Uống trà sáng là thói quen của nhiều người. (Nguồn: Aboluowang) |
Văn hóa uống trà có lịch sử lâu đời, sâu rộng ở nhiều nước châu Á. Khi thưởng trà, bạn có thể cảm nhận mùi thơm, hương vị đồng thời tận hưởng sự thư thái tinh thần.
Trong một tách trà pha nước lọc có 2 calo, 7mg natri, 1g carbohydrate, không có đường, protein, chất béo. Các chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng được tìm thấy trong nhiều loại trà bao gồm flavonoid, catechin, polyphenol, kali, phốt pho, magie, đồng, kẽm, canxi.
Nồng độ caffeine trong trà thay đổi tùy theo loại bạn uống, nhưng nhìn chung trà có ít caffeine hơn cà phê. Một tách cà phê đen 240ml chứa 96mg caffeine. Mức caffeine ở trà đen là 47mg, trà xanh là 28mg. Các loại trà thảo dược phổ biến như gừng hoặc bạc hà không chứa caffeine.
Trà cũng có liên quan đến giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm các vấn đề về nhận thức, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường.
Tuy nhiên, khi uống loại nước này, bạn cần lưu ý tránh 3 thói quen không tốt cho sức khỏe dưới đây:
Uống trà khi bụng đói vào buổi sáng
Một số người có thói quen uống trà đặc khi thức dậy vào buổi sáng. Lúc này, dạ dày đang trống rỗng.
Trong một nghiên cứu của Giáo sư sinh hóa Chung S. Yang (Đại học Rutgers, Mỹ), mọi người có thể bị kích ứng dạ dày sau khi uống trà đặc lúc đói do các chất chống oxy hóa mạnh và polyphenol trong trà. Khi đó, bạn dễ bị ợ chua, đầy hơi, buồn nôn và các triệu chứng khác.
Vị giáo sư cũng đề cập đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản và dạ dày do uống trà quá nóng.
Bởi vậy, bạn không nên uống trà khi bụng đói vào buổi sáng. Bạn có thể chuẩn bị một số loại kẹo trái cây, bánh ngọt ăn kèm.
Vệ sinh ấm chén sai cách
Hầu hết các gia đình thường có sẵn bộ ấm chén tại nhà hoặc sử dụng cốc giữ nhiệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng vệ sinh thường xuyên và đúng cách các dụng cụ.
Theo Aboluowang, vết ố, cặn trà, vi sinh vật và các chất gây hại khác rất dễ đọng lại bên trong ấm chén. Nếu các đồ dùng trên để lâu không làm sạch, vi khuẩn sẽ phát triển và sinh sôi, gây hại cho sức khỏe của người uống trà.
Hơn nữa, các tạp chất này có thể ảnh hưởng đến mùi thơm và vị của trà.
Để trà quá lâu
Một số người thường pha một bình trà lớn để uống từ sáng tới tối. Thậm chí, họ tiếp tục cho thêm lá trà vào ấm cũ để uống vào ngày hôm sau. Thực tế, điều này rất có hại. Bạn không nên ngâm lá trà trong nước lâu. Nếu thời gian quá dài, các chất không tốt cho sức khỏe trong lá trà sẽ xâm nhập vào nước và đi vào cơ thể con người.
Cách bảo quản lá trà
Môi trường ẩm ướt sẽ khiến trà dễ bị nấm mốc, vi khuẩn dẫn đến giảm chất lượng. Vì vậy, việc chọn nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản trà rất quan trọng. Trà phải được bảo quản trong hộp kín để tránh không khí, độ ẩm và mùi hôi bên ngoài ảnh hưởng đến trà. Bạn có thể dùng lọ thủy tinh, lọ gốm hoặc túi kín để đựng trà.
| Những tác dụng của việc ngâm chân trong nước ấm và một số lưu ý giúp đạt hiệu quả tốt Người bị cao huyết áp, giãn tĩnh mạch, tiểu đường và nhiễm trùng da cần hết sức cẩn trọng nếu ngâm chân nước ấm để ... |
| Tác dụng giảm mỡ thừa của 6 loại trà lá truyền thống và cách dùng để đạt hiệu quả tốt Lá chè vằng, trà xanh hay lá vối là những loại nước uống rẻ tiền có tác dụng mát gan, thải độc, hỗ trợ giảm ... |
| 6 tác dụng quan trọng của việc thường xuyên tập luyện thể dục vào buổi sáng Tập luyện buổi sáng thúc đẩy tâm trạng, hỗ trợ ngủ ngon, giúp bạn đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn trong ngày và ... |
| Uống trà xanh hữu cơ mỗi sáng mang lại những lợi ích không thể ngờ tới Dù thích uống cà phê nhưng biên tập viên người Mỹ quyết định thử nghiệm uống trà xanh đều đặn một tuần. Cô ghi nhận ... |
| Tác dụng của dưa chuột, bạn đã biết? Dưa chuột hay còn gọi dưa leo là loại quả phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và chứa nhiều chất dinh dưỡng ... |