

Nhà lãnh đạo Pháp đưa ra lộ trình phát triển năng lượng mới của đất nước với tuyên bố “Trong 30 năm, kế hoạch khởi động lại hạt nhân sẽ đưa Pháp trở thành quốc gia lớn đầu tiên trên thế giới loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, cũng như tăng cường sự độc lập về năng lượng công nghiệp của chúng ta phù hợp với các yêu cầu về khí hậu”.

Bỉ hoãn đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân trong 10 năm

Bỉ có hai nhà máy điện hạt nhân với công suất ròng là 5.761 megawatt. Mức tiêu thụ điện của đất nước đã tăng chậm kể từ năm 1990 và năm 2016, điện hạt nhân đã cung cấp 51,3% tương đương 41 TWh mỗi năm cho lượng điện của bang. Nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên của đất nước "trái tim châu Âu" bắt đầu hoạt động vào năm 1974.

Đáng chú ý là vào năm 1913, quặng uranium được phát hiện ở Katanga tại Congo, thuộc địa của Bỉ trước đây. Vì vậy, vào giữa thế kỷ XX, Bỉ đã trở thành một trong số ít quốc gia có trữ lượng uranium đáng kể. Ngay cả trước Thế chiến II, Mỹ đã thể hiện sự quan tâm đến trữ lượng uranium của thuộc địa Bỉ. Trong những năm 1940-1950, Bỉ, thông qua thuộc địa của mình, là một trong những nhà cung cấp uranium chính cho Mỹ.

Những mối quan hệ thương mại này dẫn đến việc Bỉ được trao quyền tiếp cận công nghệ hạt nhân cho mục đích dân sự. Kết quả là vào năm 1952, một trung tâm đào tạo nghiên cứu hạt nhân ở Mol đã được thành lập. Lò phản ứng BR1 đầu tiên bắt đầu được xây dựng vào năm 1956.

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU
Nhà máy hạt nhân Doel, Bỉ. (Nguồn: VRT)

Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Doel 1 được đưa vào hoạt động năm 1974. Trong 10 năm tiếp theo, 6 lò phản ứng nữa được kết nối với lưới điện. Tuy nhiên, Bỉ đã quyết định từ bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân vào năm 2025. Mặc dù vậy, vào tháng 3/2022, Bỉ lại thông qua một quyết định trì hoãn việc đóng cửa hai lò phản ứng thêm 10 năm nữa.

Cố vấn của Học viện Ngoại giao Brussels, thành viên Hiệp hội Luật sư Bỉ Jean Brabander lưu ý rằng có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến phát triển năng lượng hạt nhân ở châu Âu. Chẳng hạn, Pháp đang tích cực thúc đẩy phát triển các nhà máy điện hạt nhân, nhưng Đức lại quyết định “đóng băng” chúng.

Ông Jean Brabander cũng có những đánh giá khác nhau về triển vọng của các nhà máy điện hạt nhân. Theo ông, một ngày nào đó các nhà máy điện hạt nhân sẽ phải ngừng hoạt động và điều này sẽ gây tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nhưng mặt khác, đây là “năng lượng sạch”, không có khí thải độc hại.

Bên cạnh bài toán về chi phí năng lượng của nhà máy điện hạt nhân, việc Bỉ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng nhà máy điện hạt nhân mang lại cho nước này kinh nghiệm không chỉ trong vận hành mà còn trong việc xử lý hiệu quả chất thải hạt nhân. "Ngày nay, việc sở hữu hai nhà máy điện hạt nhân giúp Bỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng”, ông Jean Brabander khẳng định.

Czech có kinh nghiệm tốt trong vận hành nhà máy điện hạt nhân

CH Czech có 6 lò phản ứng hạt nhân, tạo ra khoảng 1/3 lượng điện năng. Lò phản ứng hạt nhân thương mại đầu tiên được đưa vào hoạt động vào năm 1985. Chính sách của chính phủ Czech quy định tăng đáng kể công suất hạt nhân vào năm 2040.

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU
Nhà máy hạt nhân Dukovany, Czech. (Nguồn: CEZ)

Chuyên gia năng lượng hạt nhân Tomas Zdechovsky tin rằng, năng lượng hạt nhân là giải pháp tốt nhất cho một quốc gia như Czech. Theo ông, Czech có kinh nghiệm tốt trong việc vận hành nhà máy điện hạt nhân với hai nhà máy là Dukovany và Temelin. Công nghệ áp dụng tại hai nhà máy này là những công nghệ sạch và lượng điện sản xuất từ hai nhà máy có thể xuất khẩu sang các nước láng giềng như Áo hoặc Đức.

