TIN LIÊN QUAN | |
Nga chuyển gần 20 tên lửa siêu thanh tối tân tới bãi thử | |
Nga trang bị tên lửa dẫn đường mới cho trực thăng tấn công Mi-28NM |
Theo đó, Bộ Quốc phòng Nga sẽ phải giải quyết những nhiệm vụ ưu tiên trước mắt như: đưa vào sử dụng các loại vũ khí mới áp dụng công nghệ kỹ thuật số, nâng cao khả năng tác chiến hạt nhân chiến lược hay hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ quốc phòng đạt mức 67%.
Hạt nhân chiến lược
Tổng Tư lệnh Tối cao Lực lượng Vũ trang LB Nga - Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra các ưu tiên quốc phòng trong phiên họp mở rộng của Hội đồng Quốc phòng vào cuối 2018. Phát biểu về tên lửa đạn đạo xuyên lục siêu thanh cơ động mới, Tổng thống Putin cho biết: “Nga cần nhanh chóng chuyển sang sử dụng các loại vũ khí hiện đại có khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa. Bước tiếp theo là sản xuất và chuyển giao hàng loạt tổ hợp tên lửa tầm bắn toàn cầu Avangard cho quân đội”.
Nga đã phóng thử thành công tổ hợp tên lửa Avangard với đầu đạn siêu thanh. (Nguồn: TASS) |
Chuyên gia Dirk Zimper từ Trung tâm hàng không vũ trụ Đức nhận định: “Tổ hợp siêu thanh Avangard của Nga là “mối đe dọa hoàn toàn hiện thực” trong khi phương Tây hiện nay vẫn không có phương tiện hiệu quả nào để đối phó với hệ thống chiến đấu như vậy”. |
Cũng vào thời điểm này, Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa Avangard. Dưới sự giám sát của Tổng thống Putin, loại vũ khí tối tân này đã nhắm trúng mục tiêu có chủ đích tại bãi thử Kura ở Kamchatka (Nga).
Cuộc thử nghiệm cho thấy tên lửa Avangard đã đạt tốc độ lên tới 27 Mach, tương đương 27 lần vận tốc âm thanh. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa siêu thanh Avangard là hệ thống đầu tiên được trang bị khả năng cơ động linh hoạt và có thể đánh chặn mục tiêu có tốc độ 27 Mach. Hiện nay, tên lửa siêu thanh Avangard được mệnh danh là loại vũ khí “vô đối” của xứ Bạch Dương.
Sở hữu loại vũ khí tên lửa siêu thanh Avangard là sự kiện chính trong năm 2019 của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu tên lửa Avangard, tổ hợp vũ khí đợt đầu tiên của Nga sẽ được chuyển đến Dombarovsky thuộc tỉnh Orenburg, trong khi các tổ hợp tên lửa hiện đại Yars vẫn tiếp tục được triển khai cố định và di động. Tổng cộng, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã lên kế hoạch bố trí 31 bệ phóng cho các siêu tên lửa Yars và Avangard trong thời gian tới.
Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ tiếp nhận 4 máy bay ném bom chiến lược đời mới Tu-95MS. Được trang bị hệ thống điều khiển mới và có thể mang theo tên lửa hành trình X-101, máy bay ném bom Tu-95MS đã giúp Nga tiêu diệt thành công lực lượng khủng bố trong các cuộc không kích ở Syria.
Dự kiến, cuối năm 2019, Lực lượng Hải quân Nga sẽ tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo “Quận vương Vladimir” thuộc dự án 955A Borei. Các thông số cho biết, thiết kế của phần thân tàu đã được nâng cấp và giảm tiếng ồn so với các phiên bản trước, cho phép tàu ngầm Quận vương Vladimir mang tới 20 tên lửa liên lục địa Bulava.
Hải quân Nga đã đưa tàu ngầm hạt nhân Kazan vào hạm đội tàu ngầm tấn công của mình. (Nguồn: Defense News) |
Vũ khí thông thường mới
Bên cạnh hệ thống phòng thủ tên lửa và máy bay ném bom chiến lược mới, các lực lượng vũ trang Nga sẽ được cung cấp hơn 450 xe tăng bọc thép chiến đấu mới nhất. Theo đó, Bộ Quốc phòng Nga sẽ đón nhận các “tân binh” T-72B3M (phiên bản cải tiến của xe tăng T-72B3) và T-90M (phiên bản mới) được trang bị lớp giáp chống đạn dày hơn, động cơ mạnh hơn và đạn xuyên giáp mới. Ngoài ra, lực lượng mặt đất còn được tiếp nhận xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và xe bọc thép chở quân BTR-82A dùng để vận chuyển binh lính đến tiền tuyến.
