2016 là năm chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu

Các nhà khí hậu học nhận định năm 2016 có khả năng trở thành một trong những năm đáng lo ngại nhất về những tác động của biến đổi khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau “Nhân tai” đang góp tay tàn phá môi trường
2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau “Năng lượng tái tạo cho tương lai bền vững”

Sau quá trình theo dõi chặt chẽ những diễn biến của biến đổi khí hậu bằng cách tiến hành một loạt các biện pháp chuyên môn, các nhà khí hậu học nhận định rằng năm 2016 có khả năng trở thành một trong những năm đáng lo ngại nhất từng được quan sát về những tác động của biến đổi khí hậu.

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau
Băng tan chảy ở cả hai cực của Trái Đất do khí hậu đang ấm dần lên. (Nguồn: The Boston Globe) 

Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy điều đó:

Sự ấm lên toàn cầu đạt mức kỷ lục 

Năm nay rất có thể sẽ là năm nóng nhất từng được ghi nhận, Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết. Qua 10 tháng đầu tiên của năm 2016, nhiệt độ bề mặt toàn cầu ở các vùng đất và biển đều ở mức cao kỷ lục, theo số liệu theo dõi của Cơ quan Quản lý đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA).

Theo NOAA, nhiệt độ trên đất liền trong năm 2016 đã tăng 2,66 độ F so với mức trung bình của cả thế kỷ 20. Nhiệt độ đại dương tăng 1,39 độ C so với mức trung bình.

Thời tiết ngày càng cực đoan hơn

Thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn đã được quan sát thấy trong những năm gần đây trên khắp lãnh thổ nước Mỹ, một báo cáo của Cơ quan Quản lý đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ cho biết.

Những hiện tượng thời tiết cực đoan như giông bão, nắng nóng cực độ, hạn hán, lũ lụt… là một kết quả ​​của sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra. Theo số liệu được ghi nhận, 10 tháng đầu năm 2016 xếp hạng thứ ba về mức độ trầm trọng nhất so với giai đoạn cùng kỳ của các năm trước đó. Năm 2012 giữ kỷ lục trầm trọng nhất, năm 1934 đứng vị trí thứ 2.

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau
Hạn hán gây ra bời biến đổi khí hậu. (Nguồn: Time)

Mực nước biển dâng làm ngập lụt cộng đồng ven biển

Các nhà khoa học trong những năm gần đây đã ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp ngập lụt ven biển do mực nước biển dâng bởi sự nóng lên toàn cầu gây ra.

Các chuyên gia cho biết các cộng đồng cư dân ven biển trên toàn thế giới trong năm qua đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Thậm chí các chuyên gia còn dự kiến lũ lụt do nước biển dâng sẽ thường xuyên xuất hiện hơn.

Mực nước biển đang dâng với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm trong thế kỷ qua, và gần đây, từ năm 1993 đến 2000, việc sử dụng vệ tinh đo độ cao để xác định mực nước đã xác định được mực nước biển đã dâng vào khoảng 2,9-3,4 ± 0,4-0,6 mm/năm.

Mực nước ở các đại dương trên thế giới cũng đã tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây, và với một tốc độ nhanh hơn so với thế kỷ trước. Nguyên nhân là do nhiệt độ Trái Đất ấm lên làm băng tan.

Các nghiên cứu khác ccũng ho biết tác động của biến đổi khí hậu bao gồm cả nước biển dâng, sẽ còn tồi tệ hơn so với những dự đoán trước đây.

Diện tích biển băng giảm tới mức thấp kỷ lục

Diện tích của biển băng xung quanh khu vực Bắc Cực và Nam Cực đã giảm xuống tới mức thấp kỷ lục vào thời điểm hiện nay của năm. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã đồng thời nhận thấy diện tích này giảm tới mức kỷ lục ở cả hai cực của hành tinh.

Hiện nay, diện tích băng Bắc Cực được ghi nhận thông qua vệ tinh là khoảng 14,5 triệu km2, mức băng thấp kỷ lục ghi nhận trong mùa đông kể từ năm 1979. Mức băng này cũng thấp hơn 0,2% so với kỷ lục đã thiết lập trước đó vào năm 2015 là 14,54 triệu km2.

Các nhà khoa học nói rằng diện tích băng biển dưới mức bình thường ở Bắc Cực là đặc biệt đáng lo ngại bởi vì nó là một dấu hiệu mạnh mẽ về tác động của biến đổi khí hậu, đã xảy ra ở khu vực này trong nhiều năm.

Việc diện tích băng biển phản quang bị thu hẹp sẽ làm bề mặt đại dương hấp thụ ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn, và điều này làm cho nước biển nhanh chóng ấm dần lên. Nước biển ấm lên sẽ lại làm băng tan nhiều hơn. Diện tích băng trên đất liền cũng đã giảm trong những năm gần đây.

Nồng độ khí nhà kính đạt mức cao kỷ lục

Các nhà khoa học nói rằng sự phát thải các khí nhà kính như khí carbon dioxide (CO2) do con người gây ra trong quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch (như than đá và dầu mỏ) trong công nghiệp và đời sống đang góp phần làm tăng sự ấm lên toàn cầu, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, nước biển dâng, và băng tan chảy.

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau
Lượng CO2 trong khí quyển chủ yếu do con người phát thải ra. (Nguồn: Gawker)

Nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển của hành tinh đạt  mức cao kỷ lục 400 phần triệu (ppm) trong cả năm 2015, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới.

Trước năm 2015, mức CO2 đã đạt đến ngưỡng 400 ppm trong vài tháng nhất định trong một năm nhưng chưa bao giờ đạt đến mức 400ppm trên toàn thế giới trong cả một năm.

Tổ chức khí tượng thế giới dự đoán nồng độ CO2 sẽ ở mức trên 400 ppm cho cả năm 2016, và bởi vì lượng khí CO2 vẫn còn tồn tại trong bầu khí quyển của Trái Đất hàng ngàn năm, trong tương lai có thể nó sẽ không giảm thấp trở lại dưới mức ngưỡng 400 ppm.

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau

Chính phủ Mỹ bị kiện vì lơ là kiểm soát biến đổi khí hậu

Một nhóm học sinh Mỹ đã khởi kiện chính phủ nước này vì cho rằng những nỗ lực kiềm chế biến đổi khí hậu của họ không hiệu ...

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau

Rừng xanh - "chiến binh" ngăn bước biến đổi khí hậu

Các cánh rừng và thảm thực vật trên thế giới có vai trò làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu, gây ra bởi các ...

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau

Australia: Doanh nghiệp sẽ bị phạt nặng nếu phớt lờ biến đổi khí hậu

Một luật sư Australia đề xuất việc xử phạt nặng lãnh đạo doanh nghiệp nào không quan tâm đến bảo vệ môi trường, chống biến ...

Trung Hiếu (theo The Boston Globe)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Xem nhiều

Đọc thêm

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động