Chuyên gia Tomas Zdechovsky cũng nói về tầm quan trọng của việc tổ chức trưng cầu dân ý. Theo ông, tất cả các cuộc trưng cầu dân ý đều là dấu hiệu tích cực của các quốc gia dân chủ. Nhân dân có quyền bầu cử, nhân dân có quyền quyết định. Nếu một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở Czech về vấn đề năng lượng hạt nhân, ông tin chắc chắn rằng hơn 2/3 người Czech sẽ ủng hộ năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Hungary đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới

Hungary có 4 lò phản ứng hạt nhân, tạo ra khoảng một nửa lượng điện của đất nước. Lò phản ứng hạt nhân thương mại đầu tiên được đưa vào hoạt động vào năm 1982. Năm 1956, Ủy ban Năng lượng nguyên tử quốc gia Hungary được thành lập và vào năm 1959, lò phản ứng nghiên cứu đầu tiên của nước này đã đạt tới mức tới hạn. Năm 1966, một thỏa thuận được ký kết giữa Hungary và Liên Xô về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân và vào năm 1967, tại khu vực Paks cách Budapest 100 km về phía Nam, đã được chọn xây dựng một nhà máy điện hạt nhân công suất 880 megawatt.

Việc xây dựng 2 tổ máy đầu tiên bắt đầu vào năm 1974 và hai tổ máy tiếp theo được xây dựng vào năm 1979. Bốn lò phản ứng VVER-440 (model V-213) được đưa vào vận hành từ năm 1982 đến năm 1987. Nhà máy điện Paks ở Hungary do MVM Paks Nuclear Power Plant Ltd, một công ty con của công ty nhà nước Hungary Electrical Ltd (Magyar Villamos Művek, MVM) sở hữu và vận hành.

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU
Nhà máy điện hạt nhân Paks thuộc sở hữu của MVM. (Nguồn: BNE)

Hiện nay, Quốc hội Hungary bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với việc xây dựng hai lò phản ứng điện mới và một hợp đồng xây dựng đã được ký kết.

Chuyên gia năng lượng hạt nhân người Hungary Andros Laszlo lưu ý rằng, nhà máy điện hạt nhân ở thành phố Paks hiện sản xuất khoảng 50% tổng năng lượng ở Hungary, là một phần không thể thiếu trong hệ thống năng lượng của Hungary trong 40 năm qua.

Ở Hungary, năng lượng hạt nhân không phải là vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị. Đảng Fidesch ủng hộ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tiếp theo. Tất nhiên, có những nhóm thiểu số trong Đảng Xanh phản đối năng lượng hạt nhân.

Mới đây, Hungary đã quyết định đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới để thay thế nhà máy cũ. Ông Andros Laszlo tin rằng phần lớn người dân Hungary ủng hộ việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới. Về tổ chức trưng cầu dân ý toàn quốc về xây dựng nhà máy điện hạt nhân, theo ông sự ủng hộ của người dân đối với các dự án lớn là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ khu vực nào của đất nước Hungary.

Tổng thống Putin cảnh báo Nga có thể chấm dứt lệnh tạm dừng phát triển vũ khí hạt nhân tầm trung nếu Mỹ triển khai vũ khí ở những khu vực mới

Tổng thống Putin cảnh báo Nga có thể chấm dứt lệnh tạm dừng phát triển vũ khí hạt nhân tầm trung nếu Mỹ triển khai vũ khí ở những khu vực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/7 cảnh báo Mỹ nếu Washington triển khai tên lửa tầm xa ở Đức thì Moscow sẽ bố trí ...

Điểm tên Nga-Trung-Triều, Mỹ 'dọa' tăng số lượng đầu đạn hạt nhân được triển khai

Điểm tên Nga-Trung-Triều, Mỹ 'dọa' tăng số lượng đầu đạn hạt nhân được triển khai

Quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách không gian Vipin Narang cho biết, Mỹ có thể tăng số lượng đầu ...

Nga phát triển vũ khí 'ngày tận thế' sử dụng trong chiến tranh hạt nhân

Nga phát triển vũ khí 'ngày tận thế' sử dụng trong chiến tranh hạt nhân

Giám đốc Trung tâm CUS của Nga cho biết, họ đang chuẩn bị cho những kịch bản tồi tệ nhất.

Diễn đàn quốc tế Mekong 2024: Chuyển đổi năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Diễn đàn quốc tế Mekong 2024: Chuyển đổi năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Tiếp nối thành công của chuỗi Diễn đàn Mekong (Mekong Forum) được khởi động từ năm 2022, Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) và ...