Richard Weitz, Giám đốc Trung tâm phân tích chính trị quân sự Hudson (Mỹ) cho biết, “tổ hợp siêu thanh Avangard sẽ làm phức tạp mối quan hệ Nga-Mỹ trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Ở cấp độ chiến lược, hệ thống này sẽ không có tác động lớn đến học thuyết của Mỹ, vì sẽ không thay đổi số lượng lớn tên lửa đạn đạo chiến lược nhạy cảm của Nga và Mỹ.” |
Cùng với đó, xe tăng T-14 Armata sau khi hoàn thành các bài thử nghiệm cấp nhà nước sẽ đi vào biên chế. Bộ Quốc phòng Nga cũng đã ký hợp đồng với hãng Uralvagonzavod để có thêm 132 xe tăng T-14 và T-15 Armata. Theo hợp đồng, đơn hàng sẽ phải hoàn thành trước năm 2021.
Không chỉ vậy, quân đội Nga còn đón nhận hơn 1.850 xe tác chiến khác như xe bọc thép đặc chủng Typhoon-K và Typhoon-U, xe trinh sát phòng hóa RKhM-6 và RKhM-8. Đặc biệt, các đơn vị tình báo Nga được trang bị xe bọc thép Tiger-M điều khiển từ xa và nhận tín hiệu truyền về qua radar, trong khi hơn 60 trạm liên lạc vệ tinh hiện đại R-441LM và R-444NL sẽ phục vụ các đơn vị thông tin liên lạc.
Tư lệnh Quân chủng Phòng không Nga, Trung tướng Alexander Leonov, cho biết: “Việc tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội theo hệ thống và trang bị lại hoàn toàn các hệ thống phòng không hiện đại sẽ nâng cao khả năng chiến đấu của đơn vị phòng không lên đến 1,3 lần vào năm 2020”.
Lần đầu tiên quân đội Nga ra mắt hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Vityaz S-350. Tổ hợp tên lửa này có thể đánh chặn mục tiêu trong bán kính 60 km, ở độ cao 30 km. Đặc biệt, Vityaz S-350 được trang bị khả năng mang theo đạn đạo và đối phó tốt với các mục tiêu cơ động. Mỗi bệ phóng có tổ hợp này có thể phóng 12 tên lửa tầm xa.
Ngoài ra, 2 “rồng lửa” S-400 và 7 tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir cũng sẵn sàng tác chiến.
Trong năm 2019, Lực lượng Không quân Nga còn nhận thêm 100 máy bay và trực thăng, nâng mức hiện đại hóa trang thiết bị lên 65%, còn tỷ lệ này ở Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga là 81,8%. Đó là nhờ sự xuất hiện của các vũ khí tối tân như máy bay chiến đấu Su-35, Su-57 (thế hệ thứ năm), máy bay trực thăng tấn công Mi-28NM, trực thăng hạng nặng Mi-26T2V,...
Máy bay không người lái Orion vừa “trình làng” tại Diễn đàn quân sự Army 2018 sẽ chính thức phục vụ quân đội Nga trong năm 2019. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã khẳng định sự có mặt của UAV trinh sát - tấn công này trong năm nay.
Trong khi đó, việc Lực lượng Hải quân Nga đón nhận thêm 12 tàu chiến, 2 tàu ngầm và 12 tàu tiếp tế dự kiến nâng mức hiện đại hóa hải quân lên 64%.
Nổi bật sẽ là sự xuất hiện của 4 hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển lợi hại Bal và Bastion, với khả năng đối phó hiệu quả với tàu địch xâm phạm vùng biển. Các hạm đội Biển Đen và Thái Bình Dương có sự tham chiến của tàu Đô đốc Kasatonov, 4 tàu tên lửa trang bị tên lửa hành trình Calibre và Onyx, cùng với tàu chống ngầm Marshal Shaposhnikov.
“Đáng gờm” nhất trong biên chế của Lực lượng Hải quân Nga là tàu ngầm hạt nhân đa năng Kazan 885 với khả năng tiêu diệt nhiều loại tàu địch và các mục tiêu khác nhau như căn cứ hải quân, cảng biển,... Theo Tạp chí National Interest của Mỹ, Kazan chính là mối đe dọa lớn nhất đối với Hải quân Mỹ.
Mặc dù Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch triển khai vũ khí siêu thanh trước năm 2025 và đã đạt được những bước tiến nhất định trong quá trình phát triển hệ thống đánh chặn vũ khí siêu thanh, song Thiếu tướng Howard ‘Dallas’ Thompson, người từng giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ ở Ohio cho rằng Bộ Quốc phòng Mỹ cùng với các công ty vũ khí phải tích cực hợp tác hơn nữa để đối phó với những vũ khí tối tân của Nga và Trung Quốc. |
Nga: Hạm đội Biển Đen được tăng cường 13 tàu chiến trong năm nay Vừa qua, hãng TASS dẫn lời Phó Đô đốc Hạm đội Alexander Moiseyev cho biết, Hạm đội Biển Đen của Nga dự kiến sẽ biên ... |
Nga rót tiền mạnh để hiện đại hóa vũ khí cho quân đội Ngày 11/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, các máy bay không người lái đầu tiên tiến hành sứ mệnh trinh sát ... |
Đến lượt Saudi Arabia mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 của Nga Ngày 17/2, truyền thông địa phương đưa tin, Nga và Saudi Arabia đang đàm phán một hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng ... |