2018 là năm đột phá về giáo dục nghề nghiệp

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường, sáng 5/6, ngay sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải đáp một số chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
2018 la nam dot pha ve giao duc nghe nghiep Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% có thể đạt được
2018 la nam dot pha ve giao duc nghe nghiep Đức hy vọng Tây Ban Nha sớm ổn định chính trị, sau khi chỉ định Thủ tướng mới

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là công tác giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng giáo viên đào tạo nghề.

2018 la nam dot pha ve giao duc nghe nghiep
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Hướng tới đào tạo nghề theo đặt hàng

Đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) nêu chất vấn trong báo cáo kinh tế-xã hội cũng như phát biểu của Bộ trưởng tại phiên thảo luận kinh tế xã hội sáng 26/5 đã đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn thấp. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp cần ưu tiên trong quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thời gian tới?

Về vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực hiện còn thấp, đây cũng là một trong những nguyên nhân để năng suất lao động thấp.

"Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thấp thể hiện qua việc chưa theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay, cơ cấu nông nghiệp đóng góp vào GDP là 15,34%; công nghiệp trên 33,34%. Trong khi đó, chuyển dịch lao động của chúng ta còn chậm, đến năm 2017 có 40,7% là lao động nông nghiệp. Đến hết tháng 4/2018, con số này là 38,6%. Lực lượng lao động nhiều như vậy nhưng đóng góp vào GDP chỉ là 15,34%", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Bộ trưởng cho rằng cơ cấu đào tạo hiện nay còn bất hợp lý. Quan trọng hơn, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng với kỹ năng và các điều kiện đảm bảo cho người lao động một môi trường làm việc có thu nhập, an toàn, mạng lưới an sinh. Thời gian tới, việc ưu tiên giáo dục nghề nghiệp là đặc biệt quan trọng. Giáo dục nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng lao động là quan trọng, đặc biệt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong giai đoạn hiện nay.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, năm 2018, giáo dục nghề nghiệp được chọn là khâu đột phá. Đây là một chủ trương đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, những vấn đề cần quan tâm là: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp; chuyển mạnh sang tự chủ, làm động lực phát triển giáo dục nghề nghiệp đúng với Nghị quyết Trung ương 6, Nghị quyết Trung ương 7 phù hợp với yêu cầu trong Đề án đổi mới và tái cơ cấu kinh tế mà Chính phủ đã phê chuẩn. Trong đó, chuyển hẳn sang hướng mới là kết nối doanh nghiệp; doanh nghiệp và nhà trường đồng hành.

Đây là chủ trương nhiều quốc gia đã thực hiện thành công, đặc biệt là những nước có nền giáo dục nghề nghiệp phát triển cao như Đức, Singapore, Nhật Bản... Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ thí điểm việc 10 trường liên kết với 15 Tập đoàn trong việc đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo gắn với thị trường, gắn với cung cầu, giải quyết điểm còn yếu của giáo dục nghề nghiệp thời gian qua.

Sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) về giải pháp sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết việc tập trung tổ chức sắp xếp tổ chức lại bộ máy giáo dục nghề nghiệp là vấn đề cần thiết. “Hiện nay còn 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đó 397 là trường cao đẳng với 307 trường công lập; 525 trường trung cấp với hầu hết là công lập; còn hơn 600 cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp huyện.”

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hai năm qua, Bộ đã phối hợp với các địa phương, sắp xếp một bước với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giảm 35 trường cao đẳng, 328 cơ sở giáo dục cấp huyện theo phương châm tích hợp "3 trong 1" và "2 trong 1," tức là ba trung tâm giáo dục dạy nghề, giáo dục thường xuyên, giáo dục tổng hợp sáp nhập làm 2 hoặc làm 1. Nhờ vậy, bước đầu bộ máy đã tinh gọn hơn, tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu.

Hiện, Bộ đang cùng với các địa phương rà soát để sắp xếp lại những trường không tuyển sinh được, những trường hoạt động không đáp ứng yêu cầu. Trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu sẽ giải thể. Cùng với đó, Bộ tổ chức lại các trường trung cấp theo phương pháp "1 trường 1 địa phương," nhất là những địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa chỉ cần một trường cao đẳng nghề nhưng trong trường cao đẳng đó có cả hệ trung cấp, hệ sơ cấp để đảm bảo vừa tinh gọn bộ máy lại hoạt động có hiệu quả.

2018 la nam dot pha ve giao duc nghe nghiep
Quang cảnh phiên thảo luận. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong phương án của Nghị quyết Trung ương 6 sẽ có ba giai đoạn, đến năm 2021 giảm 10% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, 10% biên chế và 10% đơn vị tự chủ; đến năm 2025 giảm 10% của năm 2021 và 2030 giảm 10% của năm 2025 nhưng quyết tâm của Bộ là đến năm 2021 sẽ đạt chỉ tiêu của năm 2030. Trong đó, không chỉ tập trung củng cố giảm số lượng mà còn nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Khẳng định con số tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2017 là 56,1% do đại biểu Đôn Tuấn Phong (An Giang) nêu không phải là con số hình thức, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết trong số 56,1% này chỉ có 22% là nhân lực đào tạo có chứng chỉ. Con số này tính cả người được truyền nghề, công nhân kỹ thuật đã có thời gian dài, thậm chí có trường hợp "bàn tay vàng" nhưng không được cấp chứng chỉ vì cách tính ngạch không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đầu tư vào đào tạo nghề

Việc kiểm soát chất lượng và hiệu quả đào tạo, vai trò và trách nhiệm của Bộ đối với việc kiểm tra, yêu cầu các cơ sở đào tạo tăng cường các hoạt động đầu tư, các yếu tố nguồn lực để làm nên chất lượng đào tạo. Đây là những chất vấn của đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) gửi đến Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Theo đại biểu, để đào tạo có chất lượng phải có nguồn lực, người dạy có chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các hoạt động thực hành. Đây là những giải pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề bao gồm nguồn lực, đội ngũ giảng viên cũng như việc đảm bảo cho người lao động, học sinh, sinh viên. Riêng về vấn đề tài chính nguồn lực cho cho giáo dục nghề nghiệp, hiện nay, Nhà nước đang đáp ứng 60%, còn 40% là ngân sách ngoài Nhà nước. Ngân sách này chiếm khoảng 8% so với tổng ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo.

Đối với đội ngũ giáo viên, hiện nay đã có chương trình chuẩn hóa giáo viên. Tiêu chí, tiêu chuẩn, chế độ chính sách với giáo viên đã được phê duyệt theo đúng quy định.

Để đảm bảo quyền lợi cho người học, theo Bộ trưởng, một mặt cần tăng số lượng nhưng quan trọng hơn là chất lượng và các điều kiện để đảm bảo cho người học khi ra trường có việc làm, có thu nhập. Quan trọng hơn là người học khi có nhu cầu học cao lên có thể học liên thông. Riêng về liên thông, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê chuẩn việc liên thông từ trung cấp, cao đẳng nghề lên các bậc tiếp theo.

2018 la nam dot pha ve giao duc nghe nghiep
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản

​Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản, ngày 1/6, tại Trụ sở Quốc hội Nhật Bản, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ...

2018 la nam dot pha ve giao duc nghe nghiep
Họp Quốc hội: Cho ý kiến về xử lý tài sản kê khai không trung thực

Chiều 31/5, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. 

2018 la nam dot pha ve giao duc nghe nghiep
Chủ tịch nước Hội kiến Thượng viện Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản, ngày 30/5, tại Trụ sở Quốc hội Nhật Bản, Chủ tịch nước Trần Đại ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động