AUKUS: Anh-Australia 'đánh lẻ', đàm phán hiệp ước song phương sản xuất tàu ngầm năng lượng hạt nhân mới

AUKUS: Anh-Australia 'đánh lẻ', đàm phán hiệp ước song phương sản xuất tàu ngầm năng lượng hạt nhân mới

Anh và Australia thông báo kế hoạch ký hiệp ước song phương để sản xuất một loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Điện mừng lãnh đạo Cộng hòa San Marino

Điện mừng lãnh đạo Cộng hòa San Marino

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng bà Francesca Civerchia I và ông Dalibor Riccardi I.
Nhật Bản: Thủ tướng Kishida cùng chính phủ từ chức

Nhật Bản: Thủ tướng Kishida cùng chính phủ từ chức

Chính phủ do Thủ tướng Kishida Fumio đứng đầu đã từ chức vào ngày 1/10 trước khi Thủ tướng tiếp theo thành lập nội các mới.
Đối thoại biển Việt Nam-Australia lần thứ 5

Đối thoại biển Việt Nam-Australia lần thứ 5

Ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức Đối thoại biển Việt Nam – Australia lần thứ 5 tại ...
Điểm mặt 2 mẫu xe Trung Quốc mới sẽ ra mắt khách hàng Việt trong tháng 10/2024

Điểm mặt 2 mẫu xe Trung Quốc mới sẽ ra mắt khách hàng Việt trong tháng 10/2024

Trong tháng 10, thị trường ô tô Việt Nam sẽ chào đón thêm hai mẫu xe Trung Quốc hoàn toàn mới với thiết kế hiện đại và trang bị nổi ...
Giá xăng dầu hôm nay 1/10: Đi ngang

Giá xăng dầu hôm nay 1/10: Đi ngang

Giá xăng dầu hôm nay 1/10, giá dầu Brent 'chững' ở mức 71,77 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI tăng 15 cent.
Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League mùa giải 2024-2025, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Nhật Bản: Thủ tướng Kishida cùng chính phủ từ chức

Nhật Bản: Thủ tướng Kishida cùng chính phủ từ chức

Chính phủ do Thủ tướng Kishida Fumio đứng đầu đã từ chức vào ngày 1/10 trước khi Thủ tướng tiếp theo thành lập nội các mới.
Trung Quốc: Đâm dao ở Thượng Hải, 18 người thương vong

Trung Quốc: Đâm dao ở Thượng Hải, 18 người thương vong

Vụ đâm dao ở Thượng Hải này là một trong những vụ tấn công bằng dao nghiêm trọng xảy ra tại Trung Quốc trong năm nay.
Pháp tăng cường hỗ trợ cho Lebanon, kêu gọi các bên kiềm chế trước khi xung đột biến thành 'hố đen nhấn chìm hoà bình'

Pháp tăng cường hỗ trợ cho Lebanon, kêu gọi các bên kiềm chế trước khi xung đột biến thành 'hố đen nhấn chìm hoà bình'

Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrault tuyên bố Paris sẽ tăng cường hỗ trợ cho quân đội Lebanon và phân bổ 10 triệu Euro viện trợ nhân đạo cho Beirut.
Bán đảo Triều Tiên: Hàn Quốc phô bày sức mạnh quân sự, Bình Nhưỡng cảnh báo 'màn trình diễn liều lĩnh', khẳng định lập trường nhất quán với Trung Quốc

Bán đảo Triều Tiên: Hàn Quốc phô bày sức mạnh quân sự, Bình Nhưỡng cảnh báo 'màn trình diễn liều lĩnh', khẳng định lập trường nhất quán với Trung Quốc

Triều Tiên đã đưa ra các thông điệp về quan hệ với Trung Quốc cũng như việc Mỹ triển khai các khí tài hạt nhân chiến lược tại Hàn Quốc.
Liên hợp quốc lo ngại khủng hoảng nhân đạo tại Lebanon, kêu gọi các bên kiềm chế

Liên hợp quốc lo ngại khủng hoảng nhân đạo tại Lebanon, kêu gọi các bên kiềm chế

Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 lên tiếng phản đối việc Israel tiến hành chiến dịch trên bộ vào Lebanon.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn: Trung Đông không thể chịu thêm một cuộc khủng hoảng di cư mới

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn: Trung Đông không thể chịu thêm một cuộc khủng hoảng di cư mới

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn tích cực huy động nguồn lực để hỗ trợ dòng người từ Lebanon tràn vào Syria sau khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi diễn ra mới đâycho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh.
Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Mỗi năm thế giới chịu từ 40-50 cơn áp thấp nhiệt đới, phát triển mạnh thành bão. Lịch sử nhân loại ghi nhận nhiều siêu bão...
Phiên bản di động